TRẦN THỊ DUNG - người phụ tình vị đại nghiệp.

  1. Lịch sử



Khi nhắc đến nhà Trần buổi đầu thành lập người đời thường chỉ nhắc tới công lao Trần Thủ Độ hoặc Trần Tự Khánh, mà quên nhắc tới Trần Thị Dung. Dù không lên ngôi Hoàng đế như Chiêu Thánh nhưng Trần Thị Dung chính là người phụ nữ Đại Việt có ảnh hưởng nhất thế kỷ.

Ngô Sỹ Liên cũng nhận xét:  “Trời sinh ra Linh Từ (Trần Thị Dung) là cốt để mở nghiệp nhà Trần”.

Sinh ra vào thời loạn lạc, Trần Thị Dung từ nhỏ đã tỏ ra thông minh, mạnh mẽ, năng động ; 15 tuổi đã được cha mẹ cho mở chi nhánh riêng để làm ăn (mở ấp Ngừ). Con nhà giàu lại xinh đẹp giỏi giang nên Thị Dung được trai theo nhiều vô kể, nhưng chỉ có Phùng Tá Chu là chiếm được con tim nàng. Tình địch của Tá Chu chính là Trần Thủ Độ.

Tháng 7-1209, Thái tử Lý Sảm chạy loạn về Hải Ấp và bắt đầu phải lòng Trần Thị Dung. Nhận ra thời cơ, cha và cậu của Dung đã toan tính ngay 1 cuộc hôn nhân chính trị. Từ ấy, cả cơ nghiệp của họ Trần đặt lên vai cô bé 16 tuổi. Thế là nàng phải tạm gạt bỏ tình yêu với Tá Chu, ban ngày làm thái tử phi, ban đêm làm điệp viên.

7 năm tiếp theo, dưới bão táp của thời cuộc, Trần Thị Dung vẫn sống, vẫn đứng vững để đưa quyền lực về tay họ Trần.

Đầu năm 1210, Tô Trung Từ muốn loại bỏ họ Trần, một mình nắm quyền nên đã bí mật bắt Lý Sảm từ Hải Ấp về cung mà không cho Trần Thị Dung đi theo. Không bỏ cuộc, nàng và các anh vẫn không ngừng xây dựng lực lượng, chờ ngày kéo về Thăng Long.

Cuối năm 1210, Lý Sảm lên ngôi (Lý Huệ Tông) cho lệnh đón Trần Thị Dung về. Nàng gạt đi nỗi hận bị bỏ rơi, xin lên đường nhưng các anh trai không cho vì lo sợ em gặp nguy hiểm. Mãi đến đầu năm 1211, Trần Tự Khánh mới đồng ý nhưng bắt phải cho quân tướng của mình đi theo.

Thật đặc biệt là Phùng Tá Chu lại là người đi hộ tống người yêu cũ về “nhà chồng”. Có lẽ đây là ý muốn của Trần Thị Dung. Tình yêu phải chia ly vì sự nghiệp của cả hai. Thậm chí sau này, để cố quên nàng, Tá Chu đã tự hoạn.

Về tới Thăng Long, Trần Thị Dung được phong Nguyên phi, Tự Khánh được phong Chương Thành hầu. Nhưng những sóng gió mới chỉ bắt đầu.

Tháng 6-1211, Tô Trung Từ chết. Sợ thế lực của họ Trần quá mạnh, mẹ Huệ Tông (Đàm thái hậu) muốn dựa vào Đoàn Thượng để chống lại. Huệ Tông đối địch với Tự Khánh nên đành nghe lời mẹ giáng Trần Thị Dung xuống làm Ngự nữ. Nàng vẫn nhẫn nhịn chờ đợi thời cơ đưa họ Trần về Thăng Long.

Đến năm 1216, Trần Thị Dung mang thai. Đàm thái hậu nhiều lần tìm cách sát hại nàng nhưng thất bại; Thị Dung không những không sợ mà còn coi đây là cơ hội tốt để đưa Huệ Tông về phe họ Trần.

Cuối cùng, để bảo vệ tình yêu, Huệ Tông đã từ bỏ Thái hậu và kinh đô. Trong đêm tối, Huệ Tông đưa nàng lên ngựa và phi một mạch đến quân doanh của Trần Tự Khánh. Tại đây, Trần Thị Dung sinh hạ công chúa Thuận Thiên.

Nắm được Huệ Tông là nắm được triều đình. Tháng 12-1216, Trần Thị Dung lên làm Hoàng hậu; nỗ lực của nàng trong 7 năm đã được đền đáp xứng đáng.

