[Tranh luận] Sinh viên mới ra trường nên nhảy việc liên tục để tìm được công việc ưng ý hay bắt đầu một công việc bất kỳ đi lên từ những khó khăn?
Thời gian này mình muốn tạo 1 series TRANH LUẬN trên Noron để được lắng nghe từ nhiều góc nhìn của các bạn.
Chủ đề số 1 là ''Ra trường nên nhảy việc liên tục để tìm được công việc ưng ý hay bắt đầu một công việc bất kỳ, từ những khó khăn đầu tiên?''. Mọi người cùng thể hiện quan điểm của mình bên dưới nhé. Rất mong nhận được nhiều câu trả lời chất lượng từ các bạn.
hướng nghiệp
,phong cách sống
Khái niệm công việc "ưng ý" có lẽ sẽ tùy thuộc vào mỗi người. Em tin là sự hiểu biết về bản thân, chuyên ngành, cũng như thị trường lao động sẽ giúp mình định nghĩ rõ hơn điều mình thật sự muốn là gì, và điều gì thật sự hợp lý.
Em hiểu câu hỏi của chị là giữa nhảy việc liên tục, hay là gắn bó với một công việc lâu dài khi mới ra trường. Vì em tin là khó khăn thì ở đâu cũng có. Nhảy việc thì có vẻ không được ổn định về tài chính và mất nhiều thời gian trung chuyển, còn gắn bó công việc thì có vẻ khó để tìm được một tổ chức tốt và mình đủ kiên trì để ở lại.
Lựa chọn giữa hai điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng và nhu cầu của mỗi người, nên em không thể đưa ra một câu trả lời tuyệt đối được. Nhưng em nghĩ là nên gắn bó lâu dài nếu tìm được một tổ chức phù hợp về quyền lợi lẫn yêu cầu công việc của mình. Làm việc lâu ở trong một công ty không chỉ là cống hiến, mà còn là xây dựng mối quan hệ, và chứng kiến, học hỏi sự phát triển của tổ chức ấy. Ở góc độ tuyển dụng, em cũng được nghe là ứng viên có thời gian làm việc lâu tại một nơi sẽ được đánh giá là "trung thành hơn".
Nhảy việc cũng là một lựa chọn tốt, nếu chưa tìm được nơi phù hợp với mình. Em nghĩ là rất khó để lựa chọn đúng công ty ngay từ lần đầu tiên, đặc biệt trong trường hợp sinh viên chưa có nhiều trải nghiệm. Thù lao không hợp lý, không nhìn thấy sự phát triển của bản thân, môi trường không lành mạnh,... thì nhảy việc là một quyết định tuyệt vời. Cũng có nhiều trường hợp nhảy việc vì đãi ngộ tốt hơn, thì một thiệt thòi ở đây là họ có thể không được tin tưởng và giao cho những công việc cốt cán vì sợ sẽ rời đi sớm.
Nếu chỉ bàn đến lộ trình công việc, thì em thấy cả hai lựa chọn đều có những hạn chế. Gắn bó với một công ty ngay khi mới ra trường có thể không mang lại cho mình nhiều trải nghiệm và góc nhìn về thị trường lao động; ngược lại, nhảy việc nhiều có thể dẫn đến sự thiếu kĩ năng chuyên môn để thăng tiến tốt hơn.
Thế nên, em nghĩ phát triển theo mô hình chữ T (từ rộng đến sâu) sẽ là một gợi ý hay: tham gia nhiều tổ chức để có nhiều trải nghiệm và kĩ năng ở nhiều mảng, rồi gắn bó với một tổ chức phù hợp để mình phát triển chuyên sâu hơn. Trên lý thuyết thì là vậy, nhưng mình hoàn toàn có thể rút gọn quá trình này. Em thấy nhảy việc trong thời gian học Đại học cũng cho mình nhiều trải nghiệm, đặc biệt khi chưa có nhiều kiến thức sâu; và sẽ là một bước đệm tốt để tới khi ra trường có nhiều kĩ năng "sơ cua" cộng thêm chuyên ngành đã được bồi dưỡng kĩ.
** Em thích những chia sẻ của chị cực. Em thường xuyên đọc dù bản thân ghét kinh tế :) Vì chị có một sự tuyến tính và khoa học trong suy nghĩ lắm.
Ngọc Mai
Khái niệm công việc "ưng ý" có lẽ sẽ tùy thuộc vào mỗi người. Em tin là sự hiểu biết về bản thân, chuyên ngành, cũng như thị trường lao động sẽ giúp mình định nghĩ rõ hơn điều mình thật sự muốn là gì, và điều gì thật sự hợp lý.
