Tranh luận về ''bóc lột tư bản'' theo quan điểm của Mác Lenin?

  1. Triết học

Chả là ông Mác nói thằng tư bản bóc lột sức lao động công nhân để tạo thặng dư từ đó làm giàu (sức lao động là hàng hóa). Nhưng đó là trường hợp làm fulltime, tức là làm cả ngày cho nó.

Còn bây giờ tôi bảo thôi thuê anh công nhân làm theo sản phẩm cho tôi thôi, làm chừng nào tôi trả chừng đó. Như thế có gọi là bóc lột tư bản không? Và lúc này lao động hay sức lao động mới là hàng hóa?

Từ khóa: 

triết học

Nói cách dân dã là cách bác trả tiền lương theo sản phẩm cũng là 1 dạng bốc lột sức lao động. Người lao động để kiếm đủ tiền sinh sống, kiếm đủ bữa ăn thì họ phải bỏ sức ra lao động, lương như thế nào mới gọi là đủ?
Ví dụ: Công ty A 1 ngày trả công 100k/1 nhân công/12 tiếng, họ có thể sản xuất đc 10 sản phẩm. Công ty B trả công 10k/1sp được tạo ra, để đc 100k tiền công thì nhân công phải làm việc 12 tiếng. Không khác gì bên công ty A => A và B đều bóc lột sức lao động của người lao động.
Trả lời
Nói cách dân dã là cách bác trả tiền lương theo sản phẩm cũng là 1 dạng bốc lột sức lao động. Người lao động để kiếm đủ tiền sinh sống, kiếm đủ bữa ăn thì họ phải bỏ sức ra lao động, lương như thế nào mới gọi là đủ?
Ví dụ: Công ty A 1 ngày trả công 100k/1 nhân công/12 tiếng, họ có thể sản xuất đc 10 sản phẩm. Công ty B trả công 10k/1sp được tạo ra, để đc 100k tiền công thì nhân công phải làm việc 12 tiếng. Không khác gì bên công ty A => A và B đều bóc lột sức lao động của người lao động.

Cảm ơn bạn Tiến Lê. Nhưng xin lỗi vì mình không nghiên cứu Triết học, vậy nên mình xin làm khán giả nhé.

Cái nào cũng là bốc lột hết. Làm nhiều thì là bốc lột nhiều, làm ít thì là bốc lột ít, có làm là có bốc lột.

Bạn không cần quan tâm đến sức lao động và tiền công vì đó là 2 giá trị tương đối do chủ tư bản đề ra. Cái tuyệt đối ở đây là giá trị thặng dư, có giá trị phụ thuộc vào SLĐ và TC.

Ví dụ bạn làm 8 tiếng tạo ra khoảng 10 đồng, nhà tư bản chiếm đoạt 2 đồng và trả cho bạn 8 đồng. Bây giờ chuyển sang làm 4 tiếng và trả theo sản phẩm, nhà tư bản sẽ quy bài toán về "mức khoán của 8 tiếng là 80 sản phẩm (nếu ít hơn thì đuổi việc), vậy cứ 10 sản phẩm trả 1 đồng". Đó sẽ là mức lương bạn nhận được tính theo sản phẩm. Như vậy, trong cả 2 trường hợp, giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt không thể ít hơn 1 đồng/4 tiếng.

Hiểu nôm na là SLĐ thay đổi, TC thay đổi, nhưng TC/SLĐ không thay đổi. Và đương nhiên, cái mà nhà tư bản mua của bạn vẫn là sức lao động.

  1. Trước đây công nhân cũng chỉ làm với thời gian dài hơn 10-12 tiếng gì đấy thôi, chứ có phải nô lệ đâu mà làm full time cả ngày đêm thích gọi lúc nào thì gọi đâu bạn.
  2. Học thuyết giá trị thặng dư nôm na nó như này:
  • Ông chủ tư bản nắm trong tay tư liệu sản xuất (nhà xưởng, nguyên vật liệu...) và thuê công nhân sử dụng tư liệu sản xuất tạo ra sản phẩm. Hay nói cách khác là ông chủ tư bản mua sức lao động của công nhân - hàng hóa sức lao động.
  • Cái ông chủ tư bản bỏ ra là:
    • tư liệu sản xuất hao phí được chuyển hóa vào trong sản phẩm gọi là c nhé
    • tiền mua hàng hóa sức lao động của công nhân gọi là s nhé
  • Cái thu về là sản phẩm có giá trị v.
    • v > c + s
    • Phần dôi ra m = v - (c + s) gọi là giá trị thặng dư, và ông chủ tư bản giữ lại phần này
  • Gọi là bóc lột giá trị thặng dư vì thứ tạo ra gttd trên là lao động của công nhân, nhưng gttd trên ông chủ tư bản giữ cho bản thân mà ko trả cho công nhân.

