Trạng ngữ trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

I.Định nghĩa Đối với ngữ pháp truyền thống, trạng ngữ với tư cách thành phần tính huống của câu là thành tố phụ. Tuy nhiên trong giao tiếp hiện thực, chúng có thể mang gánh nặng thông tin hay là tiêu điểm thông báo của câu. Các thành phần tình huống thường biểu thị các thông tin về thời gian, địa điểm, cách thức, nguyên nhân, mục đích,... của sự tình được nói đến trong câu. => Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, … II. Vai trò của trạng ngữ trong câu Đa số tác giả cho rằng trạng ngữ là thành phần phụ của câu (Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú 1962,...). Tuy nhiên không phải là không có ý kiến khác. - M.B Emencau cho rằng câu có trạng ngữ có thể là câu ghép. Cao Xuân Hạo đã xem một bộ phận của trạng ngữ truyền thống đứng ở đầu câu có cương vị cơ bản là tổ chức câu. Trước đó, Thompson cũng xếp một số trạng ngữ của truyền thống như thời gian, nơi chốn vào phạm vi của bổ ngữ tiêu điểm, tức xem chúng có cương vị cú pháp ngang với chủ ngữ truyền thống. - Vị trí của trạng ngữ trong câu liên quan đến vấn đề liên kết và mạch lạc của văn bản. - Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị. Nhìn chung, trạng ngữ giúp tạo sự mạch lạc, rõ ràng cho câu. III. Thảo luận về phạm vi ý nghĩa của trạng ngữ - Các tác giả của “Giáo trình về Việt ngữ” họ chỉ xếp vào trạng ngữ những ngữ đoạn biểu thị những ý nghĩa thời gian,không gian và cách thức Ví dụ : Hiện nay,đế quốc Mỹ không thể làm mưa làm gió được. - Theo Lekomtsev, trạng ngữ chỉ gồm trạng ngữ thời gian và địa điểm - Nguyễn Kim Thản đưa ra một danh sách trạng ngữ gồm nhiều loại : + trạng ngữ nguyên nhân + trạng ngữ địa điểm + trạng ngữ thời gian + trạng ngữ mục đích + trạng ngữ phương tiện + trạng ngữ tình thái Về sau tác giả bổ sung thêm cả trạng ngữ chuyển tiếp (làm nhiệm vụ chuyển tiếp từ câu nọ sang câu kia) Ví dụ : Tóm lại,việc này đã giải quyết xong - Sách Ngữ pháp Tiếng Việt của UBKHXHVN dùng tên gọi thành phần tình huống thay cho trạng ngữ và cho rằng thành phần này có chức năng “bổ sung ý nghĩa về thời gian,nơi chốn,hay về phương tiện,mục đích,hay về cách thức,trạng thái… nói chung là nghĩa “tình huống” - Hoàng Trọng Phiến thì cho rằng trạng ngữ là thành phần câu thứ yếu “có ý nghĩa địa điểm,không gian,thời gian, nguyên nhân,mục đích” - Riêng Diệp Quang Ban thì không dùng tên gọi trạng ngữ mà dùng tên gọi bổ ngữ của câu và chủ trương có các loại bổ ngữ khác nhau : bổ ngữ của câu chỉ thời gian,bổ ngữ của câu chỉ không gian (Đỉnh đồi, một anh đứng giữa đồi,tu bi đông nước ừng ực); bổ ngữ của câu chỉ nguyên nhân;bổ ngữ của câu chỉ mục đích,bổ ngữ của câu chỉ điều kiện (cá này ngon,nếu rán),bổ ngữ câu chỉ tình hình và bổ ngữ câu chỉ tình huống - Phạm vi rất rộng của trạng ngữ được thể hiện trong liệt kê của các tác giả sách Thành phần câu tiếng Việt trong đó có đến 