Tranh Biện Sử Việt - Số 2
Quá trình thiết lập An Nam Đô Hộ Phủ - Tĩnh Hải Quân
I.Nhà Đường giành thiên hạ.
Năm 618 Tùy Dạng Đế bị giết, nhà Tùy bị diệt, không lâu sau Lý Uyên lập nên nhà Đường. Như vậy nhà Tùy chính thức cai trị “nước ta” 16 năm,nhà Đường được thành lập nối tiếp nhà Tùy nhưng trên thực tế chưa thể ngay lập tức tiếp quản và cai trị các vùng quận huyện phía Nam ngày nay như Giang Tây,Quảng Đông,Quảng Tây..(TQ),Bắc Bộ và 3 tỉnh Bắc Trung Bộ(Việt Nam). Ở những nơi này sau khi Nhà Tùy mất thì nổi lên cát cứ lãnh địa riêng chống lại quân Đường và cũng đánh phá lẫn nhau.
*năm 617 Tiêu Tiển(hậu duệ Nhà Lương) nổi dậy chống quân Tùy tại Ba Lăng(có lẽ vùng Nhạc Dương-Hồ Nam ngày nay) và tự xưng là Lương Vương
Năm 618 sau khi Tùy Dạng Đế chết thì Ninh Trường Chân thứ sử Khâm Châu nổi dậy cát cứ lấy vùng đất Uất Lâm,Thủy An(Quảng Tây) theo về Tiêu Tiển.Tiêu Tiển xưng đế thiết lập triều đình theo cơ cấu Nhà Lương.
*Cùng năm 618 Phùng Áng một viên quan Nhà Tùy tại vùng Quảng Đông đã nổi dậy cát cứ chiếm giữ các vùng như Nam Hải,Thương Ngô,Tân Hưng,Chu Nhai…(Quảng Đông và đảo Hải Nam).sau đó Phùng Áng đem quân quy Phục Lâm Sĩ Hoằng một thủ lĩnh cát cứ chống tùy từ những năm 616 tại Giang Tây.
*Khâu Hòa là thái Thú Quận Giao Chỉ(tương đương miền bắc Việt Nam),cũng tập hợp binh lính cát cứ vùng đất này,nước Lâm Ấp cũng thường cử người sang bang giao.Cả Tiêu Tiển và Lâm Sĩ Hoằng đều tìm cách thu phục Khâu Hòa nhưng ông đều không tuân theo.Tiêu Tiển bực tức liền sai Ninh Trường Quân dẫn quân tiến đánh Giao Chỉ nhưng bị bộ tướng của Khâu Hòa là Cao Sĩ Liêm đánh bại phải rút lui. Nhưng đến khi biết tin là Tùy Dạng Đế đã bị giết,Triều Tùy bị mất thì không còn cách nào khác Khâu Hòa đã phải quy phục Tiêu Tiển
*Thời gian đó Lê Cốc(Lê Ngọc) thái thú quận Cửu Chân(vùng Thanh Hóa Ngày nay) cũng nổi dậy cát cứ chống lại Nhà Đường,trước đó ông cũng từng có thời gian làm thái thú quận Nhật Nam( vùng Nghệ Tĩnh ngày nay).ông lấy vợ người quận Nhật Nam sinh được 3 con trai và 1 gái. Ông được xem là một vị quan tốt được lòng nhân dân,khi ông nổi dậy chống Nhà Đường thì được sự ủng hộ của dân chúng các quận Cửu Chân, Nhật Nam. Ông cho xây dựng bố phòng chặt chẽ nhằm chống quân Đường.Về sau ông cũng theo về với Vua Lương Tiêu Tiển cùng nhằm chống lại nhà Đường
* Khoảng đầu năm 618 Tiêu Tiển sai tướng Tô Hồ Nhi tiến đánh các thành Dự Chương, Nam Khang( thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay) của Lâm Sĩ Hoằng, khiến Hoằng phải bỏ chạy tháo lui về Dự Can( cũng thuộc Giang Tây)
Như vậy đến giữa năm 618 sau khi Tùy Dạng Đế chết thì các quan lại,thế lực cát cứ tại các vùng thuộc Quảng Tây ngày nay đều quy phục Tiêu Tiển(Ninh Trường Chân là ví dụ) về sau Thái Thú Giao Chỉ Khâu Hòa và Thái Thú Cửu Chân Lê Cốc cũng đi theo. Tính đến thời điểm này thì thế lực đối kháng lớn nhất đối chọi với Nhà Đường mới Lập Chính là Tiêu Tiên “kiểm soát” phía bắc đến Hán Thủy, phía đông đến Cửu Giang,phía Tây đến Tam Hiệp,phía Nam đến Hoành Sơn tương đương với phần lớn các tỉnh Hồ Nam,Quảng Tây,một phần Giang Tây,Hồ Bắc,Trùng Khánh(TQ) và Bắc Bộ,Thanh Nghệ(Việt Nam) ngày nay. Năm 619 Tiêu Tiển sai quân tiến đánh quân Đường đang