[TRANH LUẬN] Nên hay không nên loại bỏ chữ Hán ra khỏi ngôn ngữ Việt?

  1. Xã hội

Không ai có thể chối cãi việc nhờ từ Hán mà tiếng Việt trở nên phong phú hơn. Tuy vậy, ta cũng chưa theo kịp được tiền nhân, vì ta bây giờ lợi dụng từ Hán một cách quá đáng, không đắn đo suy nghĩ. Người xưa, ngược lại, rất sáng suốt, khi dùng từ Hán đã biết khéo léo chắt lọc, hòa hợp hai thứ tiếng Hán-Việt với nhau để biến tiếng nước người khác thành ngôn ngữ riêng của mình.

Tiếng Việt ngày nay, từ Hán gần như tiến lên làm chủ, mà tiếng Việt thì lui xuống làm khách. Các báo, đài, biểu ngữ, khẩu hiệu, câu chuyện hằng ngày hầu như đều dùng chính là chữ Hán. Thậm chí có những việc rất thường, thuộc loại "Tin vặt" nhưng thay vì nói "Kịp thời dập tắt ngọn lửa", người ta lại nói: "kịp thời khai triển phương án cứu chữa”.

https://cdn.noron.vn/2023/02/15/5d5d2c16-1676446834.jpg

Để cho cuộc tranh luận thêm sôi nổi, mình sẽ có 2 giải thưởng đối với:

  • Câu trả lời có nhiều cảm ơn nhất: 100 coin

  • Câu trả lời có nhiều cảm ơn thứ 2: 70 coin

Kết quả sẽ được công bố sau một tuần. Hi vọng mọi người sẽ để lại quan điểm hay ho dưới góc nhìn của mình.

Từ khóa: 

phản biện thuyết phục

,

seri tranh luận

,

xã hội

Tại sao phải loại bỏ? Không phải khen, nhưng từ hán khá hay, bởi vì bản chất nó là từ tượng hình, mỗi 1 chữ (chiết tự) hay 1 từ (điển tích, điển cố) đều có ý nghĩa của riêng nó, nếu biết vận dụng thì ngôn ngữ của chúng ta chính là càng đa dạng và càng có chiều sâu

Những nghệ thuật trong ngôn ngữ của chúng ta như việc chơi chữ cũng dựa phần lớn vào hán việt (ví dụ như câu đối Da trắng vỗ bì bạch). Những Trạng Quỳnh, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du,...những danh tác của họ, ko có từ hán, làm sao trở nên đặc biệt?

Mà không nói đến những người nổi tiếng, trong chính những điều hằng ngày thôi, có những chữ hán mà từ thuần việt dùng cũng không diễn đạt hết ý của nó (ví dụ: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín,... dịch ra thuần việt thì cũng đc đó, nhưng để diễn dịch hết ý của 1 chữ thì lại dài ra quá nhiều, vậy tại sao không dùng chữ hán). Nhìn vào ngôn ngữ Nhật đi, họ có bộ chữ viết riêng, nhưng tại sao lại không từ bỏ hán tự (Kanji)? Vì nó tiện, và thêm nữa, họ học hán tự, nhưng diễn biến nó thành cái của mình, chứ ko đơn thuần là ngôn ngữ hay ký tự của dân tộc trung hoa nữa. 

Học tập lẫn nhau là tiền đề bền vững cho sự phát triển lâu dài. Có gì sai khi mình học tập và áp dụng cái hay của dân tộc khác cho mình đâu. Nhật học Đường đao của Trung Quốc, tạo thành Katana; phương Tây học phương pháp tạo pháo hoa từ TQ, sau đó phát triển thành thuốc nổ, súng đại bác thần công, pháo đó thôi. Chả có gì xấu hổ khi học cái hay của kẻ khác cả, vì "học vô tiên hậu, đạt giả vi sư (biển học là vô bờ, không phân trước sau, người thành công chính là thầy)"

Chỉ cần, học người nhưng nhớ mình, không quên gốc của bản thân, vậy thì học bất cứ ai cũng không là vấn đề

Còn mục đích muốn loại bỏ chữ hán khỏi ngôn ngữ việt, cuối cùng vẫn là vì liên quan chính trị mà thôi. Chính trị thì nên dùng chính trị mà giải quyết, kẻ yếu muốn sinh tồn thì phải chấp nhận nép mình, đủ tiềm lực rồi thì quật khởi. Chứ muốn thoát khỏi vị trí kẻ yếu, tỏ ra bản thân độc lập bằng những điều này thì không thực tế đâu

Trả lời

Tại sao phải loại bỏ? Không phải khen, nhưng từ hán khá hay, bởi vì bản chất nó là từ tượng hình, mỗi 1 chữ (chiết tự) hay 1 từ (điển tích, điển cố) đều có ý nghĩa của riêng nó, nếu biết vận dụng thì ngôn ngữ của chúng ta chính là càng đa dạng và càng có chiều sâu

Những nghệ thuật trong ngôn ngữ của chúng ta như việc chơi chữ cũng dựa phần lớn vào hán việt (ví dụ như câu đối Da trắng vỗ bì bạch). Những Trạng Quỳnh, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du,...những danh tác của họ, ko có từ hán, làm sao trở nên đặc biệt?