Trong 3 năm (1217-1220), Trần Tự Khánh đánh bại hầu hết các sứ quân.

Năm 1218, Trần Thị Dung sinh hạ công chúa Chiêu Thánh.

Năm 1223, Trần Tự Khánh mất. Quyền lực nhanh chóng được thay thế bởi anh trai và em họ của ông là Trần Thừa và Trần Thủ Độ.

Trong 15 năm(1209-1224), Huệ Tông đã nhiều lần cố gắng tìm các chỗ dựa khác nhau để cứu vãn triều đại nhưng lúc đó không còn ai trung thành nhà Lý nữa. 15 năm đó, Huệ Tông chỉ một mực yêu thương Trần Thị Dung hết lòng, đã có lúc chàng từ bỏ tất cả, bất chấp tính mạng để bảo vệ nàng, nhưng liệu nàng có từng rung động, có từng một lần yêu lại?...

Có lẽ nàng đã phải cố gắng triệt tiêu những cảm xúc bình thường của người con gái, nuốt nước mắt để hoàn thành được đại nghiệp của dòng họ.

Năm 1225, Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ sắp xếp cho Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, kết thúc vương triều Lý. Nhà Trần thành lập, Trần Thị Dung được phong Linh Từ quốc mẫu. Phẩm chất năng động khiến bà không lui về nghỉ ngơi mà lại tiếp tục đại nghiệp mới : giúp vua xây dựng đất nước.

Ở tuổi 33, Trần Thị Dung tái giá với Trần Thủ Độ, người từng yêu nàng từ 17 năm trước. Từ 1 thanh nhiên ít học, lông bông, sức mạnh của tình yêu đã giúp Trần Thủ Độ phấn đấu không ngừng để trở thành trụ cột quốc gia. 

Năm 1237, Quốc mẫu và Trần Thủ Độ ép Thái Tông lấy Thuận Thiên vì Chiêu Thánh chưa có con, dẫn tới chồng Thuận Thiên là Trần Liễu (anh Thái Tông) nổi loạn, Thái Tông cũng bỏ đi. Bà thực sự quá tàn nhẫn với hạnh phúc của 2 con gái, nhưng trong tư duy và bối cảnh của thời đại, hành động đó của bà và Trần Thủ Độ cũng nhằm mục đích mang lại sự ổn định cho triều đại mới. Sau đó, cũng nhờ Quốc mẫu khuyên giải, anh em Thái Tông hòa thuận trở lại, loạn lạc chấm dứt.

Năm 1258, quân Mông Cổ đánh Thăng Long. Quốc mẫu ra tay lo chuẩn bị vũ khí, lương thực, thực hiện “vườn không nhà trống”, bảo vệ các hoàng tử, công chúa và vợ con các tướng sĩ rút lui an toàn. Nhờ có hậu phương vững chắc, nhà Trần giành được thắng lợi, đánh tan quân xâm lược.

Hình ảnh Trần Thị Dung – Linh Từ quốc mẫu có vẻ khá giống với hình ảnh người phụ nữ hiện đại, sống năng động, mạnh mẽ, bất chấp khó khăn, không để tình cảm làm ảnh hưởng tới sự nghiệp chung. Đáng tiếc là những công lao của bà chưa được người đời ghi nhận tương xứng.

Linh Từ không chỉ là mẹ của Chiêu Thánh và Thuận Thiên .Bà là Quốc Mẫu!

Người đời có thể oán trách sự phũ phàng của Trần Thị Dung với Lý Huệ Tông và 2 con, nhưng cũng phải nhờ sự phũ phàng đó mới có sự vững chắc của triều Trần, sự ổn định của quốc gia – nhờ vậy mà nước Đại Việt được bảo toàn trước vó ngựa của quân Mông – Nguyên , cơ sở quan trọng để Việt Nam có mặt trên bản đồ thế giới ngày hôm nay.

Từ khóa: 

thiên nam nữ kiệt

,

phụ nữ việt nam

,

lịch sử

người phụ nữ góp phần chuyển giao quyền lực từ nmhaf lý sang nhà trần một cách êm thấm

Trả lời

người phụ nữ góp phần chuyển giao quyền lực từ nmhaf lý sang nhà trần một cách êm thấm

Great!

Một mụ đàn bà lăng loàn, một bà mẹ máu lạnh đáng ghê tởm, một kẻ toan tính đầy những âm mưu

Mình thích nàng An Tư hơn :D

Tuyệt vời

Câu chuyện hay và càng ý nghĩa hơn trong dịp 20/10