kiểm soát các vùng nay thuộc Trùng Khánh,Hồ Bắc nhưng bị Tướng Đường Hứa Thiệu và Lý Hiếu Cung đánh bại tướng Lương Đồ Đề bị giết.năm 620 do bất mãn tướng Đổng Cảnh Trân phản Tiêu Tiển quyết định dâng Trường Sa cho quân Đường,Tiêu Tiển sai Trương Tú đi đánh Đổng Cảnh Trân và giết được Trân,nhưng sau đó không lâu vì cho Tú kiêu ngạo nên Tiêu Tiển cũng đã giết chết Trương Tú. Việc bị các tướng tạo phản và đồng thời bị quân Đường liên tục tấn công khiến cho thế lực của Tiêu Tiển ngày càng suy yếu
Giữa năm 621 quân Đường liên tục tấn công và hạ được nhiều thành trì của quân Lương, tháng 10 năm 621 các tướng Đường là Lý Hiếu Cung,Lý Tĩnh tiến công mãnh liệt quân Lương bao vây Tiêu Tiển tại Kinh Thành Giang Lăng(mọi liên lạc với bên ngoài đều bị chặn). Tuyệt vong,Tiêu Tiển quyết định đầu hàng quân Đường và bị giải về Trường An và sau đó bị Đường Cao Tổ giết vì không chịu khuất phục.
* năm 622 sau khi biết tin Tiêu Tiển bị quân Đường diệt thì Thái Thú Giao Chỉ là Khâu Hòa đã hàng quân Đường(trước kia từng theo Tiêu Tiển) và được nhà đường cho giữ chức Thái Thú Giao Chỉ như cũ và phong tước “Đàm Quốc Công”.cùng năm đó thì do bị các tướng như Phùng Áng ,Vương Nhung hàng Đường nên thế lực của Lâm Sĩ Hoằng càng ngày bị suy yếu và cuối cùng bị Nhà Đường đánh bại. như vậy về cơ bản Nhà Đường đã dẹp xong các lực lượng cát cứ chỉ còn lại các vùng như Cửu Chân,Nhật Nam là vẫn còn do Lê Cốc trấn giữ chưa thu phục được
* Khác với Khâu Hòa đã hàng nhà Đường thì Lê Cốc nhất quyết không quy hàng nhà Đường. Ông cho bố phòng khắp nơi nhằm chống lại những cuộc tấn công của quân Đường, ông và gia đình ra sức củng cố lực lượng nhằm chống quân Đường như do lực lượng quá chênh lệch nên sau 3 năm khoảng năm 625 quân Đường đã đánh bại được Lê Cốc chiếm được Cửu Chân,một số thân tín của ông rút lui tiếp tục kháng chiến chống quân Đường nhưng đều thất bại. Trong cuộc chiến chống quân Đường thì cả gia đình ông đều tử trận.Để tưởng nhớ công lao thì cả gia đình ông đều được nhân dân trong vùng lập đền thờ,khắc bia thờ cúng phong làm Thành Hoàng(hiện tại vẫn còn rất nhiều di tích,đền thờ Lê Cốc và gia đình tại Thanh Hóa)
Năm 1740 dưới Triều Lê Trung Hưng, Lê Cốc được sắc phong là “Hộ Quốc Túy Dân”(bảo vệ đất nước,che chở cho nhân dân).
Như vậy đến khoảng năm 625 thì Nhà Đường chính thức hoàn toàn cai trị nước ta
II.Phân chia hành chính nước ta dưới thời Đường(622-905)
1.Năm 622 nhà Đường đặt ra Tổng Phủ Giao Châu chia nước ta thành 10 Châu Nhỏ gồm :Giao Châu , Phong Châu, Ái Châu, Tiên Châu, Diên Châu, Tống Châu, Từ Châu, Hiểm Châu, Đạo Châu, Long Châu
2.Năm 679 Nhà Đường đổi Tổng Phủ Giao Châu làm An Nam Đô Hộ Phủ chia làm 12 Châu Lớn gồm: Giao Châu, Lục Châu, Phúc Lộc Châu, Phong Châu, Thang Châu, Chi Châu, Võ Nga Châu, Võ An Châu, Ái Châu, Hoan Châu, Diễn Châu, Trường Châu
Đến đây từ “Giao Châu” chấm dứt là tên gọi đơn vị hành chính chính thức lớn nhất được dùng để chỉ vùng nước ta thời bắc thuộc
3.Năm 757 đổi từ An Nam Đô Hộ Phủ thành Trấn Nam Đô Hộ Phủ.đến năm 826 lại trở về tên An Nam Đô Hộ Phủ
4.năm 866 sau khi đánh bại Nam Chiếu(Nam Chiếu chiếm giữ từ năm 863-866) Cao Biền xin vua Đường thăng An Nam Đô Hộ Phủ thành Tĩnh Hải Quân .