8 loại trạng ngữ (không gian,thời mgian,nguyên nhân,mục đích,hạn định,phương thức,chỉ sự nhượng bộ,chỉ kẻ tạo tác) => Có thể thấy có rất nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu về trạng ngữ rất đa dạng và thiếu nhất quán.Họ có những cách hiểu khác nhau về cách thức, trạng thái,…cho nên họ đã xếp vào phạm vi trạng ngữ những hiện tượng hết sức khác nhau. IV. Thảo luận về vị trí của trạng ngữ trong mô hình tổ chức của câu - Phần lớn tác giả đều cho rằng trạng ngữ có thể chiếm 3 vị trí khác nhau trong cấu trúc câu : đầu câu,cuối câu và giữa câu. - Hoàng Trọng Phiến cho rằng : “Trạng ngữ có khả năng ở đầu,ở giữa và ở cuối,nhưng vị trí phổ biến nhất là ở đầu câu”. - Nguyễn Kim Thản thì cho rằng hai vị trí phổ biến nhất của trạng ngữ là đầu câu và cuối câu.( theo tác giả cách đặt trạng ngữ giữa chủ ngữ và vị ngữ làm cho mạch câu dứt đoạn,ý câu thiếu liên tục). Vì vậy ,khuôn mẫu này chỉ dùng một cách hạn chế - Các tác giả cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” cho rằng trạng ngữ đứng ở đầu câu có thể làm phần nêu của câu - Panfilov thì cho rằng trạng ngữ không thể làm phần nêu được,trong điều kiện bình thường nếu trạng ngữ đứng ở đầu câu thì nó nằm ngoài,không tham gia vào cấu trúc phân đoạn thực tại.Trạng ngữ có thể tham gia phần báo hoặc tự mình làm phần báo khi đứng cuối câu Ví dụ : Chính qua tâm hồn ta,ta hiểu được tâm hồn mọi người - Vị trí của trạng ngữ trong câu cũng liên quan đến vấn đề liên kết và mạch lạc của văn bản.Các nhà nghiên cứu đã dựa trên cấu trúc thông báo đề-thuyết của các câu để nêu ra ba kiểu liên kết : + liên kết đồng chiếu + liên kết liên tưởng + liên kết móc xích  Ở phần vị trí trạng ngữ mỗi tác giả cũng đều có nhũng quan điểm riêng của mình và chủ yếu các tác giả đều cho rằng chủ yếu trạng ngữ đứng ở đầu câu. V. Phân biệt trạng ngữ và vị ngữ phụ * Điểm giống - Là thành phần phụ - ngoài nòng cốt của câu. - Dùng để bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu. - Có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của câu. * Điểm khác - Về cấu tạo: chỉ có vị ngữ phụ mới có thể kết hợp với chủ đề để tạo nên một câu trọn vẹn + So sánh: Trạng ngữ: Vì muốn yên ủi Từ và cứu lấy danh dự của Từ, hộ đã chính thức nhận Từ làm vợ. (Nam Cao)  Hộ vì muốn yên ủi từ Vị ngữ phụ: Đến bãi cỏ trên mô đất cao, chúng tôi lăn ra đánh giấc say sưa. ( Tô hoài)  Chúng tôi đến bãi cỏ trên mô đất cao - Về ý nghĩa : + Trạng ngữ tình hình không biểu thị sự tình, nó chỉ nêu lên cái tình huống, cái điều kiện mà sự tình được biểu thị ở nòng cốt câu diễn ra. Vị ngữ phụ chỉ một sự tình xảy ra hoặc đồng thời hoặc trước sự tình ở vị ngữ nòng cốt . Vị ngữ phụ và vị ngữ chính nêu 2 sự tình khác nhau, nhưng chúng cùng chung một chủ thể - được biểu thị ở chủ ngữ. - Về chức năng ngữ pháp : vị ngữ phụ có thể kết hợp với chủ ngữ để tạo thành một câu, trong khi đó trạng ngữ không có khả năng này. - Về