Em hiểu câu hỏi của chị là giữa nhảy việc liên tục, hay là gắn bó với một công việc lâu dài khi mới ra trường. Vì em tin là khó khăn thì ở đâu cũng có. Nhảy việc thì có vẻ không được ổn định về tài chính và mất nhiều thời gian trung chuyển, còn gắn bó công việc thì có vẻ khó để tìm được một tổ chức tốt và mình đủ kiên trì để ở lại.
Lựa chọn giữa hai điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng và nhu cầu của mỗi người, nên em không thể đưa ra một câu trả lời tuyệt đối được. Nhưng em nghĩ là nên gắn bó lâu dài nếu tìm được một tổ chức phù hợp về quyền lợi lẫn yêu cầu công việc của mình. Làm việc lâu ở trong một công ty không chỉ là cống hiến, mà còn là xây dựng mối quan hệ, và chứng kiến, học hỏi sự phát triển của tổ chức ấy. Ở góc độ tuyển dụng, em cũng được nghe là ứng viên có thời gian làm việc lâu tại một nơi sẽ được đánh giá là "trung thành hơn".
Nhảy việc cũng là một lựa chọn tốt, nếu chưa tìm được nơi phù hợp với mình. Em nghĩ là rất khó để lựa chọn đúng công ty ngay từ lần đầu tiên, đặc biệt trong trường hợp sinh viên chưa có nhiều trải nghiệm. Thù lao không hợp lý, không nhìn thấy sự phát triển của bản thân, môi trường không lành mạnh,... thì nhảy việc là một quyết định tuyệt vời. Cũng có nhiều trường hợp nhảy việc vì đãi ngộ tốt hơn, thì một thiệt thòi ở đây là họ có thể không được tin tưởng và giao cho những công việc cốt cán vì sợ sẽ rời đi sớm.
Nếu chỉ bàn đến lộ trình công việc, thì em thấy cả hai lựa chọn đều có những hạn chế. Gắn bó với một công ty ngay khi mới ra trường có thể không mang lại cho mình nhiều trải nghiệm và góc nhìn về thị trường lao động; ngược lại, nhảy việc nhiều có thể dẫn đến sự thiếu kĩ năng chuyên môn để thăng tiến tốt hơn.
Thế nên, em nghĩ phát triển theo mô hình chữ T (từ rộng đến sâu) sẽ là một gợi ý hay: tham gia nhiều tổ chức để có nhiều trải nghiệm và kĩ năng ở nhiều mảng, rồi gắn bó với một tổ chức phù hợp để mình phát triển chuyên sâu hơn. Trên lý thuyết thì là vậy, nhưng mình hoàn toàn có thể rút gọn quá trình này. Em thấy nhảy việc trong thời gian học Đại học cũng cho mình nhiều trải nghiệm, đặc biệt khi chưa có nhiều kiến thức sâu; và sẽ là một bước đệm tốt để tới khi ra trường có nhiều kĩ năng "sơ cua" cộng thêm chuyên ngành đã được bồi dưỡng kĩ.
** Em thích những chia sẻ của chị cực. Em thường xuyên đọc dù bản thân ghét kinh tế :) Vì chị có một sự tuyến tính và khoa học trong suy nghĩ lắm.
Châu Anh
Mình mới ra trường đi làm chưa lâu nhưng mình đi làm ngay từ khi còn đang học. Bản thân mình nhận ra rằng mọi thứ đều phải nỗ lực và kiên nhẫn. Bạn có thể làm công việc mà bạn yêu thích nhưng bạn phải kiên nhẫn và vượt qua được khó khăn ban đầu để lấy kinh nghiệm đã. Trong tay chưa có gì ngoài tấm bằng thì có thể đòi hỏi gì chứ? Công việc nhiều khi khó khăn không đơn thuần là bốc vác, nó còn có muôn vàn khó khăn khác cần phải vượt qua. Vậy nên thời gian đầu cần kiên nhẫn và nỗ lực thật nhiều trước để lấy kinh nghiệm sau đó mình nghĩ sẽ có nhiều cơ hội hơn, dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm công việc mới phù hợp với bản thân.