5. tên gọi Tĩnh Hải tồn tại cho đến khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế đặt tên nước là Đại Cồ Việt năm 968
Tĩnh Hải Quân ban đầu(thời Đường) chia làm 12 châu:
Giao Châu, Lục Châu, Phúc Lộc Châu, Phong Châu, Thang Châu, Trường Châu, Chi Châu, Vũ Nga Châu, Vũ An Châu, Ái Châu, Hoan Châu, Diễn Châu.
6.Cơ cấu dân số An Nam Đô Hộ Phủ-Tĩnh Hải Quân dưới thời Đường:
*Giao Châu:Phần lớn vùng Đồng Bằng Bắc Bộ(VN)
-Năm Khai Nguyên(713-741)
Hộ:25694
Hương:55
-Năm Nguyên Hòa(813)
Hộ:27135
Hương:56
(1 Hương thì có khoảng 500 Hộ)
*Ái Châu:Thanh Hóa(VN)
-Năm Khai Nguyên(713-741)
Hộ:14056
Hương:29
- Năm Nguyên Hòa(813)
Hộ:5379
Hương:8
*Hoan Châu: Vùng Nghệ Tĩnh-(VN)
-Năm Khai Nguyên(713-741)
Hộ:6649
Hương:14
-Năm Nguyên Hòa(813)
Hộ:3842
Hương:6
*Phong Châu:Vĩnh Phú(VN)
-Năm Khai Nguyên(713-741)
Hộ: 3.561
Hương: 15
-Năm Nguyên Hòa(813)
Hộ: 1.482
Hương: 8
*Diễn Châu:bắc Nghệ An(VN)
-Năm Nguyên Hòa(813)
Hộ: 1.450
Hương: 3
*Trường Châu:Ninh Bình(VN)
-Năm Càn Nguyên(758-760)
có 4 huyện,648 hộ
*Lục Châu:Quảng Đông-Quảng Tây(TQ)
-Năm Khai Nguyên(713-741)
Hộ: 1.934
Hương: 6
Hộ:648
*Phúc Lộc Châu:Nam Hà Tĩnh đến Hoành Sơn(VN)
-Năm Nguyên Hòa(813)
Hộ:317
*Vũ An Châu:Quảng Tây(TQ)
-Năm Nguyên Hòa(813)
Hộ:456
*Chi Châu:Quảng Tây(TQ)
Đất đai tương tự Giao Châu, nhưng không rõ nhân khẩu
*Thang Châu:Quảng Tây(TQ)
Không rõ nhân khẩu
*Vũ Nga Châu:Quảng Tây(TQ)
Không rõ nhân khẩu.
Trong khi đó tổng cộng nhà Đường có khoảng 315 Châu và 800 châu kimi với khoảng 8 triệu hộ với hơn 46 triệu nhân khẩu
Với 40 vạn khẩu trở lên thì xếp vào Thượng Châu
20 vạn đến dưới 40 vạn khẩu xếp vào Trung Châu
Dưới 20 vạn khẩu thì là Hạ Châu
6 nghìn hộ trở lên thì xếp vào Thượng Huyện
2 nghìn đến dưới 6 nghìn hộ xếp vào Trung Huyện
1 nghìn đến 2 nghìn hộ xếp vào Trung Hạ Huyện
Dưới 1 nghìn hộ xếp vào Hạ Huyện
…………………
Nhưng đến thời nhà Ngô thì chỉ còn vùng đất 8 châu tương đương Bắc Bộ và 3 tỉnh Bắc Trung Bộ ngày nay: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Trường, Ái, Hoa, Diễn.
4 châu còn lại là Thang, Chi, Vũ Nga, Vũ An thuộc nhà Nam Hán.
theo Đào Duy Anh thì 4 châu này bị Nhà Nam Hán(từng có tên gọi là Đại Việt) chiếm, nhưng không rõ năm
còn theo Nguyễn Khắc Thuần thì 4 châu này là Ngô Quyền cắt cho Nam Hán để dễ việc bang giao, phòng thủ, quản lý.
tranh biện sử việt
,lịch sử
Bài viết hay quá
Phạm Hải
Bài viết hay quá