vị trí : + Cũng như các loại trạng ngữ khác, trạng ngữ chỉ tình hình không có vị trí cố định trong câu, chúng có thể đứng trước - sau hoặc xen giữa nòng cốt câu. VD: Theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân, tôi cùng đoàn đại biểu sẽ đi Pháp. Tôi cùng đoàn đại biểu sẽ đi Pháp, theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân. Tôi cùng đoàn đại biểu, theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân, sẽ đi Pháp. + Vị ngữ phụ : chỉ đứng trước chủ ngữ (như các ví dụ đã dẫn). Trong thực tế sử dụng, thành phần được gọi là vị ngữ phụ có thể chuyển xuống liền ngay sau chủ ngữ, hoặc xuống cuối câu. Nhưng ở các vị trí đó, chúng không được coi là vị ngữ phụ mà thường là : * Vị ngữ chính của câu : VD: Xem xong tim mạch, Minh/ quay lại hỏi Diên. VNP C V Minh/ xem xong tim mạch, quay lại hỏi Diên. C V1 V2 * Bổ ngữ cách thức : VD: Rón rén, chị Dậu/ đến cạnh tràng kỷ. VNP C V Chị Dậu/ rón rén đến cạnh tràng kỷ. BN C - V VI. Phân biệt trạng ngữ với một số thành phần khác dễ nhầm lẫn trong câu 1. Phân biệt trạng ngữ với các yếu tố có tác dụng liên kết văn bản thuộc cấu trúc bậc trên câu - Hoàng Trọng Phiến đã phân biệt trạng ngữ với thành phần chuyển tiếp, là thành phần có tác dụng chuyển ý, chuyển đoạn, làm cầu nối giữa các ý, các đoạn. - Các tác giả sách Ngữ pháp tiếng việt cũng phân biệt thành phần tình huống với thành phần chuyển tiếp, là thành phần “nêu ý chuyển tiếp giữa một câu với một đoạn trước đó”. - DIệp Quang Ban cũng phân biệt bổ ngữ của câu với liên ngữ, là “thành phần câu được dùng để nối ý của câu chứa nó với câu đi trước hoặc đi sau, của toàn đoạn văn đi trước hoặc đi sau. Có thể phân biệt các yếu tố có tác dụng liên kết văn bản này với trạng ngữ dựa vào các tiêu chí sau: + Khả năng cải biến vị trí: Các yếu tố liên kết bậc trên câu cũng có thể có khả năng cải biến vị trí, nhưng chúng chỉ có thể đứng đầu câu hoặc đứng sau chủ ngữ, không thể đứng cuối câu như trạng ngữ được. + Ý nghĩa biểu hiện: về mặt ngữ nghĩa, trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin về tình huống (thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, cách thức, mục đích, phương tiện,...) trong khi đó các yếu tố liên kết văn bản chỉ biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa giữua câu chứa nó với các câu khác trong văn bản. + Khả năng phân đoạn thực tại: Trạng ngữ có thể tham gia vào cấu trúc phân đoạn thực tại, còn các yếu tố liên kết văn bản này chỉ có thể tác dụng đánh dấu câu có thông báo “gộp” hoặc đánh dấu cho phần báo. 2. Phân biệt trạng ngữ với các thành tố chi phụ thuộc vào một từ. Tiêu chí phân biệt trạng ngữ của câu với các thành tố phụ thuộc bậc dưới câu của các từ tổ vị từ: + Quan hệ phụ thuộc với nòng cốt câu. + Khả năng cải biến vị trí mà không làm thay đổi quan hệ giữa các thành tố còn lại trong câu. Các thao tác cải biến vị trrí cũng cho thấy sự khác biệt giữa