Trầm cảm và 8 bí quyết chữa trị hiệu quả mà không cần dùng thuốc

  1. Tâm lý học

Khối lượng công việc nặng nề, áp lực từ cuộc sống, gia đình và những mối liên hệ xung quanh chính là lý do hàng đầu khiến con người dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Nói cách khác, đây là căn bệnh phổ biến đến mức trở thành mẫu số chung của hầu hết người dân ở các quốc gia phát triển.

Trầm cảm là tên gọi của sự rối loạn cảm xúc dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, trầm uất và gặm nhấm nguồn năng lượng tích cực bên trong mỗi người. Tuy nhiên suy cho cùng đây vẫn chỉ là một bệnh lý đơn giản mà chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết bằng những điều chỉnh của bản thân. Dưới đây là 8 bí quyết nhỏ giúp bạn chữa trị trầm cảm hiệu quả mà không cần dùng thuốc.

0966ad865194234b9be45ffcfa442cb5

Trầm cảm là bệnh lý phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển. Nguồn: Collective Evolution

Phát hiện luồng suy nghĩ tiêu cực

Triết gia người Mỹ Ralph Waldo Emerson từng khẳng định: "Khởi nguyên của mọi hành động là suy nghĩ". Người bệnh trầm cảm thường có tâm lý tự hủy hoại và phê phán chính mình. Vào giai đoạn khởi phát của bệnh lý, đa số chúng ta đều có thiên hướng chấp nhận sự tiêu cực như một khía cạnh thật sự của tính cách mà không nhận ra bản thân đang bị ảnh hưởng bởi một “kẻ thù giấu mặt” bên trong. Nói như Tiến sĩ tâm lý Robert Firestone thì kẻ thù này có chức năng như một vị phụ huynh khó tính khiến con người bị mắc kẹt trong luồng suy nghĩ tiêu cực.

Để vượt qua những ý nghĩ này, điều đầu tiên là hãy chấp nhận nó như một thành phần cộng sinh của trí não. Hãy gạt bỏ các mệnh đề xuất hiện trong đầu lúc bấy giờ như: tôi không thể theo đuổi đam mê, tôi là một kẻ thất bại,... mà thay vào đó là nên bình tâm nghĩ về những điều làm bạn hạnh phúc. Bằng cách nhận ra kẻ thù thật sự của trầm cảm là chính mình, bạn có thể "f5" cuộc sống một cách rõ ràng và thực tế hơn.

633db6a4ab3146e53347b313ab69cbb5

Khi trầm cảm, bên trong chúng ta thường xuất hiện luồng suy nghĩ tiêu cực được gọi là "kẻ thù giấu mặt". Nguồn: Pinterest

Nghĩ về những điều làm bạn tức giận

Nhiều người bệnh trầm cảm thường có thiên hướng che giấu suy nghĩ thật sự của chính mình. Tuy nhiên việc quan trọng nhất là phải chấp nhận cơn tức giận như một hiện tượng bình thường của cảm xúc. Từ khi còn bé, hầu hết chúng ta đều được dạy rằng phải học cách bình tĩnh và kìm hãm cơn giận. Nhưng chính việc dồn nén lâu ngày đã khiến sự tiêu cực tích tụ và bùng nổi như một quả bom. Hãy đối diện trực tiếp với lí do khiến bạn giận dữ và mau chóng tìm ra cách giải quyết. Rồi chúng ta sẽ cân bằng lại cảm xúc và khiến cuộc sống trở nên tích cực hơn.

2

Những người bị trầm cảm thường có thiên hướng che giấu cảm xúc thật sự. Nguồn: Verywell Mind

3

Nguồn: Spectator Health

Luôn luôn tích cực

Nụ cười là phương thuốc hữu hiệu cho mọi bệnh tật, kể cả chống trầm cảm. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục sẽ làm tăng khả năng chịu đựng và giải phóng endorphin – một chất hóa học làm giảm căng thẳng và mang lại cảm giác hào hứng. Đều đặn thực hiện 20 phút mỗi ngày, năm lần một tuần sẽ hạn chế tối đa các nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Thậm chí bạn chỉ cần bước ra ngoài trời để đi dạo với thú cưng cũng sẽ cải thiện đáng kể những cảm giác căng thẳng.

