Trầm cảm - Sự "làm màu" của thế hệ trẻ hay là căn bệnh nguy hiểm của thời đại?
Qua sự kiện Hỏi Khó Chuyên Gia cùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tâm lý học xã hội Nguyễn Thị Phương Hoa, tác giả quyển sách "Khi mây đen kéo tới" - cuốn cẩm nang dành cho bố mẹ đang cùng con chiến đấu chống lại căn bệnh trầm cảm mà đôi khi tưởng chừng như bất lực. Mình có tổng hợp lại những kiến thức liên quan đến căn bệnh Trầm Cảm qua những lời chia sẻ của cô. Mong rằng bài viết này có thể giúp ích được các bạn!
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm (TC) là mộtcăn bệnh nặng, một trong những căn bệnh tâm trí về rối loạn cảm xúc. Đó là một rối loạn tâm trạng ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và cách bạn hành xử. Trầm cảm tạo ra những cảm xúc tiêu cực trong khoảng thời gian ít nhất hai tuần, dài hơn thì hàng tháng cho đến hàng năm.
(pexels.com)
Những biểu hiện của Trầm Cảm
TC không phải là một tâm trạng hay cảm xúc riêng biệt, nhất thời. TC không chỉ là buồn chán, bất mãn, thất vọng,... mà nó là một tập hợp của nhiều biểu hiện.
(pexels.com)
1.Cảm thấy buồn, muốn khóc, trống rỗng, tuyệt vọng
2.Thay đổi thói quen ăn uống - sụt cân và không muốn ăn hoặc thèm ăn kèm tăng cân
3.Thay đổi giấc ngủ - ngủ quá nhiều hoặc không đủ
4.Luôn cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn để có động lực làm việc gì
5.Mất hứng thú với những người và/hoặc những hoạt động đã từng mang lại niềm vui cho bạn
6.Cảm thấy chai sạn
7.Dễ bị kích động hay nổi nóng
8.Cảm thấy mình làm gì cũng không đủ tốt
9.Tăng việc tiêu thụ đồ uống có cồn hoặc chất gây nghiện
10.Dành quá nhiều thời gian trên Internet
11.Gặp khó khăn trong tập trung, suy nghĩ, hoặc lên kế hoạch—cứ như đầu bạn bị phủ sương mù
13.Thờ ơ với sức khỏe thể chất và vẻ bề ngoài của bạn
14.Nghĩ đến việc trốn chạy, hoặc đào thoát khỏi hoàn cảnh
15.Nghĩ đến cái chết hoặc tự tử, có ý tưởng về cách kết thúc đời mình
16.Những triệu chứng về thể chất liên tục không đáp ứng điều trị, như là đau đầu, rối loạn tiêu hóa, và đau cổ và lưng mạn tính
Tất nhiên không phải cứ mắc bệnh TC là sẽ tự sát, ngược lại, không phải cứ tự sát là vì TC
(pexels.com)
Để nhận biết bệnh nhân TC có ý định tự sát, có một số dấu hiệu không thể bỏ qua:
1. Nhắc nhiều đến tự sát.
(pexels.com)
2. Có những hành vi chuẩn bị tự sát: tích trữ thuốc ngủ, chuẩn bị dây dù, dao lam...
(pexels.com)
3. Thường xuyên khoá mình trong phòng, đồng thời thường xuyên lên án, kết tội bản thân.
(pexels.com)
4. TC tiến triển nặng, người bệnh từ chối chữa bệnh.
(tinvuiviet.net)
Vậy làm sao có thể đẩy lùi được căn bệnh này!
TC không chỉ đặc biệt nguy hiểm vì nó gắn với tự hoại và tự tử mà còn là vì nó có thể “lây lan” theo con đường tập nhiễm. Tức là, những người chăm sóc người thân mắc bệnh TC cũng có nguy cơ cao rơi vào TC.