trạng ngữ và các thành tố phụ thuộc cấu trúc bậc dưới câu của các từ tổ vị từ làm vị ngữ. 3. Phân biệt trạng ngữ với chủ ngữ Chủ ngữ có khi về nội dung ngữ nghĩa thì giống trạng ngữ, nhưng về hình thức lại không có giới từ đứng trước nên có thể coi là chủ ngữ hay một cái gì khác. Ngược lại, có khi về hình thức giống trạng ngữ, cụ thể là có giới từ đứng trước song nội dung lại biểu thị tác thể của hành động hay chủ thể của trạng thái, là những vai nghiac thường gặp ở chủ ngữ. Thành phần chỉ rõ địa điểm của sự tồn tại thường được ngữ pháp truyền thống xem là trạng ngữ 4. Phân biệt trạng ngữ với 1 vế của câu có nòng cốt ghép: - Do những khác biệt về thuật ngữ, sự phân biệt này thực chất có liên quan đến nhiều hiện tượng khác nhau. - Trong 2 ví dụ: + Đến trụ sở thì một cán bộ ra tiếp. + Tới cổng phủ, các quần áo ướt vừa khô. Diệp Quang Ban coi những ngữ đoạn đứng đầu trên là bổ ngữ chỉ tình huống – sự kiện, một loại thành phần phụ của câu, còn “chúng tôi cho rằng nên coi các câu trên là câu ghép có một vế bị lược thành phần … bởi hai lí do sau đây: + Thứ nhất, chúng không thể cải biến vị trí. + Thứ hai, chúng biểu thị những hành động, trạng thái, đặc điểm, … có chủ thể khác với chủ thể của vế câu còn lại, tuy chủ thể bị tỉnh lược nhưng căn cứ vào văn cảnh, hoàn toàn có thể khôi phục lại được.” [Chương 6-tr.218] - Tương tự, trong trường hợp câu: “Tay xách cái nón, chị bước lên thềm nhà.”, Diệp Quang Ban xếp ngữ đoạn đứng đầu câu này vào phạm vi bổ ngữ câu chỉ tình huống – sự kiện, với chủ trương đơn giản hóa việc miêu tả cấu trúc cú pháp của câu Tiếng Việt thì chúng tôi xem đây là giải pháp có thể chấp nhận được. 5. Phân biệt trạng ngữ với một vế của câu song phần phức hợp: - Câu song phần phức hợp gồm 2 vế được nối với nhau bởi một cặp liên từ cú pháp hô ứng: nếu… thì…, bởi… nên…, giá… thì…, … khiến ta không thể lược bỏ bất kì vế nào của câu. - Vậy, trường hợp các liên từ này hoàn toàn vắng măt hoặc hiện diện không đầy đủ, nhóm tác giả đã đưa ra cách giải quyết câu về mặt cú pháp hình thức như sau: + Nếu cặp liên từ đều có mặt thì ta sẽ có một câu song phần phức hợp. Ví dụ: Vì tôi thắng tợn nên hai cậu chủ bé nhỏ của tôi yêu quý tôi lắm. (Tô Hoài) + Nếu cả hai liên từ hộ ứng đều vắng mặt, ta sẽ có một câu ghép không có liên từ. Ví dụ: Vì tôi thắng tợn, hai cậu chủ bé nhỏ của tôi yêu quý tôi lắm. + Nếu liên từ thứ nhất vắng mặt, ta sẽ có một câu ghép mà trong đó liên từ thứu hai vừa biểu thị quan hệ logic, ngữ nghĩa giữa hai vế câu, vừa có tác dụng đánh dấu sự phân đoạn thực tại “nêu/ báo” giữa 2 vế câu. Ví dụ: Nhà tôi kém phúc đức nên tôi khổ. (Nam Cao) Trong trường hợp này, dù giữa hai câu có mối liên hệ nguyên nhân – kết quả, nhưng xét về mặt quan hệ cú pháp thì lại bình đẳng với nhau, mỗi vế câu đều có thể tách ra thành một câu độc lập. Khi tách ra, câu thứu hai trong chuỗi câu sẽ có thông báo “gộp”, tức chỉ có pần “báo” mà không có phần “nêu”.