Mà không nói đến những người nổi tiếng, trong chính những điều hằng ngày thôi, có những chữ hán mà từ thuần việt dùng cũng không diễn đạt hết ý của nó (ví dụ: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín,... dịch ra thuần việt thì cũng đc đó, nhưng để diễn dịch hết ý của 1 chữ thì lại dài ra quá nhiều, vậy tại sao không dùng chữ hán). Nhìn vào ngôn ngữ Nhật đi, họ có bộ chữ viết riêng, nhưng tại sao lại không từ bỏ hán tự (Kanji)? Vì nó tiện, và thêm nữa, họ học hán tự, nhưng diễn biến nó thành cái của mình, chứ ko đơn thuần là ngôn ngữ hay ký tự của dân tộc trung hoa nữa. 

Học tập lẫn nhau là tiền đề bền vững cho sự phát triển lâu dài. Có gì sai khi mình học tập và áp dụng cái hay của dân tộc khác cho mình đâu. Nhật học Đường đao của Trung Quốc, tạo thành Katana; phương Tây học phương pháp tạo pháo hoa từ TQ, sau đó phát triển thành thuốc nổ, súng đại bác thần công, pháo đó thôi. Chả có gì xấu hổ khi học cái hay của kẻ khác cả, vì "học vô tiên hậu, đạt giả vi sư (biển học là vô bờ, không phân trước sau, người thành công chính là thầy)"

Chỉ cần, học người nhưng nhớ mình, không quên gốc của bản thân, vậy thì học bất cứ ai cũng không là vấn đề

Còn mục đích muốn loại bỏ chữ hán khỏi ngôn ngữ việt, cuối cùng vẫn là vì liên quan chính trị mà thôi. Chính trị thì nên dùng chính trị mà giải quyết, kẻ yếu muốn sinh tồn thì phải chấp nhận nép mình, đủ tiềm lực rồi thì quật khởi. Chứ muốn thoát khỏi vị trí kẻ yếu, tỏ ra bản thân độc lập bằng những điều này thì không thực tế đâu

Khi xưa cổ nhân có xen một vài chữ Hán vào tiếng Việt là muốn điểm xuyết cho lời Việt thêm văn vẻ hoa mỹ, chứ thật ra tiếng mẹ đẻ của ta không hề nghèo nàn. Chúng ta đã hiểu lầm ý người xưa, tưởng rằng văn chương Việt càng có nhiều chữ Hán thì câu văn càng bóng bẩy văn hóa hơn, nhưng ngược lại, nó chỉ càng làm cho câu văn thêm phức tập, lủng củng và nặng nề.

Nước Việt Nam qua nhiều năm gian khổ đã giành được độc lập, chủ quyền. Vậy nên mình nghĩa chúng ta cũng nên tìm cách chấn chỉnh lại ngôn ngữ để xứng đáng với một quốc gia đã có chủ quyền, không lệ thuốc bất kì nước nào trên tất cả các phương diện. Bởi vậy, trong việc vay mượn từ Hán nói riêng và các ngôn ngữ khác nói chung cần hết sức thận trọng. Những từ mượn cũng phải được giới hạn trong một chừng mực nào đó để không làm phương hại đến ngôn ngữ của dân tộc.

Nên nhớ, ngày nay Trung Quốc vẫn luôn thực hiện âm mưu đồng hóa nước ta về mặt văn hóa, chúng truyền bá văn hóa thông qua phim ảnh và âm nhạc, thứ mà giới trẻ Việt dễ dàng tiếp cận và nếu không có nhận thức đầy đủ thì dễ tin vào các tư tưởng lệch lạc. Trên mxh mình thấy rất nhiều bạn sử dụng các từ đậm chất Trung Quốc như cao khảo (là cách gọi của kì thi đại học ở bên Trung) rồi đỉnh lưu, lưu lượng ý chỉ những ngôi sao nổi tiếng... Các bạn sử dụng một cách rất bừa bãi thay vì dùng những từ thuần Việt thông thường, nhiều khi mình không biết đang đọc cmt của người Việt hay Trung nữa. Trong khi ban đầu, vốn dĩ nhưng từ ngữ Hán Việt chỉ được sử dụng trong những văn bản chứ ít khi sử dụng trong đời thường. 