(PGS,TS Tâm lý học xã hội Nguyễn Thị Phương Hoa)
Để đấu tranh có hiệu quả với căn bệnh này, trước hết cần phải hiểu rõ về nó về tính chất và mức độ nguy hiểm mà nó có thể mang đến cho người bệnh và người thân của họ để mà phòng tránh. Khi mà xã hội còn phổ biến những quan niệm: TC là “làm màu”, TC bị đánh đồng với buồn chán, TC có thể tự khỏi nếu ta cố gắng đủ... thì có rất ít cơ hội đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm, nan y này!
(pexels.com)
Thứ hai, cần có sự chung tay của người thân, bạn bè và các tổ chức xã hội. TC không thể tự khỏi, thời gian chữa bệnh kéo dài hàng năm, tốn kém về kinh phí và đòi hỏi một số điều kiện để được chăm sóc đặc biệt.
(pexels.com)
Thứ ba, công tác chăm sóc sức khoẻ tâm trí và công tác xã hội ở cộng đồng phải được làm tốt hơn.
(pexels.com)
Thứ tư, đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu về TC và chữa trị TC ở Việt Nam từ kinh nghiệm của thế giới và những nghiên cứu đã được thực hiện ở trong nước thời gian qua.
(pexels.com)
Những phương pháp điều trị kịp thời
Trầm cảm (TC) dù mức độ nào cũng cần đi khám vì chỉ có bác sĩ mới có thể đánh giá và đưa ra chẩn đoán. Chúng ta ko thể tự chẩn đoán, càng không nên tự chữa trị đâu.
TC có nhiều phương pháp điều trị khá hiệu quả. Bác sĩ sẽ bàn bạc cùng bạn để lựa chọn.
(tuvantuyensinh.vn)
Cùng với việc sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ và tâm lý trị liệu, có một số phương pháp trị liệu có thể sử dụng:
1. Tập thể dục
Thể dục đã được chứng minh là có tác động tích cực đối với kiểm soát cảm xúc. Đi bộ ba lần một tuần từ 30 đến 45 phút đã được nghiên cứu là giúp giảm stress, bớt lo âu. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian cho việc đó, thì hãy bắt đầu với 15 phút một lần một tuần. Thông điệp quan trọng là hãy bắt đầu hoạt động thể dục đều đặn. Tất cả nghiên cứu cho thấy rằng để có cuộc sống khỏe mạnh hơn, dành thời gian để tập thể dục là khôn ngoan.
(pexels.com)
2.Kỹ thuật Tâm trí-Thể xác
Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của chúng ta có thể có tác động trực tiếp lên sức khỏe. Và sức khỏe thể chất của chúng ta có thể tác động lên sức khỏe tâm thần. Tâm trí và thể xác của bạn liên kết với nhau. Áp dụng kỹ thuật tâm trí-thể xác vào hoạt động hằng ngày của bạn có thể giúp cải thiện đối với kiểm soát cảm xúc.
(pexels.com)
Dù 5 đến 10 phút của bất cứ kỹ thuật nào cũng có thể có lợi. Sau đây là một vài kỹ thuật để thử:
-Thiền
-Cầu nguyện
-Hít thở sâu
-Châm cứu
-Yoga
-Xoa bóp
-Nghe nhạc
-Sáng tạo nghệ thuật
-Tưởng tượng có định hướng
-Ghi nhật ký
3.Liệu pháp Ánh sáng
Chúng ta sẽ cảm thấy buồn khi ru rú ở trong nhà hoặc do ảnh hưởng của những ngày xám xịt mùa đông có thể mắc chứng Rối loạn Cảm xúc theo Mùa (Seasonal Affective Disorder, SAD) còn được gọi là “trầm cảm mùa đông.” Khi đổi mùa, đồng hồ sinh học nội tại hoặc nhịp ngủ thức của chúng ta sẽ có sự chuyển dịch, một phần là để đáp ứng với những thay đổi của ánh nắng mặt trời. Điều này có thể làm cho đồng hồ sinh học của chúng ta mất đồng bộ với lịch trình hằng ngày của bản thân.