3. Việc làm bao nhiêu thời gian ko phải là thứ quyết định có phải là bóc lột gttd hay ko. Thứ quyết định có hay ko là tương quan giữa "thời gian lao động tất yếu" - tương đương với tiền công mà công nhân được trả - với "thời gian lao động thực tế". Xu hướng của tư bản là tối ưu giá trị thặng dư nhận được, bằng một số cách như:

  • Kéo thời gian làm việc thực tế như bạn nói ở trên
  • Tăng cường độ lao động -> Giảm thời gian lao động tất yếu
  • Tăng năng suất lao động -> Giảm thời gian lao động tất yếu

4. Ở trên là theo học thuyết giá trị thặng dư trong kinh tế chính trị Marx. Nếu xét theo một số học thuyết kinh tế tbcn, giá trị sản phẩm "v" trong kinh tế thị trường được quyết định bởi quy luật cung cầu, giá trị sản phẩm thực tế hoàn toàn có thể rơi xuống thấp hơn giá đầu vào (c+s), ông chủ tư bản hoàn toàn có thể bị lỗ. Việc ko tính toán chi phí rủi ro này vào đầu vào ko hợp lý cho lắm. 

5. Ngoài ra, sau một thời gian, các nhà tư bản nhận ra rằng, phần lớn các sản phẩm tiêu dùng người mua cũng chính là đám công nhân đang làm việc sản xuất ra các sản phẩm đó. Việc bóc lột gttd dựa trên kéo dài thời gian làm việc ko những khiến cho công nhân ko kịp tái tạo sức lao động, ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng sản phẩm, công nhân bất mãn đấu tranh, đình công mà còn khiến cho công nhân ko có thời gian để tiêu thụ sản phẩm, giảm nhu cầu mua sắm, tiêu dùng -> cầu giảm. Việc giảm thời gian làm việc xuống 8h/ngày và 40h/tuần như hiện nay thực tế mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các ông chủ tư bản.

Ví dụ một nhà tư bản bỏ tiền ra đầu tư máy móc, thuê công nhân. Mỗi một giờ công nhân làm được 3$ thì họ sẽ nhận được 0,8$. Phần giá trị dư ra 2,2$ được nhà tư bản lấy để trả cho chi phí đầu vào, khấu hao máy móc, tái đầu tư vàtrả cho chính nhà tư bản. Cái thời điểm trước khi lí thuyết về xã hội chủ nghĩa ra đời thì công nhân bị bóc lột thậm tệ. Ngay trong lòng các nước tư bản hùng mạnh là Anh, Đức, Pháp đã có những tư tưởng xoá bỏ hệ thống tư bản. Thời đó tư bản trả lương cực kì rẻ mạt, chế độ phúc lợi cũng gần như không có, sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản khiến họ ép công nhân của mình làm nhiều hơn nhưng trả lương thấp hơn để giảm giá thành hàng hoá. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là lí thuyết XHCN ra đời, sau đó là Soviet ra đời với hàng loạt chính sách hỗ trợ người lao động, ngày làm 8 tiếng, tăng lương, chế độ phúc lợi tốt hơn. Chính vì sức ép đó nên tư bản Tây Âu cũng phải nhượng bộ người lao động. 
Tới thời điểm hiện tại thì tình trạng bóc lột không còn gay gắt nữa mà nó hướng tới sự hợp tác. Còn về chuyện thuê công nhân làm và trả theo sản phẩm thì không khác biệt gì, chỉ khác ở cách quy đổi từ làm theo giờ sang làm theo sản phẩm thôi, người lao động vẫn sẽ được trả lương thấp hơn giá trị mà họ làm ra. Cái giá trị dư ra đó chính là giá trị thặng dư. 
Nếu bạn đã học tử tế môn này sẽ rõ thôi.
https://cdn.noron.vn/2022/11/24/0331dcd202834536c7e87d72565c3be3-1669282704.jpg