[TRANH LUẬN] Thành công không nhờ gia đình, trào lưu phông bạt hay ảo tưởng bản thân?
TikTok với trào lưu Rich Kid khoe thành công sớm để chứng tỏ bản thân có thể làm giàu bằng con đường "Nỗ lực tự thân" không còn quá xa lạ. Đặc điểm các bạn trẻ này là đang cố gắng phủ định vai trò của gia đình, hoặc hạn chế tối đa giá trị của gia đình khi nói về con đường thành công của mình.
Không thể phủ nhận được sự cố gắng mà những bạn đó đã đạt được khi còn rất trẻ.
Nhưng việc cố tình loại bỏ các lợi thế sẵn có để nâng tầm bản thân thì đó là 1 sự ảo tưởng không nên có ?
Quan điểm mọi người thế nào về vấn đề này:
--------------------------------
Để cho cuộc tranh luận thêm sôi nổi, mình sẽ có 2 giải thưởng đối với:
Câu trả lời có nhiều cảm ơn nhất: 100 coin
Câu trả lời có nhiều cảm ơn thứ 2: 70 coin
Kết quả sẽ được công bố sau một tuần. Hi vọng mọi người sẽ để lại quan điểm hay ho dưới góc nhìn của mình.
Dung Bui Phuonh
Long PT
Không thể phủ nhận ngậm thìa vàng có nhiều ưu thế hơn ngậm thìa đất.
Thế giới quan tốt hơn, nhân sinh quan tốt hơn.
Thế giới quan là cách nhìn về thế giới, tâm bao nhiêu, tầm bấy nhiêu. Rickid hiển nhiên có nhiều cơ hội và điều kiện để nhìn nhận thế giới hơn, bẩm sinh họ đã sống bên cạnh những người thành công, cha mẹ họ đã phải là top notch rồi, gần đèn thì sáng, họ có cơ hội có thế giới quan rất tốt từ khi còn rất trẻ.
Nhân sinh quan tốt hơn, nhân sinh quan là khả năng tiếp xúc xã hội. Rickid hiển nhiên có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người hơn, sự giàu có giải phóng họ khỏi nhiều thứ giới hạn người khác như áp lực kiếm sống, thời gian...
Tâm bao lớn, tầm bao lớn thì mục tiêu cũng bao lớn, đối thủ cũng bấy nhiêu lớn.
Mục tiêu nghỉ hưu của tôi chỉ là tầm vài triệu đô, còn của sếp tôi thì chắc phải vài tỷ, và của con cái sếp tôi cỡ phải vài chục tỷ đô =)). Hiển nhiên nhìn từ góc độ con người, kiếm vài triệu đô dễ hơn kiếm vài chục tỷ, nhưng giả sử tôi từ số 0, thì vài triệu đô của tôi là hàng triệu lần tài sản, sếp tôi có vài triệu đô, còn con trai sếp tôi có cả tỷ rồi, thế thì họ chỉ cần phải đi vài chục lần thôi, so với họ, độ khó ước mơ của tôi gấp ít nhất vài ngàn lần!!!
Không có vị "Thái tổ" nào không xách gươm dựng cơ đồ từ đất bằng.
Tại sao?
Vì cơ nghiệp trăm năm không dựng lên bởi thế giới quan, nhân sinh quan, mà phụ thuộc vào rất nhiều trải nghiệm.
Tào Tháo có tất cả mọi thứ, 30 tuổi vì 1 lần hành thích Đổng Trác thành tội phạm truy nã cả nước, một lần nữa về báo nhà có mọi thứ, nhưng lại vì truy đuổi Đổng Trác mất tất cả ngoài thành Lạc Dương. Sự thật, sau trận Lạc Dương, các chư hầu ai cũng giàu có hùng mạnh, chỉ có Tào Tháo chẳng còn gì, quân mất, tướng mất, lại chẳng còn lương thực. 10 năm Hà Đông, 10 năm Hà Tây, 10 năm sau đó ai biết các chư hầu khác ở đâu?