(genk.vn)
Nhiều chuyên gia tin rằng liệu pháp ánh sáng hoạt động bằng cách thay đổi nồng độ của một số hóa chất nhất định trong não, cụ thể là melatonin.
Các bác sĩ thường dùng ánh sáng trắng hoặc xanh dương để điều trị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Ánh sáng nhân tạo có thể bù đắp cho lượng ánh sáng thiếu hụt vào ban ngày, khiến không ít người rơi vào trạng thái trầm cảm trong mùa đông.
(genk.vn)
Lý thuyết hỗ trợ phương pháp trị liệu này là: Ánh sáng nhân tạo có thể thúc đẩy sự tỉnh táo. Nó cũng có thể thiết lập lại đồng hồ sinh học và cải thiện cảm xúc cho người sử dụng.
Để biết thêm về Liệu pháp ánh sáng, các bạn có thể tìm hiểu qua bài viết sau:
Trên đây là những thông tin về Căn bệnh Trầm Cảm mà mình đã tổng hợp được. Mong rằng bài viết này có thể bổ sung kiến thức cho chính bản thân và người thân. Bạn có tin rằng Trầm Cảm có thể bị đẩy lùi mãi mãi không? Bạn có từng xa lánh hay sợ hãi những người mắc bệnh trầm cảm không? Hãy cùng chia sẻ những ý kiến của mình dưới mục thảo luận nhé!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.
Nguồn tham khảo:
https://idesign.vn/graphic-design/moi-lien-he-giua-sang-tao-va-tram-cam-288157.html
trầm cảm
,hỏi khó chuyên gia
,phương pháp trị liệu
,tâm lý học
Ban đầu, trầm cảm chỉ gây ra các bất thường về cảm xúc. Tuy nhiên theo thời gian, bệnh nhân sẽ phát triển đầy đủ 3 nhóm biểu hiện chính là cảm xúc, tư duy và hoạt động bị ức chế. Ngoài ra, bệnh nhân bị trầm cảm còn gặp phải một số rối loạn tâm thần và nhiều vấn đề sức khỏe thể chất khác.
Từ năm 2012, trầm cảm đã được Tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp vào nhóm các vấn đề sức khỏe đáng quan tâm. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chính người bệnh, bệnh lý này còn gây ra gánh nặng đối với gia đình và xã hội. Theo thống kê của WHO, khoảng 5% dân số toàn cầu có những biểu hiện rối loạn trầm cảm rõ rệt. Dưới tác động của cuộc sống hiện đại, tỷ lệ người mắc bệnh lý này đang có xu hướng tăng lên.
Mời các bạn tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng rối loạn tâm lý này và các biện pháp can thiệp kịp thời để thể phòng và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Trung tâm Tâm Lý Trị Liệu NHC Việt Nam
Ban đầu, trầm cảm chỉ gây ra các bất thường về cảm xúc. Tuy nhiên theo thời gian, bệnh nhân sẽ phát triển đầy đủ 3 nhóm biểu hiện chính là cảm xúc, tư duy và hoạt động bị ức chế. Ngoài ra, bệnh nhân bị trầm cảm còn gặp phải một số rối loạn tâm thần và nhiều vấn đề sức khỏe thể chất khác.
Từ năm 2012, trầm cảm đã được Tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp vào nhóm các vấn đề sức khỏe đáng quan tâm. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chính người bệnh, bệnh lý này còn gây ra gánh nặng đối với gia đình và xã hội. Theo thống kê của WHO, khoảng 5% dân số toàn cầu có những biểu hiện rối loạn trầm cảm rõ rệt. Dưới tác động của cuộc sống hiện đại, tỷ lệ người mắc bệnh lý này đang có xu hướng tăng lên.
Mời các bạn tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng rối loạn tâm lý này và các biện pháp can thiệp kịp thời để thể phòng và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Bệnh Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị
tapchitamlyhoc.com