Tranh luận trong học thuật thế nào cho đúng?
Dạo gần đây tôi vừa tiếp xúc với một trang cá nhân của một anh sống bên Mỹ. Anh ấy hay đưa ra những nhận định và nói thẳng luôn là ý kiến cá nhân trước khi vào bài viết của mình.
Những bài viết của anh ấy rất thẳng thắng, sẳn sàng chỉ ra lỗi sai của những tác giả, nhà nghiên cứu nổi tiếng của nước ta ví dụ như bác Đào Duy Anh (xin lỗi vì tôi không nhớ rõ học hàm/học vị của bác). Những lập luận rất chắc, lời lẽ đanh thép và chính bản thân tôi cũng thấy vậy.
Thế nhưng những cmt ở dưới ngoài đồng tình thì có một số cmt chỉ trích nhưng không phải chỉ trích kiến thức của anh ấy đúng hay sai mà chỉ trích cách anh ấy viết. Họ nói anh ấy nhỏ tuổi mà lớn giọng không coi ai ra gì, tự cao, không tôn trọng các nhà nghiên cứu. Trong khi những người phản bác lại lại không nói được anh ấy sai ở đâu, có nói sai này kia cũng không đưa ra được chứng cứ anh ấy đã nói sai mà chỉ cãi cùn bảo vệ những GS, TS mà ảnh chỉ ra lỗi sai.
Vậy mọi người có nghĩ rằng trong giới học thuật, tranh luận với nhau phải dựa trên tuổi tác để tranh luận hay không? phải dựa trên cấp bậc mà tranh luận hay không? Tôi thì theo quan điểm chẳng ai có thể đúng hoàn toàn cả, cho nên sai sót của ai cũng nên nói thẳng ra để mọi người cùng sửa chữa và rút kinh nghiệm. Một người sinh viên lên ý kiến bạn phản bác ngay rằng ý kiến đó sao đúng được với GS, TS kia vậy khi bạn sinh viên đó cũng trở thành GS, TS rồi thì bạn nghe ai?
tranh luận
,học thuật
,khoa học
,học tập
,phát triển trí tuệ
,khoa học
Mình thấy bài viết này khá thú vị, bạn có thể tham khảo nhé!
Trịnh Kiều Ly
Mình thấy bài viết này khá thú vị, bạn có thể tham khảo nhé!
[Infographic] Cách thức để chiến thắng cuộc tranh luận
www.noron.vn
Nam Cung Minh Hồng
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Đứng trên quan điểm khoa học thì không có chuyện phân định tuổi tác hay học vị. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là tranh luận sao cho văn minh,nêu ra quan điểm của mình dựa trên những căn cứ, luận điểm, bằng chứng chắc chắn cụ thể nhưng lưu ý không vì mình đem luận điểm mình ra mà "dìm" quan điểm người khác xuống, đặc biệt không công kích theo kiểu "tôi đúng tôi chứng minh,ông sai ông im lặng". Đó là tranh luận trực tiếp còn khi tranh luận bằng văn bản, trước khi đưa quan điểm của mình thì nên có những câu giới thiệu về tác giả và quan điểm của tác giả.Trong bài phản biện tránh công kích, xem thường tác giả. Người giỏi không phải là người dùng từ "đao to búa lớn" mà là người biết đối nhân xử thế sao cho hợp tình hợp lý mới là giỏi.
Trung Thanh Nguyen
Đúng là khi tranh luận thì không nên để bản thân bị ảnh hưởng bởi cấp bậc, địa vị của người khác. Một nhận định được đưa ra bởi 1 học sinh hay 1 giáo sư đều có giá trị ngang nhau. Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta lại dễ dàng chấp nhận ý kiến của người cấp bậc cao hơn mình, ít nghe ý kiến bạn bè và hay chối bỏ (tệ hơn là coi thường) ý kiến người ít kinh nghiệm, nhỏ tuổi hơn cho dù trong thâm tâm biết ý của người đó đúng.......