4

Hãy cực tích cực nhìn nhận vấn đề và mọi điều may mắn sẽ đến. Nguồn: Pinterest

Đừng cô lập bản thân

Khi gặp căng thẳng, hầu hết chúng ta đều tìm cách trốn tránh với suy nghĩ rằng tất cả thế giới đang chống lại mình. Nhưng bạn biết đấy, sự sợ hãi chỉ càng khiến vấn đề trở nên trầm trọng. Điều cốt lõi là hãy tìm đến những người thân thiết mà bạn tin chắc rằng họ sẽ luôn ở đó để lắng nghe và cho vài lời khuyên bổ ích. Đọc một quyển sách sách thú vị, gia nhập câu lạc bộ với những người cùng sở thích, cùng nhau đi xem phim hay chỉ đơn giản là đi dạo trên một con đường đẹp của thành phố để thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều ý nghĩa. Những ngày bị trầm cảm, đừng để mình trở thành cây thông mọc cô đơn giữa thảo nguyên.

5

Cô lập bản thân chỉ khiến chứng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn. Nguồn: joshsteimle.com  

Hãy làm những điều mình thích, kể cả những điều bạn…chưa thích

Có một sự thật rằng những lúc bị trầm cảm sẽ khiến bạn mệt mỏi và không tha thiết thực hiện bất kì điều gì. Tuy nhiên hãy khơi lại sự hứng khởi cho chính mình bằng cách gượng dậy và thực hiện tất cả những điều bạn muốn, cả những điều bản thân chưa bao giờ làm như nấu một bữa cơm cho gia đình hay tham gia lớp học về một loại hình nghệ thuật nào đấy. Chính sự mới mẻ sẽ tạo nên nguồn năng lượng tích cực và mang lại thành công một cách dễ dàng hơn.

Xem một chương trình giải trí

Thế này nhé, có một bài tập đơn giản: Khi trầm cảm hãy tìm đến những điều làm bạn cảm thấy dễ chịu. Chẳng hạn việc xem show truyền hình thực tế hoặc một bộ phim vui vẻ đều làm xao nhãng những suy nghĩ tiêu cực. Lúc này trí não chúng ta chỉ hoàn toàn chú tâm vào các diễn biến của câu chuyện mà không hề quan trọng đến "kẻ thù giấu mặt" đang khiến bạn mệt mỏi.

3607551790dbcaab8bca5e852a292628

Xem những chương trình giải trí sẽ tác động tích cực đến não bộ và giải tỏa căng thẳng. Nguồn: Pinterest

Đừng trừng phạt bản thân vì cảm giác tồi tệ

Càng bị cuốn vào vòng xoáy trầm cảm, bạn càng có cảm giác chán nản và tự trách bản thân vì những lỗi lầm của quá khứ. Tuy nhiên đừng quá dày vò chính mình. Suy cho cùng điều gì xảy ra cũng đã xảy ra. Quan trọng nhất là hãy coi trọng sức khỏe tinh thần và nhớ rằng, trầm cảm chỉ đơn thuần là một bệnh lý cảm xúc và chúng ta hoàn toàn có thể khống chế nó theo một cách riêng. Bởi nói như Nicholas R. Forand, "thay đổi lối sống là một chặng đường dài để đến với hạnh phúc".

56

Nguồn: Pinterest

Gặp bác sĩ trị liệu

Phải làm gì sau khi trải qua nhiều liệu pháp tự trị mà vẫn không thoát khỏi tình trạng căng thẳng? Hãy tìm đến bác sĩ trị liệu. Quá trình sơ bộ bao gồm chẩn đoán, khám sức khỏe, tiến hành xét nghiệm, đánh giá và cuối cùng là điều trị. Đừng xấu hổ khi không thể giải quyết các vấn đề cá nhân. Tìm đến sự giúp đỡ khác là một nỗ lực mạnh mẽ và dũng cảm để giảm bớt các tác động của strees với cuộc sống của chính chúng ta. Những chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn cách tìm ra nguồn gốc nỗi đau và giúp bạn thoát khỏi con quái vật mang tên "trầm cảm".

4955e126f69d79706d5d314035353cbb

Mộtb bác sĩ tâm lý tốt sẽ là cứu cánh cho bạn lúc khó khăn. Nguồn: Pinterest

therapist-job-description-photo

Nguồn: Center for Shared Insight


Nếu bạn đang gặp phải chứng trầm cảm hoặc những câu hỏi liên quan đến vấn đề tâm lý, hãy đặt câu hỏi ngay và luôn cho PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa - chuyên ngành Tâm lý học xã hội và Tâm lý học lâm sàng. Truy cập đường link sau để biết thêm chi tiết:


Lược dịch: Minh Nghĩa

Nguồn:


Từ khóa: 

tâm lý học

,

quản lý cảm xúc

,

tâm lý con người

,

trầm cảm

,

giải quyết trầm cảm

,

tâm lý học