Trả lời
I.Định nghĩa Đối với ngữ pháp truyền thống, trạng ngữ với tư cách thành phần tính huống của câu là thành tố phụ. Tuy nhiên trong giao tiếp hiện thực, chúng có thể mang gánh nặng thông tin hay là tiêu điểm thông báo của câu. Các thành phần tình huống thường biểu thị các thông tin về thời gian, địa điểm, cách thức, nguyên nhân, mục đích,... của sự tình được nói đến trong câu. => Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, … II. Vai trò của trạng ngữ trong câu Đa số tác giả cho rằng trạng ngữ là thành phần phụ của câu (Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú 1962,...). Tuy nhiên không phải là không có ý kiến khác. - M.B Emencau cho rằng câu có trạng ngữ có thể là câu ghép. Cao Xuân Hạo đã xem một bộ phận của trạng ngữ truyền thống đứng ở đầu câu có cương vị cơ bản là tổ chức câu. Trước đó, Thompson cũng xếp một số trạng ngữ của truyền thống như thời gian, nơi chốn vào phạm vi của bổ ngữ tiêu điểm, tức xem chúng có cương vị cú pháp ngang với chủ ngữ truyền thống. - Vị trí của trạng ngữ trong câu liên quan đến vấn đề liên kết và mạch lạc của văn bản. - Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị. Nhìn chung, trạng ngữ giúp tạo sự mạch lạc, rõ ràng cho câu. III. Thảo luận về phạm vi ý nghĩa của trạng ngữ - Các tác giả của “Giáo trình về Việt ngữ” họ chỉ xếp vào trạng ngữ những ngữ đoạn biểu thị những ý nghĩa thời gian,không gian và cách thức Ví dụ : Hiện nay,đế quốc Mỹ không thể làm mưa làm gió được. - Theo Lekomtsev, trạng ngữ chỉ gồm trạng ngữ thời gian và địa điểm - Nguyễn Kim Thản đưa ra một danh sách trạng ngữ gồm nhiều loại : + trạng ngữ nguyên nhân + trạng ngữ địa điểm + trạng ngữ thời gian + trạng ngữ mục đích + trạng ngữ phương tiện + trạng ngữ tình thái Về sau tác giả bổ sung thêm cả trạng ngữ chuyển tiếp (làm nhiệm vụ chuyển tiếp từ câu nọ sang câu kia) Ví dụ : Tóm lại,việc này đã giải quyết xong - Sách Ngữ pháp Tiếng Việt của UBKHXHVN dùng tên gọi thành phần tình huống thay cho trạng ngữ và cho rằng thành phần này có chức năng “bổ sung ý nghĩa về thời gian,nơi chốn,hay về phương tiện,mục đích,hay về cách thức,trạng thái… nói chung là nghĩa “tình huống” - Hoàng Trọng Phiến thì cho rằng trạng ngữ là thành phần câu thứ yếu “có ý nghĩa địa điểm,không gian,thời gian, nguyên nhân,mục đích” - Riêng Diệp Quang Ban thì không dùng tên gọi trạng ngữ mà dùng tên gọi bổ ngữ của câu và chủ trương có các loại bổ ngữ khác nhau : bổ ngữ của câu chỉ thời gian,bổ ngữ của câu chỉ không gian (Đỉnh đồi, một anh đứng giữa đồi,tu bi đông nước ừng ực); bổ ngữ của câu chỉ nguyên nhân;bổ ngữ của câu chỉ mục đích,bổ ngữ của câu chỉ điều kiện (cá này ngon,nếu rán),bổ ngữ câu chỉ tình hình và bổ ngữ câu chỉ tình huống - Phạm vi rất rộng của trạng ngữ được thể hiện trong liệt kê của các tác giả sách Thành phần câu tiếng Việt trong đó có đến 8 loại trạng ngữ (không gian,thời