Tuy nói là không nên quá để ý tới vấn đề cấp bậc nhưng khi phản bác ai đó, hãy tôn trọng đối phương và đừng quá thẳng, cho rằng mình đúng 100%, họ sai .. Cùng một ý nghĩ có thể diễn tả theo nhiều cách khác nhau. Hãy chọn cách diễn đạt nào tốt nhất để thay đổi suy nghĩ đối phương mà không động vào lòng tự trọng của họ, không phải chỉ ra rằng "anh sai rồi, tôi mới đúng". Càng chỉ trích người khác, họ sẽ càng cố tìm lí lẽ để phản bác ngược lại.
Đình Diệp
Tranh luận đúng thì phải đưa ra được luận điểm, luận cứ, dẫn chứng, số liệu chính xác, có nguồn dẫn uy tín để chứng minh cho quan điểm của mình. Tranh luận rất khác với công kích cá nhân, nhiều người thì lại không phân biệt được. Mình không rõ anh bạn mà bạn nói tới là ai, cũng như không đọc được giọng điệu mà anh ta sử dụng trong bài viết của mình như thế nào nên không thể nói rằng anh ta có đang thể hiện sự hỗn láo hay không. Nhưng nếu về tranh luận đúng sai, bỏ qua yếu tố trên dưới tuổi tác, thì có vẻ anh ta vẫn đang đúng.
Về mặt tuổi tác thì người Việt Nam nhiều khi đã quen với suy nghĩ rằng chỉ ra lỗi sai của người lớn, của bậc cha chú, tiền bối là hỗn láo. Rõ nhất là trên ghế nhà trường, bạn thử chỉ ra lỗi sai của cô giáo bạn xem, có bị phê ngay vào sổ là vô lễ với giáo viên không. :)) Vậy nên đến giờ nhiều người vẫn có tư tưởng kiểu đấy là dễ hiểu.
Nguyễn Quang Vinh
Vấn đề bài viết thì có thể cách nói gây phản ứng. Vả lại ko thể phản biện ko đồng nghĩa với ý kiến đó là đúng. Vì vậy, khi phản biện người khác nên dẫn dắt để người khác đọc có thể hiểu được cũng như phải tạo khoảng hở để người bị phản biện có thể lý giải vì nói cho ngay, người đưa ra ý kiến là người hiểu rõ nó nhất, ko thể áp đặt cái ý kiến mình ko nắm rõ bằng ng ta rồi bảo ng ta sai. Còn việc lớn nhỏ ko quan trọng lắm, ông thầy dạy văn sao giỏi toán bằng đứa học trò chuyên toán. Nhưng người nhỏ thì nên có lời lẽ phải chăng, đừng quá khẳng định sẽ trở thành phiến diện. Nói chung, người ko nghiên cứu thì khó có thể cãi được người nghiên cứu, còn người nghiên cứu thì lại càng khó bì được với chuyên gia. Thôi thì cứ xem như đó là một bài viết hay để đọc, ko nên bị cuốn vào những cuộc chiến vô bổ dưới còm-men.
Còn về câu hỏi của bạn. Mình nghĩ rằng như sau:
- Tranh luận có dựa vào tuổi tác?
+ Mình nghĩ ko quan trọng. Nhưng thường thì tuổi tác, học vị sẽ đi kèm ko chỉ kiến thức mà còn kinh nghiệm nhiều hơn. Vì vậy, người nhỏ hơn cần khiêm nhường hơn, tôn trọng không chỉ người lớn hơn mà cần tôn trọng cả ý tưởng. Ko nên có các hành động bác bỏ ngay mà nên từ tốn giải thích. Chưa ra chứng cứ xác đáng, người đối diện sẽ tự hiểu đúng sai thôi.
Trong tranh luận, yếu tố xây dựng là yếu tố hàng đầu. Hãy nhớ cho kỹ rằng người này đúng ko có nghĩa người kia là sai. Mỗi một ý kiến là một khía cạnh của vấn đề. Một vấn đề như Mặt Trời, chiếu sáng xuống vạn vật. Hoa hồng phản chiếu ánh sáng đỏ, hoa cúc phản chiếu ánh vàng. Ta tranh cãi một vấn đề cũng như hoa hồng và hoa cúc cãi nhau về ánh sáng mặt trời có màu gì vậy. Hoa hồng thì cứ xem ánh sáng mặt trời màu đỏ mà cúc thì cứ khăng khăng màu vàng, mà đâu biết rằng đó chỉ là hai trong vô vàn màu sắc của ánh sáng vậy.