Trang web, ứng dụng để nghiên cứu, tìm hiểu, ... về khoa học (tự nhiên + xã hội)?

  1. Khoa học

  2. Giáo dục

Tiếng Anh cũng được ạ !

https://cdn.noron.vn/2022/01/14/imager13176700-1642125545_1024.jpg
Từ khóa: 

trang web

,

ứng dụng

,

khoa học

,

khoa học

,

giáo dục

Chủ đề của bạn đưa ra quá rộng và mình nghĩ là không dễ để trả lời câu này. Về khoa học thì mình khá cẩn trọng và kỹ lưỡng trong việc lựa chọn các trang thông tin để theo dõi, vì khoa học đòi hỏi độ chính xác cao và sự liêm chính. Khi lựa chọn các văn bản khoa học, mình bao giờ cũng tôn trọng ba tiêu chí sau:
(i) Độ tin cậy của nguồn thông tin: Nếu muốn xác định một thông tin nào đó có khoa học không, mình sẽ đọc sách và các tài liệu được xuất bản bởi các trường Đại học chuyên ngành, website của tổ chức chuyên ngành, và website cá nhân của nhà khoa học. Mình dùng Wikipedia như một nguồn tham khảo sơ cấp nhanh, và sẽ kiểm chứng lại bằng các nguồn đáng tin cậy. 
(ii) Uy tín của tác giả: Khi đọc văn bản khoa học mình rất coi trọng uy tín của tác giả, uy tín này không dựa trên bằng cấp của họ mà phải dựa trên địa vị của họ trong thế giới khoa học. Một thông tin, tài liệu, văn bản, công trình...được công nhận là khoa học phải được phản biện bởi các nhà khoa học và được cộng đồng khoa học chấp nhận. Nhà khoa học cũng thế. Tác giả phải là một nhà khoa học được thế giới khoa học công nhận thì mới đủ độ đáng tin và xác thực.
(iii) Lập luận và dẫn chứng: Lập luận logic và dẫn chứng khoa học là tất cả những gì phải có của một văn bản khoa học. Mình thường không coi các bài viết nói khơi khơi kiểu "Các nhà khoa học cho rằng...." và không có bất cứ trích dẫn khoa học nào kèm theo là một nguồn tham khảo đáng tin cậy. 
Tóm lại, nếu bạn muốn tìm hiểu về khoa học, bạn trước hết xác định mình muốn tìm hiểu về cái gì và cố gắng đánh giá các thông tin mình nhận được có đáng tin không. Còn hiện nay, có hai tờ báo về khoa học thường thức mà mình đánh giá là đủ độ tin cậy để làm tiền đề dẫn bạn vào thế giới khoa học. 
1. National Geographic
2. New Scientist
Cả 2 tạp chí này đều có bản online nên có thể down về điện thoại, tablets...đọc rất tiện. Dĩ nhiên là có trả phí vì khoa học thực ra không miễn phí, nhưng không quá đắt đâu. 
Trả lời
Chủ đề của bạn đưa ra quá rộng và mình nghĩ là không dễ để trả lời câu này. Về khoa học thì mình khá cẩn trọng và kỹ lưỡng trong việc lựa chọn các trang thông tin để theo dõi, vì khoa học đòi hỏi độ chính xác cao và sự liêm chính. Khi lựa chọn các văn bản khoa học, mình bao giờ cũng tôn trọng ba tiêu chí sau:
(i) Độ tin cậy của nguồn thông tin: Nếu muốn xác định một thông tin nào đó có khoa học không, mình sẽ đọc sách và các tài liệu được xuất bản bởi các trường Đại học chuyên ngành, website của tổ chức chuyên ngành, và website cá nhân của nhà khoa học. Mình dùng Wikipedia như một nguồn tham khảo sơ cấp nhanh, và sẽ kiểm chứng lại bằng các nguồn đáng tin cậy. 
(ii) Uy tín của tác giả: Khi đọc văn bản khoa học mình rất coi trọng uy tín của tác giả, uy tín này không dựa trên bằng cấp của họ mà phải dựa trên địa vị của họ trong thế giới khoa học. Một thông tin, tài liệu, văn bản, công trình...được công nhận là khoa học phải được phản biện bởi các nhà khoa học và được cộng đồng khoa học chấp nhận. Nhà khoa học cũng thế. Tác giả phải là một nhà khoa học được thế giới khoa học công nhận thì mới đủ độ đáng tin và xác thực.
(iii) Lập luận và dẫn chứng: Lập luận logic và dẫn chứng khoa học là tất cả những gì phải có của một văn bản khoa học. Mình thường không coi các bài viết nói khơi khơi kiểu "Các nhà khoa học cho rằng...." và không có bất cứ trích dẫn khoa học nào kèm theo là một nguồn tham khảo đáng tin cậy. 
Tóm lại, nếu bạn muốn tìm hiểu về khoa học, bạn trước hết xác định mình muốn tìm hiểu về cái gì và cố gắng đánh giá các thông tin mình nhận được có đáng tin không. Còn hiện nay, có hai tờ báo về khoa học thường thức mà mình đánh giá là đủ độ tin cậy để làm tiền đề dẫn bạn vào thế giới khoa học. 
1. National Geographic
2. New Scientist
Cả 2 tạp chí này đều có bản online nên có thể down về điện thoại, tablets...đọc rất tiện. Dĩ nhiên là có trả phí vì khoa học thực ra không miễn phí, nhưng không quá đắt đâu. 