mgian,nguyên nhân,mục đích,hạn định,phương thức,chỉ sự nhượng bộ,chỉ kẻ tạo tác) => Có thể thấy có rất nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu về trạng ngữ rất đa dạng và thiếu nhất quán.Họ có những cách hiểu khác nhau về cách thức, trạng thái,…cho nên họ đã xếp vào phạm vi trạng ngữ những hiện tượng hết sức khác nhau. IV. Thảo luận về vị trí của trạng ngữ trong mô hình tổ chức của câu - Phần lớn tác giả đều cho rằng trạng ngữ có thể chiếm 3 vị trí khác nhau trong cấu trúc câu : đầu câu,cuối câu và giữa câu. - Hoàng Trọng Phiến cho rằng : “Trạng ngữ có khả năng ở đầu,ở giữa và ở cuối,nhưng vị trí phổ biến nhất là ở đầu câu”. - Nguyễn Kim Thản thì cho rằng hai vị trí phổ biến nhất của trạng ngữ là đầu câu và cuối câu.( theo tác giả cách đặt trạng ngữ giữa chủ ngữ và vị ngữ làm cho mạch câu dứt đoạn,ý câu thiếu liên tục). Vì vậy ,khuôn mẫu này chỉ dùng một cách hạn chế - Các tác giả cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” cho rằng trạng ngữ đứng ở đầu câu có thể làm phần nêu của câu - Panfilov thì cho rằng trạng ngữ không thể làm phần nêu được,trong điều kiện bình thường nếu trạng ngữ đứng ở đầu câu thì nó nằm ngoài,không tham gia vào cấu trúc phân đoạn thực tại.Trạng ngữ có thể tham gia phần báo hoặc tự mình làm phần báo khi đứng cuối câu Ví dụ : Chính qua tâm hồn ta,ta hiểu được tâm hồn mọi người - Vị trí của trạng ngữ trong câu cũng liên quan đến vấn đề liên kết và mạch lạc của văn bản.Các nhà nghiên cứu đã dựa trên cấu trúc thông báo đề-thuyết của các câu để nêu ra ba kiểu liên kết : + liên kết đồng chiếu + liên kết liên tưởng + liên kết móc xích  Ở phần vị trí trạng ngữ mỗi tác giả cũng đều có nhũng quan điểm riêng của mình và chủ yếu các tác giả đều cho rằng chủ yếu trạng ngữ đứng ở đầu câu. V. Phân biệt trạng ngữ và vị ngữ phụ * Điểm giống - Là thành phần phụ - ngoài nòng cốt của câu. - Dùng để bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu. - Có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của câu. * Điểm khác - Về cấu tạo: chỉ có vị ngữ phụ mới có thể kết hợp với chủ đề để tạo nên một câu trọn vẹn + So sánh: Trạng ngữ: Vì muốn yên ủi Từ và cứu lấy danh dự của Từ, hộ đã chính thức nhận Từ làm vợ. (Nam Cao)  Hộ vì muốn yên ủi từ Vị ngữ phụ: Đến bãi cỏ trên mô đất cao, chúng tôi lăn ra đánh giấc say sưa. ( Tô hoài)  Chúng tôi đến bãi cỏ trên mô đất cao - Về ý nghĩa : + Trạng ngữ tình hình không biểu thị sự tình, nó chỉ nêu lên cái tình huống, cái điều kiện mà sự tình được biểu thị ở nòng cốt câu diễn ra. Vị ngữ phụ chỉ một sự tình xảy ra hoặc đồng thời hoặc trước sự tình ở vị ngữ nòng cốt . Vị ngữ phụ và vị ngữ chính nêu 2 sự tình khác nhau, nhưng chúng cùng chung một chủ thể - được biểu thị ở chủ ngữ. - Về chức năng ngữ pháp : vị ngữ phụ có thể kết hợp với chủ ngữ để tạo thành một câu, trong khi đó trạng ngữ không có khả năng này. - Về vị trí : + Cũng như các