Trắc nghiệm Turing là gì?
Mình được biết nguồn gốc của Trí tuệ nhân tạo là do 1 nhà bác học người Anh Alan Turing xem xét vấn đề “liệu máy tính có khả năng suy nghĩ hay không?” nên sau này có cái gọi là Trắc nghiệm Turing. Có ai biết đến nó không, và có thể áp dụng nó cho những nghiên cứu khác được không?
trí tuệ nhân tạo
Chào bạn, với việc có trắc nghiệm Turing thì đã tạo tiền đề cho việc phát triển nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo.
Năm 1950, một nhà toán học người Anh là Alan Turing đã viết những trang sách đầu tiên trả lời một cách cụ thể câu hỏi: trí tuệ máy có liên hệ như thế nào với máy tính kỹ thuật số hiện đại. Tác phẩm “Máy tính và trí tuệ” (Turing 1950) của ông vẫn còn mang tính thời đại đối với việc đánh giá những tranh luận về khả năng tạo ra một máy tính thông minh, cũng như đối với những câu trả lời của tác phẩm này cho các tranh luận trên.
Turing, người nổi tiếng chủ yếu qua những đóng góp của ông cho lý thuyết về khả năng tính toán đã xem xét câu hỏi: liệu có thể làm cho một máy tính thực sự có khả năng suy nghĩ hay không ? Để giải quyết những mơ hồ trong câu hỏi này, ông đã đề xuất thay thế câu trả lời bằng kết quả của một trắc nghiệm mang tính thực nghiệm – trắc nghiệm Turing (Turing test) hay “trò chơi bắt chước”.
Trắc nghiệm Turing đo lường khả năng của một máy tính được coi là thông minh và so sánh với khả năng đó của con người – một đối tượng được xem là có hành vi thông minh nhất và là chuẩn mực duy nhất về trí tuệ. Trong trắc nghiệm này, một máy tính và một người tham gia trắc nghiệm được đặt vào trong các căn phòng cách biệt với một người thứ hai, người này được gọi là “người thẩm vấn”. Người thẩm vấn không thể nhìn thấy hay nói chuyện với bất kỳ ai trong trong hai đối tượng trên, cũng không biết được chính xác đối tượng nào là người hay máy tính, và cũng chỉ có thể giao tiếp với hai đối tượng đó thông qua một thiết bị soạn thảo văn bản, chẳng hạn như một thiết bị đầu cuối. Người thẩm vấn có nhiệm vụ phân biệt người với máy tính bằng cách chỉ dựa trên những câu trả lời của họ đối với những câu hỏi được truyền qua thiết bị liên lạc này. Trong trường hợp nếu người thẩm vấn không thể phân biệt được máy tính với người thì khi đó, theo Turing, máy tính này có thể được xem là thông minh.
Bằng cách cách ly người thẩm vấn với máy tính cũng như người tham gia vào trắc nghiệm, thí nghiệm này bảo đảm rằng người thẩm vấn sẽ không có thành kiến với sự xuất hiện của máy tính hay bất kỳ một đặc tính máy móc nào trong lời nói của nó. Tuy nhiên, với mục đích cố gắng phát hiện ra đâu là máy tính, người thẩm vấn có thể được tự do hỏi bất kỳ câu hỏi nào, cho dù là những câu hỏi bóng gió hay quanh co. Chẳng hạn, người thẩm vấn có thể yêu cầu cả hai đối tượng thực hiện một phép tính liên quan ít nhiều đến số học với giả định rằng máy tính sẽ thực hiện nhanh và chính xác hơn người. Để đối phó với chiến thuật này, một máy tính thông minh cần phải biết khi nào thì nó nên đưa ra một câu trả lời sai cho những bài toán nhằm tỏ ra nó giống con người. Một cách tương tự, để có thể phát hiện ra đặc tính con người dựa vào bản chất cảm xúc, người thẩm vấn cũng có thể hỏi cả hai đối tượng các kiến thức về thơ văn hay nghệ thuật. Và để đối phó với chiến thuật này đòi hỏi máy tính cũng phải có những kiến thức liên quan đến cảm xúc xuất phát từ con người.
Những đặc trưng quan trọng của trắc nghiệm này là :
Nó đưa ra một khái niệm khách quan về trí tuệ, tức là hành vi của một thực thể thông minh nào đó đáp ứng lại một tập hợp các câu hỏi đặc thù. Việc này cho chúng ta một chuẩn mực để xác định trí thông minh, đồng thời tránh được những tranh luận không cần thiết về bản chất “đúng” của nó.
Nó tránh cho chúng ta khỏi bị lạc đường bởi những câu hỏi rắc rối và hiện thời chưa thể trả lời được, chẳng hạn như máy tính có sử dụng những suy luận thích hợp bên trong nó hay không, hay máy tính thực sự có ý thức được những hành động của nó hay không.
Nó loại trừ bất cứ định kiến thiên vị nào vì bắt buộc người thẩm vấn chỉ tập trung vào nội dung các câu trả lời.
Nhờ những ưu điểm này, trắc nghiệm Turing đã cung cấp một cơ sở cho nhiều sơ đồ đánh giá mà những sơ đồ này được dùng thực sự cho các chương trình TTNT hiện đại. Người ta có thể đánh giá khả năng chuyên môn của một chương trình về một lĩnh vực nào đó bằng cách so sánh kết quả làm việc của nó với một chuyên gia khi cùng giải quyết một tập các bài toán cho trước. Kỹ thuật đánh giá này chỉ là biến thể của trắc nghiệm Turing: một nhóm chuyên gia sau đó sẽ được yêu cầu so sánh kết quả thực hiện của máy và người trên một tập hợp đặc thù các bài toán mà không được thấy các đối tượng. Chúng ta sẽ thấy rằng phương pháp luận này đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong cả hai giai đoạn phát triển và kiểm chứng của các hệ chuyên gia hiện đại.