Có nhiều trang web mà mình chuyên dùng để lấy nguồn các bài báo khoa học, vừa uy tín vừa đảm bảo chất lượng nhé, tất nhiên là tiếng Anh rất nhiều và bạn muốn đọc thì phải trả 1 khoảng phí. Đầu tiên là

Research Gate
, thứ 2 là
Science Direct
, thứ 3 là
Springer
, thứ 4 là
ACS
,..., hoặc các bạn tìm trong trang
Google Scholar
các bạn gõ tên tác giả hoặc tên bài báo đó là ra. Có rất nhiều nhà xuất bản uy tín, tất nhiên bạn phải biết chọn lựa, nếu không sẽ đính phải các nhà xuất bản dỏm thì xem như tất cả các bài đăng trong đó đều là cỏ rác:)) Chỉ số IF bắt buộc phải cao, và phải nằm trong mục Q1, Q2 của các nhà đánh giá thì mới được xem là hữu ích, có 1 số nhà xuất bản cố tình tạo IF cao, mục Q cao để lấy uy tín người nộp, và người nộp lẫn bài báo ngay lập tức sẽ bị gắn mác là Retraction, đây là 1 hệ luỵ cực kỳ nguy hiểm, vì 1 khi đã gắn mác này rồi thì vĩnh viễn các nghiên cứu của các bạn đều sẽ bị liệt nằm trong danh sách đen, mà đã nằm trong danh sách đen thì các bạn hiểu nó như thế nào rồi đó, không vui vẻ đâu nhỉ, rất khó khăn và khó chịu:)) Việt Nam thì rất ít các nguồn uy tín nên các bạn đừng mơ sẽ tìm được nhiều thông tin bổ ích:)) Trong số các nhà xuất bản trên thì các bạn có thể xem online được nhưng 1 số cái thì các bạn phải mua mới được xem:)) Mình sẽ viết 1 bài hướng dẫn các bạn lấy nguồn trên trang cá nhân của mình 1 cách chi tiết hơn, ở đây, các bạn có thể lấy theo cách như sau: lên google search tên bài báo đó và thêm đuôi pdf vào là được. Và mình cũng sẽ up file video hoặc viết 1 bài về vấn đề lấy bài báo uy tín:)) Các bạn cũng có thế lên các trang như National Geographic, hay New Scientist hay các trang web về e-book như
Library Genesis
, tất nhiên các bạn phải biết chọn lựa vì các bạn sẽ không biết cái nào bị dính Retracted đâu:)) Để phân biệt bài báo thường và bài báo Retracted thì các bạn chỉ cần biết, nếu là Retracted nó sẽ có 1 tiền tố, tức là 1 câu giải thích tại sao bài báo này lại bị vậy hoặc có nguyên 1 dòng chữ RETRACTED màu đỏ nằm giữa bài báo, bạn có thể xem youtube, vì nó giải thích theo nghĩ thông thường nên sẽ gây hứng thú hơn là các bài hàn lâm, những nhà khoa học như chúng tôi thích hàn lâm pha lẫn thông thường thì mới hay:))

Xem trên youtube ý, hay và cuốn hút lắm bạn ơi. Cứ gõ key word bạn mún xem là được nè

Bạn có thể đọc các bài viết chia sẻ về khoa học của các anh chị trên Noron luôn nè:

Việt Nam thì bạn thử xem ở đây xem. Tạp chí khoa học Việt Nam nha. có file pdf luôn số mới ra hàng tháng

tui hay xem trên 2 web này, bạn tham khảo nha!