Người làm việc càng lớn thì thứ quyết định nhiều khi chẳng phải nhân sinh quan, thế giới quan, vì những thứ đó ở tuổi 20 chúng ta không có được thì 30 tuổi chúng ta sẽ có, thứ người làm việc lớn là sự bền bỉ kiên trì và kiên định. Sự bền bỉ kiên trì ấy chỉ được tạo ra sau những thử thách thường xuyên vô tận mà thôi.
Như Lê Lợi, ngài khởi binh bao lần thất bại?
Như Hồ Chí Minh, 50 tuổi mới về nước!
Như Lưu Bị, bao nhiêu lần mất nhà mất cửa rồi?
Như Thành Cát Tư Hãn, 40 tuổi mới thống nhất Mông Cổ, nhưng trong 40 năm đó, bao nhiêu lần ông bị số phận tước đi tất cả rồi? Từ người vợ mới cưới bị kẻ thù bắt mất, bạn thân nhất phản bội, cha nuôi phản bội, đến con trai cả còn không biết có phải con của mình hay không. Nửa đời trước của ông là thử thách, nửa đời sau là lịch sử vĩ đại mà có lẽ chỉ một số rất ít nam nhân làm được như ông.
Hay như Thomas Edison, trong 10000 lần thử nghiệm dây tóc bóng đèn, 9999 lần là thất bại hoặc chưa thành công!
Có 1 cái triết lý rất hay thế này.
Trước 30 tuổi, gia đình có thể cho ta rất nhiều thứ, cha mẹ có thể sửa mọi lỗi lầm của ta.
Sau 30 tuổi, thứ quyết định là cách ta đã số 30 năm trước đó như thế nào, nhưng ta có thể sửa lỗi.
Sau 40 tuổi, ta quyết định chính ta, hiện tại, tương lai, quá khứ.
Vì vậy nếu bạn thành công trước 30, chúc mừng bạn.
Câu hỏi là con tàu mới luôn đẹp và chắc chắn, nhưng sau giông bão, sau chuyến đi biển đầu tiên, sự bền bỉ của nó mới thể hiện.
Vì vậy Havard mới thống kê rằng độ tuổi khởi nghiệp tốt nhất là 51 chứ không phải 21. Và phần lớn người lãnh đạo thế giới này là các ông già trai sạn thất bại chứ không phải các chàng trai tuổi teen.
Nhưng Tự cổ anh hùng xuất thiếu niên, Đừng khinh thiếu niên nghèo.
Rickid có tất cả tựa như Ronaldinho, thiên tài bóng đá với đôi chân ma thuật vĩ đại.
Thiếu niên nghèo Lionel Messi, bị dị tật từ nhỏ, phải nhờ chữa bệnh và sự tập luyện bền bỉ mới trở nên vĩ đại.
Thiếu niên nghèo Cristano Ronaldo, từ làng chài nhỏ bé, cậu bé bảnh chọe đến một ngôi sao vĩ đại nhất nhìn thế giới.
Sự vĩ đại của họ, đều không đến quá nhiều từ xuất thân, hoặc khi họ đủ lớn rồi, không ai hỏi xuất thân của họ nữa.
Tựa như người Viking có 1 câu chuyện rất hay, đó là các cậu bé đều muốn không mang tên của bố nữa. Các con trai của Ragnar không muốn được gọi là Ragnarson, họ muốn tên của họ sẽ được truyền cho con của mình, như Bjorson, người khai sinh vương triều Munso...
Nói chung là làm gì thì cũng tốt cả, thế gian đủ lớn cho mọi kẻ điên khùng mơ mộng, cứ mơ, cứ sống hết mình, và chết đi vì nó bạn ạ. Thìa nào rồi thì khi lâm trân cũng sẽ có cái thìa các tốt hơn thôi, nên kẻ giỏi dùng binh không sợ địch mạnh bao nhiêu, chỉ sợ ta không có lòng tranh đấu thôi. Binh quý hồ tinh bất quý hồ đa!
