Trách nhiệm của nhà Nguyễn và những nguyên nhân chủ quan/khách quan nào đẩy nước ta rơi vào tay thực dân Pháp?
Tuần này, mình xin mạn phép mở phần "Tranh biện sử Việt" số 3. Rất mong được sự hưởng ứng và tranh biện nhiệt tình của các bạn.
Trong chủ đề này, các bạn hãy trình bày về vấn đề nước Việt Nam rơi vào tay Pháp thì trách nhiệm chủ yếu ở nhà Nguyễn với những chính sách ngoại giao, quân sự,... không phù hợp hay còn những nguyên nhân nào khác trong lịch sử mà các góc khuất này không được tiết lộ.
Mọi người có thể phản hồi ngay bên dưới câu hỏi này hoặc sử dụng bài viết liên kết để tham gia tranh luận nhé. ------Sau 01 tuần kể từ ngày mở tranh biện, mình và Noron! sẽ tổng hợp, lựa chọn 01 nội dung xuất sắc để vinh danh, tặng quà bằng hiện vật (Giải thưởng 200.000 đồng).
tranh biện sử việt
,nhà nguyễn
,thực dân pháp
,nguyên nhân
,chủ quan
,lịch sử
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Lan Huong Nguyen
Trả lời Tranh biện sử Việt Số 03: Trách nhiệm của nhà Nguyễn và những nguyên nhân chủ quan/khách quan nào đẩy nước ta rơi vào tay thực dân Pháp vào thế kỷ XX?
Triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945) 1. Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX. Trước đây, do nhận thức vấn đề chưa...
Hoàng Vũ Anh
Theo mình để có thể nói được hết mọi yếu tố từ khách quan đến chủ quan thì thực sự là rất khó, phải tổng hợp từ nhiều nguồn, phải có thời gian để phân loại, phân tích về dữ liệu đã thu thập. Việc nhà Nguyễn để mất nước theo mình là một phần của chu kỳ lịch sử khi mà các triều đại phong kiến khi ấy đều đang trong giai đoạn suy tàn, ở thời điểm đó không chỉ có VN mà còn rất nhiều nước khác trên thế giới cũng trở thành thuộc địa cho các nước thực dân.
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận là nhà Nguyễn đã quá bảo thủ, chậm tiếp thu cái mới, chậm thay đổi dẫn đến lạc hậu và mục nát. Vào thời kỳ đó VN không hề thiếu những người khai sáng, những nhà tư tưởng lỗi lạc, chỉ tiếc là tất cả đều không được chấp nhận. Sai lầm đó đã kéo theo 100 năm nô lệ của cả dân tộc, nhắc lại thì thấy thật đau xót. Sau đó còn là cuộc nội chiến 2 miền mà cho đến tận bây giờ vẫn còn nhiều tranh cãi. Thật sự hy vọng là chuyện này sẽ không bao giờ lặp lại, không bao giờ xảy ra với đất nước chúng ta thêm một lần nào nữa.
Lang thang
Nhà Nguyễn hay bất kỳ vị vua nào của nước Việt lúc đó cũng không đủ sức chống đỡ lực lượng của Tây Phương. Và không chỉ có nước Việt mà rất nhiều quốc gia khác đã trở thành nạn nhân của chủ nghĩa thực dân.
Tôi không tin chúng ta với giáo và gươm có thể chống đỡ được súng đạn của Tây phương, lựa chọn đầu hàng và thuần phục là lựa chọn hợp lý và khôn ngoan trong hoàn cảnh đó.
Nguyễn Văn Trọng
Thu Hiền Trần
1. Đánh giá khách quan:
Khi thực dân Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp:
2. Trách nhiệm chủ quan của nhà Nguyễn trong việc để mắt nước vào cuối thế kỉ XIX, phải thấy được việc mất nước là một quá trình từ không tất yếu cuối cùng chuyển sang tất yếu. Điều này có nghĩa là, ngay từ khi bắt đầu xâm, lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta. Dẫn chứng cho điều này là trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược nước ta cúng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khá quá cảnh giác với bọn thực dân nên đã tiến hành chính sách cấm đạo, bế quan tỏa cảng, không tổ chức toàn dân chống giặc, mà còn quá nhu nhược, thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng, bóc lột nhân dân… ngoài ra lại dựa vào nhà Thanh để chống Pháp. Song nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với thực dân Pháp trên số phận của Đại Nam, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác (Hòa ước năm Nhâm Tuất 1862, Hòa ước Giáp Tuất năm 1874 và cuối cùng là Hòa ước Patơnốt năm 1884). Với Hòa ước 1884, Đại Nam hoàn toàn mất độc lập, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, trở thành thuộc địa của Pháp, bị Pháp đô hộ.Nhận định tình hình nước ta khi Pháp phát động chiến tranh xâm lược, có thể khẳng định chế độ phong kiến Việt nam đang ngày càng suy yếu, lực lượng vật chất và tinh thân của nhân dân đang bị triều Nguyễn hủy hoại, chỉ có thể cứu vãn nguy cơ mất nươc nếu nhà cầm quyền sớm biết mở đường cho xã hội tiến lên theo hướng mới, tăng cường năng lực vật chất và tinh thần trong nhân dân để có đủ khả năng bảo vệ đất nước. Muốn vậy, chỉ có thể thực hiện được bằng cách điều chỉnh các mối sung đột giữa địa chủ với nông dân, giữa giai cấp phong kiến ngoan cố với thành phần tư sản chớm nở, chấn chỉnh quân đội, thu phục và cố kết nhân tâm, một yêu cầu mà nhà Nguyễn với tất cả những tồn tại và hạn chế của nó hoàn toàn không có khả năng đáp ứng.Kết quả nước Pháp đã vượt qua những khó khăn của chúng để cuối cùng thôn tính hoàn toàn Việt Nam. Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX là hiển nhiên, không thể chối cãi.
=>Đặt ra vấn đề" Liệu nước ta có thể tránh được cuộc xâm lăng của thực dân Pháp không?"
Có hai quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này.
Tuy nhiên lựa chọn quan điểm nào thì cũng là điều khá khó khăn, thách thức của Việt Nam ta trước nhiều biến động thế giới, sức mạnh to lớn của kẻ thù.
Trung Trần
Duy Dương
Tham khảo:
Sách: Vua Gia Long và người Pháp. Tác giả: Thụy Khê
Mỗi người sẽ đọc những nguồn tư liệu khác nhau và có những cảm nhận khác nhau
Minh Hoàng Nguyễn
[Tranh biện Sử Việt Số 3] Vấn đề nhà Nguyễn và Thiên Chúa Giáo
noron.vn
Rukahn
Do nhà Nguyễn số quá đen, dù cho cố gắng thế nào cũng khó hòa hơp và thống nhất những sự đứt gãy về tư tưởng nên thành ra giặc đến rất khó chống cự, tương quan về tiềm lực cũng hạn chế hơn