Chốt lại theo mình thì không nên loại bỏ hoàn toàn chữ hán ra khỏi ngôn ngữ Việt mà chúng ta nên tiết chế sử dụng lại cho sự phát triển của ngôn ngữ thuần Việt. Tiếng Việt còn là còn dân tộc

1. Tại sao phải bỏ?
Vì sợ Hán hóa, muốn thoát Hán ư? Hay tự tôn dân tộc?
  • Chúng ta không bị Hán hóa, chúng ta Việt hóa một số từ tiếng Hán thành Hán Việt.
  • Chúng ta không bị Trung Quốc đô hộ nên không cần phải thoát. Thậm chí chúng ta cũng không sợ Trung Quốc hay muốn thoát khỏi sự liên quan, sự ảnh hưởng từ Trung Quốc. Chúng ta xem Trung Quốc là ngang hàng.
  • Ừ thì chúng ta mượn từ tiếng của họ, thậm chí chúng ta cũng không có hỏi han gì mà cứ thế lấy dùng thôi. Cái gì tiện thì dùng, không tiện thì thôi. Nó cũng lấy của mình nhiều thứ, cũng cướp trắng trợn chứ có hỏi han gì đâu. Hơn nữa từ ngàn đời nay, không ít thì nhiều, mượn qua mượn lại biết đường nào mà lần. Chúng ta thậm chí chỉ mượn cái âm (thực ra cũng chẳng phải y chang) để cho nó một nghĩa mới luôn (dù một số người cho là lỗi dùng từ).Bởi vậy chúng ta không nói là "chữ Hán" như đầu đề của bạn, mà đôi khi là từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt.
=> Chúng ta chẳng quan tâm hay tôn trọng cái bản gốc là mấy đâu, có những từ chúng ta thích thì ghép lại dùng chứ trong tiếng Hán chẳng có ("giáo viên" chẳng hạn, tiếng Hán là "lão sư", như vậy giáo viên là từ mang yếu tố Hán Việt). 
2. Bỏ như thế nào?
  • Khó mà phân biệt được đâu là thuần Việt, đâu là Hán Việt cho người bình thường. 
  • Thay thế các từ đó như thế nào? (Bỏ qua việc câu văn nghe lạ tai). Ví dụ: "nam & nữ", nên thay bằng "đàn ông & đàn bà" hay "trai & gái" hay "đực & cái"? Lúc làm CCCD, chúng ta sẽ ghi vào mục giới tính: "giống đực/giống cái"? Liệu có được chăng? Việc chúng ta có nhiều từ thuần Việt nhưng vẫn mượn "nam & nữ" để dùng, chứng tỏ làm giàu cho tiếng Việt thôi.
Tóm lại, mượn mà thấy hợp lý, thuận tiện thì cứ mượn. Đừng lạm dụng, máy móc là được. Thậm chí chúng ta cần phải nghiên cứu thêm, nghiên cứu kỹ để dùng cho tốt. Nó hay không phải bởi vì bản chất nó hay, mà cách chúng ta dùng khiến cho nó hay, thế mới sáng tạo.
KHÔNG NÊN BỎ.
(Bạn nào nói nên bỏ xin hãy viết lại toàn bộ hoặc một phần bình luận này của tôi mà không dùng từ có yếu tố Hán Việt)
Không loại bỏ được, vì loại bỏ tiếng hán việt cũng là loại bỏ một phần của việt, việt cũng thơ đấy, nhưng mà gần gũi nhiều hơn, hán mang theo cái sự nghiêm chỉnh, màu mè, thích hợp cho những trường hợp trang trọng
Thơ văn sẽ làm sao nếu loại bỏ từ hán việt? Không phải không thể, nhưng nó cũng sẽ mất đi một nửa đấy.
Ông cha ta đã dành ra một chuỗi thời gian dài để biến từ tiếng hán chỉ là phát âm trung hoa thành từ hán việt cho người việt đọc, giờ đây con cháu lại muốn bỏ hết các từ đó mà không có từ mới thay thế với cảm xúc tương đương? Cùng nghĩa không có nghĩa là dùng cho mọi bối cảnh, như chết với băng hà vậy đó.
Những lúc thích hợp, xài từ thích hợp, biến nó thành của mình chứ không phụ thuộc vào nó. 
Với Minh thì nên loại bỏ chữ Hán để thoát khỏi văn hóa, văn minh Hán. 
Theo nghiên cứu vào năm 1910 của Henri Maspero, trong tiếng Việt chiếm tới khoảng 60%. Tuy nhiên, đó là một nghiên cứu từ rất lâu rồi và từ đó các nhà ngôn ngữ của ta cứ dẫn theo mà ít có nghiên cứu cập nhật. Thời cuộc đã xoay vần rất nhiều nên ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển theo để đáp ứng. Hiện tại theo nghiên cứu của một số chuyên gia thì còn chưa tới 40% là từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện nay. Tỉ lệ này khác nhau ở các ngành khác nhau, thấp nhất là trong ngành xây dựng, chỉ có hơn 20%, nhưng trong lĩnh vực báo chí và kinh tế thì từ Hán Việt lên tới 60%, thậm chí 70%.
Thử hỏi, nếu cứ tiếp tục sử dụng chúng để thay thế những ý từ không thể dùng ngôn ngữ chính thống để diễn tả thì việc bị phụ thuộc sẽ ngày càng tăng. Minh nghĩ nếu có một cuộc cải cách về ngôn ngữ Việt thì chắc chắn việc cắt giảm chữ Hán nên được ưu tiên để ngôn ngữ Việt trong sáng nhất có thể. 