loại trạng ngữ khác, trạng ngữ chỉ tình hình không có vị trí cố định trong câu, chúng có thể đứng trước - sau hoặc xen giữa nòng cốt câu. VD: Theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân, tôi cùng đoàn đại biểu sẽ đi Pháp. Tôi cùng đoàn đại biểu sẽ đi Pháp, theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân. Tôi cùng đoàn đại biểu, theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân, sẽ đi Pháp. + Vị ngữ phụ : chỉ đứng trước chủ ngữ (như các ví dụ đã dẫn). Trong thực tế sử dụng, thành phần được gọi là vị ngữ phụ có thể chuyển xuống liền ngay sau chủ ngữ, hoặc xuống cuối câu. Nhưng ở các vị trí đó, chúng không được coi là vị ngữ phụ mà thường là : * Vị ngữ chính của câu : VD: Xem xong tim mạch, Minh/ quay lại hỏi Diên. VNP C V Minh/ xem xong tim mạch, quay lại hỏi Diên. C V1 V2 * Bổ ngữ cách thức : VD: Rón rén, chị Dậu/ đến cạnh tràng kỷ. VNP C V Chị Dậu/ rón rén đến cạnh tràng kỷ. BN C - V VI. Phân biệt trạng ngữ với một số thành phần khác dễ nhầm lẫn trong câu 1. Phân biệt trạng ngữ với các yếu tố có tác dụng liên kết văn bản thuộc cấu trúc bậc trên câu - Hoàng Trọng Phiến đã phân biệt trạng ngữ với thành phần chuyển tiếp, là thành phần có tác dụng chuyển ý, chuyển đoạn, làm cầu nối giữa các ý, các đoạn. - Các tác giả sách Ngữ pháp tiếng việt cũng phân biệt thành phần tình huống với thành phần chuyển tiếp, là thành phần “nêu ý chuyển tiếp giữa một câu với một đoạn trước đó”. - DIệp Quang Ban cũng phân biệt bổ ngữ của câu với liên ngữ, là “thành phần câu được dùng để nối ý của câu chứa nó với câu đi trước hoặc đi sau, của toàn đoạn văn đi trước hoặc đi sau. Có thể phân biệt các yếu tố có tác dụng liên kết văn bản này với trạng ngữ dựa vào các tiêu chí sau: + Khả năng cải biến vị trí: Các yếu tố liên kết bậc trên câu cũng có thể có khả năng cải biến vị trí, nhưng chúng chỉ có thể đứng đầu câu hoặc đứng sau chủ ngữ, không thể đứng cuối câu như trạng ngữ được. + Ý nghĩa biểu hiện: về mặt ngữ nghĩa, trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin về tình huống (thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, cách thức, mục đích, phương tiện,...) trong khi đó các yếu tố liên kết văn bản chỉ biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa giữua câu chứa nó với các câu khác trong văn bản. + Khả năng phân đoạn thực tại: Trạng ngữ có thể tham gia vào cấu trúc phân đoạn thực tại, còn các yếu tố liên kết văn bản này chỉ có thể tác dụng đánh dấu câu có thông báo “gộp” hoặc đánh dấu cho phần báo. 2. Phân biệt trạng ngữ với các thành tố chi phụ thuộc vào một từ. Tiêu chí phân biệt trạng ngữ của câu với các thành tố phụ thuộc bậc dưới câu của các từ tổ vị từ: + Quan hệ phụ thuộc với nòng cốt câu. + Khả năng cải biến vị trí mà không làm thay đổi quan hệ giữa các thành tố còn lại trong câu. Các thao tác cải biến vị trrí cũng cho thấy sự khác biệt giữa trạng ngữ và các thành tố