Như Quỳnh
Bàn về vấn đề gia cảnh giàu nghèo nè, thay vì ghen tị, so sánh với người có gia tộc chống lưng còn mình chả có gì thì hãy nghĩ làm sao mình thành công để vực dậy cả gia tộc, để con cháu mình được hưởng những thành quả. Cuộc chiến tiền tài không bắt đầu từ thế hệ chúng ta mà nó bắt nguồn từ hàng trăm hàng ngàn năm trước rồi.khi mà các cụ nhà người ta tìm cách buôn bán làm ăn, xây dựng gia sản thì các cụ nhà mình chỉ làm nông, hay tri thức hơn thì bốc thuốc, dạy học. Khi mà bố mẹ người ta đánh cược toàn bộ gia tài để đi lập nghiệp, nhảy ra khỏi vùng an toàn thì bố mẹ ta vẫn làm công ăn lương, sống cuộc đời bình thường, an ổn. Thế nên mình nghĩ sinh ra trong một gia đình giàu có là sự may mắn và là bàn đạp cực kì tốt mà không phải ai cũng có được, còn nếu ko may mắn sinh ra ở hoàn cảnh kém hơn thì phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa thôi. Đừng so sánh với người khác mà hãy so sánh với mình ngày hôm qua.
Nếu bạn để ý thì trong một nhóm con nhà giàu sẽ luôn có 2 loại: cực kì thông minh và không thông minh thậm chí còn ngu dốt. Vì sao lại có 2 thái cực rõ ràng như này? Những đứa trẻ hầu hết lấy trí thông minh từ người mẹ. Thế nên những gia đình giàu có gia giáo lâu đời rất trọng môn đăng hậu đối ( không phải chỉ ngang hàng về tiền tài mà còn về cả tri thức), một người mẹ thông minh sẽ đẻ và nuôi dạy những đứa trẻ xuất sắc. Còn ngược lại, những trọc phú, mới giàu sẽ thích vợ đẹp. Mà đẹp thì chưa chắc thông minh và bạn biết kết quả sẽ như nào rồi đấy. Sự thông minh thật sự phần lớn phụ thuộc vào bộ gen di truyền do tổ tiên để lại, nhưng để thành công hơn tất nhiên phải phụ thuộc sự nỗ lực của bản thân.
Mình không phải người hay cmt dạo và viết lách nên câu cú có thể chưa hay. Mong có thể trao đổi một cách lịch sự với mọi người!
Nguyễn Hữu Hoài
Đạt được một mục tiêu nào đó thì được xem là thành công. Tiền bạc, danh vọng chỉ là một trong số những mục tiêu mà con người đặt ra (có thể nói đa số cho rằng thành công tức là giàu có, kiếm được nhiều tiền).
Về cái gọi là "nỗ lực tự thân" và "cố tình loại bỏ các lợi thế sẵn có" mình có một vài nghi vấn:
Thật là vô cùng nể phụ nếu họ cố ý loại bỏ những lợi thế mà vẫn thành công. Tuy nhiên mình thấy có những lợi thế sẵn có của họ không phải muốn bỏ là bỏ được.
Nguyenphuhoang Nam
Mình nghĩ đó là một dạng nhu cầu chứng tỏ bản thân ở độ tuổi mới lớn. Khi đạt được thành tựu tự thân thì ai cũng có quyền tự hào và cảm thấy tự tin hơn.
Nhưng đó không hẳn là thành công bền vững. Vì người kiên định với niềm tin rằng bản thân có thể đơn độc thành công là những người rất khó có thể gìn giữ thành công ấy. Mình cho rằng người thành công (và hạnh phúc) trong đời là người biết vì mọi người và vì thế nên mọi người vì họ.