Phan Khắc Tài
Chào bạn, với việc có trắc nghiệm Turing thì đã tạo tiền đề cho việc phát triển nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo.
Năm 1950, một nhà toán học người Anh là Alan Turing đã viết những trang sách đầu tiên trả lời một cách cụ thể câu hỏi: trí tuệ máy có liên hệ như thế nào với máy tính kỹ thuật số hiện đại. Tác phẩm “Máy tính và trí tuệ” (Turing 1950) của ông vẫn còn mang tính thời đại đối với việc đánh giá những tranh luận về khả năng tạo ra một máy tính thông minh, cũng như đối với những câu trả lời của tác phẩm này cho các tranh luận trên.
Turing, người nổi tiếng chủ yếu qua những đóng góp của ông cho lý thuyết về khả năng tính toán đã xem xét câu hỏi: liệu có thể làm cho một máy tính thực sự có khả năng suy nghĩ hay không ? Để giải quyết những mơ hồ trong câu hỏi này, ông đã đề xuất thay thế câu trả lời bằng kết quả của một trắc nghiệm mang tính thực nghiệm – trắc nghiệm Turing (Turing test) hay “trò chơi bắt chước”.
Trắc nghiệm Turing đo lường khả năng của một máy tính được coi là thông minh và so sánh với khả năng đó của con người – một đối tượng được xem là có hành vi thông minh nhất và là chuẩn mực duy nhất về trí tuệ. Trong trắc nghiệm này, một máy tính và một người tham gia trắc nghiệm được đặt vào trong các căn phòng cách biệt với một người thứ hai, người này được gọi là “người thẩm vấn”. Người thẩm vấn không thể nhìn thấy hay nói chuyện với bất kỳ ai trong trong hai đối tượng trên, cũng không biết được chính xác đối tượng nào là người hay máy tính, và cũng chỉ có thể giao tiếp với hai đối tượng đó thông qua một thiết bị soạn thảo văn bản, chẳng hạn như một thiết bị đầu cuối. Người thẩm vấn có nhiệm vụ phân biệt người với máy tính bằng cách chỉ dựa trên những câu trả lời của họ đối với những câu hỏi được truyền qua thiết bị liên lạc này. Trong trường hợp nếu người thẩm vấn không thể phân biệt được máy tính với người thì khi đó, theo Turing, máy tính này có thể được xem là thông minh.
Bằng cách cách ly người thẩm vấn với máy tính cũng như người tham gia vào trắc nghiệm, thí nghiệm này bảo đảm rằng người thẩm vấn sẽ không có thành kiến với sự xuất hiện của máy tính hay bất kỳ một đặc tính máy móc nào trong lời nói của nó. Tuy nhiên, với mục đích cố gắng phát hiện ra đâu là máy tính, người thẩm vấn có thể được tự do hỏi bất kỳ câu hỏi nào, cho dù là những câu hỏi bóng gió hay quanh co. Chẳng hạn, người thẩm vấn có thể yêu cầu cả hai đối tượng thực hiện một phép tính liên quan ít nhiều đến số học với giả định rằng máy tính sẽ thực hiện nhanh và chính xác hơn người. Để đối phó với chiến thuật này, một máy tính thông minh cần phải biết khi nào thì nó nên đưa ra một câu trả lời sai cho những bài toán nhằm tỏ ra nó giống con người. Một cách tương tự, để có thể phát hiện ra đặc tính con người dựa vào bản chất cảm xúc, người thẩm vấn cũng có thể hỏi cả hai đối tượng các kiến thức về thơ văn hay nghệ thuật. Và để đối phó với chiến thuật này đòi hỏi máy tính cũng phải có những kiến thức liên quan đến cảm xúc xuất phát từ con người.
Những đặc trưng quan trọng của trắc nghiệm này là :
Nó đưa ra một khái niệm khách quan về trí tuệ, tức là hành vi của một thực thể thông minh nào đó đáp ứng lại một tập hợp các câu hỏi đặc thù. Việc này cho chúng ta một chuẩn mực để xác định trí thông minh, đồng thời tránh được những tranh luận không cần thiết về bản chất “đúng” của nó.
Nó tránh cho chúng ta khỏi bị lạc đường bởi những câu hỏi rắc rối và hiện thời chưa thể trả lời được, chẳng hạn như máy tính có sử dụng những suy luận thích hợp bên trong nó hay không, hay máy tính thực sự có ý thức được những hành động của nó hay không.
Nó loại trừ bất cứ định kiến thiên vị nào vì bắt buộc người thẩm vấn chỉ tập trung vào nội dung các câu trả lời.
Nhờ những ưu điểm này, trắc nghiệm Turing đã cung cấp một cơ sở cho nhiều sơ đồ đánh giá mà những sơ đồ này được dùng thực sự cho các chương trình TTNT hiện đại. Người ta có thể đánh giá khả năng chuyên môn của một chương trình về một lĩnh vực nào đó bằng cách so sánh kết quả làm việc của nó với một chuyên gia khi cùng giải quyết một tập các bài toán cho trước. Kỹ thuật đánh giá này chỉ là biến thể của trắc nghiệm Turing: một nhóm chuyên gia sau đó sẽ được yêu cầu so sánh kết quả thực hiện của máy và người trên một tập hợp đặc thù các bài toán mà không được thấy các đối tượng. Chúng ta sẽ thấy rằng phương pháp luận này đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong cả hai giai đoạn phát triển và kiểm chứng của các hệ chuyên gia hiện đại.