Tp.HCM và toàn bộ khu vực ĐBSCL sẽ chìm ngập trong nước biển vào năm 2050?

  1. Kiến thức chung

Theo một bài post từ group "Hành tinh Titanic" (một Facebook group của một nhóm các bạn người Việt về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường), thì hình ảnh dưới đây sẽ là tình trạng của tpHCM và toàn bộ khu vực miền nam - ĐBSCL vào năm 2050.
Post này cũng cho biết các số liệu về biến đổi khí hậu từ tổ chức quốc tế IPCC thực sự là không đáng tin cậy, vì bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị quá nhiều. Bài post cũng quy tội cho các quan chức chính trị vô tâm, cho hệ thống kinh tế đã chi phối và đẩy con người đến bước đường này (thà hi sinh môi trường nhưng có một cuộc sống tiện nghi về vật chất).
Link gốc:
Các bạn nghĩ thế nào về việc này?
74284262_2462247280525150_8269734880183582720_n
Từ khóa: 

chìm

,

ngập nước

,

thành phố

,

tphcm chìm

,

biến đổi khí hậu

,

kiến thức chung

Những dự báo về tình trạng sụt lún, nước biển dâng sẽ nhấn chìm ĐBSCL hay TP.HCM trong vài chục năm tới thật sự đáng lo ngại. Trước tình trạng thiên tai, biến đổi khí hậu như vậy, con người phải xác định chỉ có thể xây dựng phương án dự phòng bằng cách tích hợp nhiều giải pháp.
Muốn như vậy, lãnh đạo, các cơ quan quy hoạch cần xem xét lại tất cả quy hoạch và phải có lựa chọn các hạng mục sao cho đảm bảo đúng yêu cầu quy định, đồng thời có thể thích ứng được với kịch bản biến đổi khí hậu xấu nhất không chỉ đến năm 2050 mà có thế ứng phó ngay từ thời điểm này.
Trả lời
Những dự báo về tình trạng sụt lún, nước biển dâng sẽ nhấn chìm ĐBSCL hay TP.HCM trong vài chục năm tới thật sự đáng lo ngại. Trước tình trạng thiên tai, biến đổi khí hậu như vậy, con người phải xác định chỉ có thể xây dựng phương án dự phòng bằng cách tích hợp nhiều giải pháp.
Muốn như vậy, lãnh đạo, các cơ quan quy hoạch cần xem xét lại tất cả quy hoạch và phải có lựa chọn các hạng mục sao cho đảm bảo đúng yêu cầu quy định, đồng thời có thể thích ứng được với kịch bản biến đổi khí hậu xấu nhất không chỉ đến năm 2050 mà có thế ứng phó ngay từ thời điểm này.
Tôi không nghĩ là chuyện này liên quan gì đến lãnh đạo VN. Mặc dù là người thường xuyên chỉ trích nhiều chính sách của VN, nhưng trong chuyện này thì không có gì có thể trách được họ.
Chuyện nước biển dâng có 2 vấn đề:
Thứ nhất, nó là một chu trình không thể ngăn cản bởi thiên nhiên: Trái đất đang ở trong thời kỳ nóng dần lên, vốn là thứ tiếp theo của kỷ băng hà cả mấy chục ngàn năm trước. Dù muốn dù không, dù cả thế giới có ngăn chặn thì cũng không được. Trừ khi chúng ta huỷ hoại toàn bộ môi sinh, và thành lập một hệ môi sinh nhân tạo ở quy mô toàn cầu. Việc này tất nhiên sẽ không làm nổi, mà nếu có làm nổi thì những người hoạt động môi trường cũng phản đối.
Thứ hai, sự nóng lên toàn cầu là có ảnh hưởng từ hoạt động của con người, nhưng nó không diễn ra trong một quốc gia, mà nó là toàn thế giới. Nói dễ hiểu thì việc xả khí thải ở Nam Mỹ có thể làm nước biển nhấn chìm DBSCL. Như vậy, chính sách ở VN không hẳn có liên quan, mà chúng ta cần xét trên một tổng thể toàn cầu.
Trong bài viết trên, người viết còn đánh lận con đen khi đề cập đến chuyện nhập rác.
Nói cho rõ rằng việc nhập rác vốn chẳng ăn nhập gì đến chuyện nước biển dâng. Cách viết "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thế này chỉ đánh lừa người thiếu kiến thức và hay nổi nóng thôi, chứ với các nhà khoa học chân chính thì họ cười cho.
Nhập rác, cũng giống như việc bê tông hoá đường xá, đê điều,... có thể khiến môi trường bị huỷ hoại, nhưng không khiến việc ngập nước bị nặng thêm. Nếu không muốn nói là chúng khiến việc xói mòn diễn ra chậm hơn (góp phần ngăn chặn việc xâm thực mặn hoặc bị ngập do thuỷ triều).
Theo bạn thì 1 tổ chức được quốc tế công nhận, các báo cáo được tổng hợp rộng rãi từ nghiên cứu của rất nhiều tổ chức khoa học khác nhau trên toàn thế giới đang tin hơn hay là báo cáo từ 1 tổ chức độc lập đáng tin hơn.
Người ta có xu hướng tin vào những thứ người ta muốn tin, mấy cái page môi trường ở VN báo cáo càng xấu, càng bi quan thì laị càng mang về chia sẻ để có cớ mà chửi tiếp. Trái Đất sẽ nóng lên, nước biển sẽ dâng, sau đó là băng hà... nó là 1 chu trình tự nhiên, các tác động của con người chỉ làm nó nhanh hơn thôi.
Đúng là để phát triển kinh tế thì phải đánh đổi lại là ô nhiễm môi trường, nước nào cũng thế cả thôi, chẳng qua có những thằng phát triển sẵn rồi, nó đẩy phần ô nhiễm sang những thằng đang phát triển và dùng tiền để cải thiện môi trường chỗ nó thôi.
"Có thể tôi sẽ làm một số người trong các bạn cảm thấy thất vọng, thế nhưng tôi không thể chia sẻ sự phấn khích mà các bạn đang thể hiện với bài diễn văn của Greta Thunberg.
Không có ai giải thích cho cô bé rằng thế giới hiện đại rất phức tạp và khác biệt, rằng rất nhiều người nghèo ở các nước Châu Phi và Châu Á đang mơ ước được sống trong sự giàu có như Thụy Điển.
Nếu có thể thì Greta hãy đến mà giải thích với những người dân nước đó, rằng vì sao họ nên tiếp tục sống trong nghèo khó và không nên phát triển như Thụy Điển đi."
- Tsar Putin
Mình đã từng vào kha khá page môi trường xem, nhưng chỉ thấy chửi là nhiều, đòi hỏi phải cắt gỉam cái này phải cắt giảm cái kia... Nhưng làm thế nào thì ko thấy ý kiến gì, cái đấy là việc của nhà nước, hỏi có chịu cắt điện 12 tiếng 1 ngày để khỏi xây nhà máy điện hay ko thì im bằng hết.
Quay lại với VN; ĐBSCL đã, đang và sẽ chìm chỉ là sớm hay muộn thôi, tranh thủ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp thích nghi với nó như bọn Hà Lan mới là việc cần làm chứ nó chìm thì chìm là cái chắc rồi.