Theo mình, bỏ từ Hán ra khỏi tiếng Việt thì cũng gần như bỏ từ gốc Pháp ra khỏi tiếng Anh vậy: đều không thực tiễn, và không có nhiều ý nghĩa gì mấy ngoài việc đó là một dự án thú vị cho ai hứng thú nghiên cứu từ nguyên. 

Bạn đã bao giờ nghe đến "Anglish" (không phải "English") chưa? Nếu chưa thì bạn biết dự án đó thất bại rồi đó 😜

Linguistic purism in English - Wikipedia en.m.wikipedia.org

 

Giữ lại và đào tạo Hán - Nôm bài bản cho đội ngũ nghiên cứu, nhân lực ngành sử học, văn hóa học. 
Với học sinh chuyên văn, chuyên ngữ thì khuyến khích học cả chứ Hán và chữ Nôm, đặc biệt là chữ Nôm. Còn với toàn dân và chương trình phổ thông thì giữ ở mức độ hiện tại là ổn, có chăng là dạy kỹ hơn về nghĩa của các từ Hán - Việt thông dụng để tránh xài nhầm hoặc hiểu nhầm thôi.

Theo mình việc loại bỏ chữ hán ra khỏi tiếng việt là điều không cần thiết đầu tiên như bạn đã nói nó làm tiếng việt phong phú và đa dạng hơn. Từ hán việt nó còn tăng cái đẹp cho ngôn ngữ nước ta từ các nói và cách viết ( có thể mình diễn tả không đúng ) mình lấy ví dụ về một cái tên mà mình từng gặp và nghĩ nó thuần việt thì như thế nào "Trần Hải Đăng" nếu cái tên này được đặt theo thuần việt thì chắc là "Trần Đèn Biển" hoặc "Trần Biển Đèn" thì nó từ ngữ không hay hay không đẹp. Mình cũng muốn nói thêm về vấn đề đồng hoá văn hoá nhưng ngôn ngữ của mình còn có hạn và không biết viết như thế nào để diễn tả suy nghĩ nên mình không bàn luận về vấn đề này.

Mình nghĩ nên hạn chế sử dụng, chứ chưa thể loại bỏ tiếng Hán ra khỏi ngôn ngữ Việt. Cơ bản là có 1 số từ mà bản thân ông cha ta, đã dùng tiếng Hán xuyên suốt lịch sử, và không tạo ra từ mới để thay thế Từ tiếng Hán đó, hoặc thay thế nó cơ bản là không hay, không mỹ từ. Nhưng mà có những từ có thể sử dụng Tiếng Việt, để diễn đạt thì không nên dùng tiếng Hán vào câu đó, từ đó sẽ tạo thói quen thay đổi câu đó mà trước đây ta dùng Tiếng Hán. Chưa thể loại bỏ vì chưa tạo ra được từ ngữ mới, vậy nên hạn chế được cứ hạn chế dùng.

Theo mình bỏ là gần như không thể, vì không chỉ ngôn ngữ mà chính tên của chúng ra cũng có từ hán việt, kiểu như Nguyễn thị thủy, "thủy" là từ hán việt dịch ra là nước, “thị”là một từ Việt gốc Hán dùng để chỉ phụ nữ. Thế sau khi bỏ chữ hán chì người này sẽ tên gì ? Đó là chưa kể đến tác phẩm văn học, thơ ca và cả lịch sử nữa, không có từ hán việt thì ý nghĩa hoặc mục đích của đoạn văn, thơ ca sẽ mất đi. Nói tóm lại việc thay đổi trong tiếng việt chỉ là những người rảnh không có gì làm, cái gì khó dùng người ta đã thay đổi nó từ lâu rồi. Thử hỏi mấy nước trên thế giới vì nước khác mà thay đổi ngôn ngữ của nước mình ?