phụ thuộc cấu trúc bậc dưới câu của các từ tổ vị từ làm vị ngữ. 3. Phân biệt trạng ngữ với chủ ngữ Chủ ngữ có khi về nội dung ngữ nghĩa thì giống trạng ngữ, nhưng về hình thức lại không có giới từ đứng trước nên có thể coi là chủ ngữ hay một cái gì khác. Ngược lại, có khi về hình thức giống trạng ngữ, cụ thể là có giới từ đứng trước song nội dung lại biểu thị tác thể của hành động hay chủ thể của trạng thái, là những vai nghiac thường gặp ở chủ ngữ. Thành phần chỉ rõ địa điểm của sự tồn tại thường được ngữ pháp truyền thống xem là trạng ngữ 4. Phân biệt trạng ngữ với 1 vế của câu có nòng cốt ghép: - Do những khác biệt về thuật ngữ, sự phân biệt này thực chất có liên quan đến nhiều hiện tượng khác nhau. - Trong 2 ví dụ: + Đến trụ sở thì một cán bộ ra tiếp. + Tới cổng phủ, các quần áo ướt vừa khô. Diệp Quang Ban coi những ngữ đoạn đứng đầu trên là bổ ngữ chỉ tình huống – sự kiện, một loại thành phần phụ của câu, còn “chúng tôi cho rằng nên coi các câu trên là câu ghép có một vế bị lược thành phần … bởi hai lí do sau đây: + Thứ nhất, chúng không thể cải biến vị trí. + Thứ hai, chúng biểu thị những hành động, trạng thái, đặc điểm, … có chủ thể khác với chủ thể của vế câu còn lại, tuy chủ thể bị tỉnh lược nhưng căn cứ vào văn cảnh, hoàn toàn có thể khôi phục lại được.” [Chương 6-tr.218] - Tương tự, trong trường hợp câu: “Tay xách cái nón, chị bước lên thềm nhà.”, Diệp Quang Ban xếp ngữ đoạn đứng đầu câu này vào phạm vi bổ ngữ câu chỉ tình huống – sự kiện, với chủ trương đơn giản hóa việc miêu tả cấu trúc cú pháp của câu Tiếng Việt thì chúng tôi xem đây là giải pháp có thể chấp nhận được. 5. Phân biệt trạng ngữ với một vế của câu song phần phức hợp: - Câu song phần phức hợp gồm 2 vế được nối với nhau bởi một cặp liên từ cú pháp hô ứng: nếu… thì…, bởi… nên…, giá… thì…, … khiến ta không thể lược bỏ bất kì vế nào của câu. - Vậy, trường hợp các liên từ này hoàn toàn vắng măt hoặc hiện diện không đầy đủ, nhóm tác giả đã đưa ra cách giải quyết câu về mặt cú pháp hình thức như sau: + Nếu cặp liên từ đều có mặt thì ta sẽ có một câu song phần phức hợp. Ví dụ: Vì tôi thắng tợn nên hai cậu chủ bé nhỏ của tôi yêu quý tôi lắm. (Tô Hoài) + Nếu cả hai liên từ hộ ứng đều vắng mặt, ta sẽ có một câu ghép không có liên từ. Ví dụ: Vì tôi thắng tợn, hai cậu chủ bé nhỏ của tôi yêu quý tôi lắm. + Nếu liên từ thứ nhất vắng mặt, ta sẽ có một câu ghép mà trong đó liên từ thứu hai vừa biểu thị quan hệ logic, ngữ nghĩa giữa hai vế câu, vừa có tác dụng đánh dấu sự phân đoạn thực tại “nêu/ báo” giữa 2 vế câu. Ví dụ: Nhà tôi kém phúc đức nên tôi khổ. (Nam Cao) Trong trường hợp này, dù giữa hai câu có mối liên hệ nguyên nhân – kết quả, nhưng xét về mặt quan hệ cú pháp thì lại bình đẳng với nhau, mỗi vế câu đều có thể tách ra thành một câu độc lập. Khi tách ra, câu thứu hai trong chuỗi câu sẽ có thông báo “gộp”, tức chỉ có pần “báo” mà không có phần “nêu”.