Vàng Vui Vẻ Vênh Váo Vừa Vừa Vội Vã Vẩn Vơ
Mới ra trường sẽ có các kiểu sau:
1. Đã có nơi có chốn do gia đình thu xếp
2. Chưa biết mình thích gì
3. Biết mình thích gì nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu
Câu hỏi này chắc dành cho nhóm (2), (3). Mình nghĩ với nhóm (2) thì nên trải nghiệm liên tục xem sở trường, sở đoản bản thân là gì, nhảy việc cũng không sao còn hơn là ngồi bó gối một chỗ than vãn. Nhóm (3) thì tập trung vào thứ mình thích, bắt đầu từ cái nhỏ nhất làm lụng chăm chỉ vào thì sẽ dần dần ra kết quả, mỗi ngày một nắm đất thì ngàn ngày ra ngọn núi.
True Linh
Nhớ lại ngày đầu tiên bắt đầu đi làm sau khi ra trường háo hức lắm, sẽ được gặp đồng nghiệp mới, công việc mới, cái gì cũng mới, nhưng đến nơi làm việc rồi thì mới biết nó không như mình tưởng tượng. Tưởng đâu làm kế toán sẽ được ngồi văn phòng định khoản nghiệp vụ, rồi làm sổ sách, áp dụng kiến thức những gì mình được học 4 năm trong trường.
Ai ngờ nào là bốc vác giấy ra cho xe chở đi, nào là khiêng vác giấy, ghi chép sai là bị mắng lên xuống, nghĩ chắc ngày đầu phải vào kho làm quen trước nên thế, chắc mấy ngày sau không phải đi bốc vác như vậy nữa, nhưng ngày nào cũng lặp lại công việc đấy, cố bám trụ được 1 tuần rồi xin nghỉ vì mình là con gái mà làm công việc đấy thì không thể trụ nổi.
Lại bắt đầu đi xin việc lại từ đầu, nộp hồ sơ cả chục công ty nhưng nhìn vào cái CV chưa có kinh nghiệm thì rất ít nhà tuyển dụng quan tâm, có công ty tới phỏng vấn xong thì bảo về đợi rồi cũng chẳng thấy liên lạc lại, có công ty thì gọi đến phỏng vấn lại bảo xin lỗi công ty đang cần tuyển người có kinh nghiệm, có công ty phỏng vấn qua vòng 1, hẹn ngày phỏng vấn vòng 2 thì không thấy đâu, gọi lại thì bảo tìm được người phù hợp hơn.
Cứ thế 1 tháng trôi qua vẫn chưa xin được việc, mình bắt đầu thấy nản, lên mạng tìm việc làm thì chỗ nào cũng thấy tuyển telesales nên mình quyết định đi làm thử. Mình không bảo là nghề này như thế này như thế kia, nhưng telesales không phải là đam mê của mình. Do mình là 1 người hơi hướng nội nên có vẻ như nghề này không hợp. Làm được 5 tháng mình đã xin nghỉ và quyết định bắt đầu lại từ đầu với ngành mình đã học. Gần 1 tháng ở nhà rồi mình cũng đi phỏng vấn, nhiều công ty cũng hẹn lên, hẹn xuống, cứ như thế không tìm được 1 công việc phù hợp. Và rồi mình lại quyết định tìm đến công việc Sales như trước đây và vẫn cố gắng ngày ngày tháng tháng làm việc với nó suốt hơn 4 tháng nay.
Nghĩ lại mới thấy tiếc, cơ hội không biết nắm bắt chỉ vì chút khó khăn giai đoạn đầu đã từ bỏ để giờ đây không tìm lại được cơ hội nào như vậy. Giá như lúc đó mình chịu khó 1 chút thì đã có chút kinh nghiệm đúng nghiệp vụ của mình để bỏ vào CV thì có lẽ việc tìm việc mới sẽ dễ dàng hơn.
wiphone
Anonymous
Ngọc Cảnh
Khi băn khoăn là nên nhảy việc. Tuy nhiên nhảy lúc nào lại là chuyện khác. Bạn nên chuẩn bị cho việc xin việc sắp tới. Chuẩn bị kiến thức, tinh thần, hồ sơ... Còn khi đi thì đừng tiếc lương, thưởng, quan hệ gì ở cty cũ. Mỗi cty cũng là chỗ gắn bó ở mỗi thời điểm thôi, nó ko phải cuộc đời mình
Cẩm Giao
Nhảy việc liên tục thì không chỉ là do năng lực mà ở đây em nghĩ còn liên quan đến sự phù hợp hay không, môi trường cũng là yếu tố quyết định. Ngay từ khi còn là sinh viên thì ngoài lý thuyết trên trường cũng nên trau dồi thêm kinh nghiệm qua việc đi làm thêm để xác định được hướng đi của mình trong tương lai gần thì khi ra trường việc nhảy việc hay không cũng không còn là vấn đề.