Có lẽ trào lưu "không gia đình" này khởi nguồn từ việc không ít bạn đã phải sinh ra và lớn lên dưới áp lực so sánh, kì vọng của cha mẹ, sự so bì của bạn bè đồng trang lứa và hoài nghi từ những người xung quanh. Nên các bạn ấy mới mong muốn chứng tỏ năng lực bằng mọi giá như vậy.
Khi người ta giàu có lên về vật chất nhưng lại thiếu thốn về tinh thần, thì mình nghĩ sâu thẳm vẫn là sự trống rỗng, lạc lõng và đặc biệt là mất kết nối với những người thân xung quanh.
Mỹ Duyên
Em biết xuất thân của mỗi người là không giống nhau nên sự nỗ lực của từng người từ đó cũng khác nhau. Nhà em thì cũng không phải khó khăn, kiểu đủ ăn đủ tiêu rồi. Nma em sẽ cố gắng để sau này con em nó sẽ xuất phát ở 1 lợi thế tốt hơn trc đây em từng xuất phát😗. Kiểu như có điều kiện mua đồ này đồ kia cho học tập, cho mục đích giải trí, ăn mặc mà không cần nhìn giá tiền nữa. Chứ em nói thật chứ nhìn bố mẹ làm việc vất vả để lo cho cuộc sống gia đình, để em được đi học cho bằng bạn bằng bè nên em chẳng dám mua đồ mà không cần nhìn giá đâu ạ. Mua cái gì cũng phải đắn đo có thật sự là cần thiết hay không mới dám mua. Có thể nhiều người cho là em chi li tính toán, oke em chấp nhận và thừa nhận là em chi li tính toán đấy. Em nói thật chứ nếu mà nhà em có điều kiện hơn( kiểu gđinh không có gì ngoài TIỀN ý) thì em sẵn sàng mời các bạn đi ăn đi chơi, tặng quà các bạn những món đồ đắt tiền.
Cuộc sống này vốn chẳng công bằng với tất cả nên là phải cố để mà con cháu mình sau này nó đỡ phải chịu sự bất công như mình thoi😚. Bây giờ mình phải cố để sau này con cháu mình nó được thoải mái mua đồ mà không cần đắn đo nhìn giá, được thoải mái mua tặng người thân những món quà mà không cần phải lo lắng về giá thành của chúng😌
Nói chung là nếu xuất thân bthg không có lợi thế như ngta thì phải cố gắng hơn ngta thôi các bác nhỉ. Cuộc sống không công bằng đâu, mình phải tự tạo sự công bằng cho mình bằng sự nỗ lực của mình thôi ạ❤️
Nguyen Tuan
Tinyant
Với tầm nhận thức của mình, thì định nghĩa thành công mỗi người là khác nhau.
Lấy quy chuẩn bài đăng của tác giả, thành công là việc có nhiều tiền, nhiều tài sản.
Thì mình chọn vế, thành công là ảo tưởng về bản thân :)))))
Mình cho rằng bạn thành công là do phước báu từ nhiều kiếp, nhờ có phước báu đó, mà có người sinh ra lành lặn, người không; người sinh ra đủ ăn đủ mặc, người thì chạy lo từng bữa; cũng có người sinh ra đã thừa hưởng tài sản xài nhiều đời, nhận nền giáo dục tốt nhất.
Mà một khi bạn đã có phước từ nhiều kiếp, thì bạn làm gì cũng thuận lợi, đầu tư gì cũng có lãi, bởi vì kiếp này đã định bạn thuận lợi hơn người. Còn nếu bạn đã định là một người ít phước, bạn có trúng vé số vài trăm tỷ cũng không đủ phước để giữ.
Nên biết mình may mắn hơn người, chứ nỗ lực của bản thân chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.
Nói vậy, đừng đề cao cái tôi mà luôn tích cực duy trì và tạo thêm nhiều phước để cái sung túc đó trường tồn.
PhuongPG
Phú Lê Văn
Cái phong trào này mình xin CHÊ.