Tốt nghiệp loại trung bình có khó xin việc không?

  1. Giáo dục

  2. Hướng nghiệp

  3. Hỏi xoáy Đáp hay

Em chào mn ạ, em là sv năm 3 và điểm GPA của em hiện tại khá thấp. E hơi lo lắng nếu e tốt nghiệp loại trung bình thì có khó xin việc ko ạ ?

E cảm ơn mn nhiều ạ !

Từ khóa: 

tốt nghiệp

,

bằng cấp

,

việc làm

,

giáo dục

,

hướng nghiệp

,

hỏi xoáy đáp hay

Nếu như bạn muốn theo đuổi ngành học mà bạn đương học, mà ngành lại là ngành mang tính chuyên môn cao như một nhánh khoa học kỹ thuật chuyên môn sâu ,... thì GPA khá quan trọng. 
Vì nó là minh chứng cho kiến thức nền mà bạn đã tích luỹ được từ bậc đại học, các công ty thuộc các ngành này luôn muốn tuyển người có kiến thức nền càng cao càng tốt để tiết kiệm thời gian "đào tạo lại"
Đặc biệt là các viện nghiên cứu khoa học, thì tiêu chí cứng với ứng viên là sinh viên mới ra trường thường là bằng giỏi trở lên.
Ngoài ra, những đơn vị như thế này thường yêu cầu thêm bảng điểm. Mục đích là để soi xem bạn học các môn chuyên môn có liên quan đến công việc có tốt không. 
Còn nếu bạn chỉ định làm một công việc chung chung, hay theo đuổi một ngành không yêu cầu tính chuyên môn cao. Thì quên bằng với điểm đi, chỉ cần khiến nhà tuyển dụng thấy bạn có kỹ năng và tính cách phù hợp là được.
Một tip nhỏ để tạo ấn tượng với người tuyển dụng là người có tuổi (thường là lãnh đạo của công ty lớn nào đó) là có kiến thức về xã hội và sử là lợi thế rất lớn. Những người này thường không quan tâm đến năng lực chuyên môn của bạn (vì với họ thì chỉ cần có "tố chất" là họ có thể đào tạo thành tài được) nhưng họ lại rất quan tâm đến những kiến thức xã hội của ứng viên.
Mình từng thấy khá nhiều người bị thủ trưởng cũ của mình loại vì mấy câu hỏi kiểu như:
"Chủ tịch tỉnh của cháu hiện giờ là ai?" "cháu có biết xem phong thuỷ không" "Ai đã đánh bại quân Tống trên sông Bạch Đằng?"
Chúc bạn may mắn!
Trả lời
Nếu như bạn muốn theo đuổi ngành học mà bạn đương học, mà ngành lại là ngành mang tính chuyên môn cao như một nhánh khoa học kỹ thuật chuyên môn sâu ,... thì GPA khá quan trọng. 
Vì nó là minh chứng cho kiến thức nền mà bạn đã tích luỹ được từ bậc đại học, các công ty thuộc các ngành này luôn muốn tuyển người có kiến thức nền càng cao càng tốt để tiết kiệm thời gian "đào tạo lại"
Đặc biệt là các viện nghiên cứu khoa học, thì tiêu chí cứng với ứng viên là sinh viên mới ra trường thường là bằng giỏi trở lên.
Ngoài ra, những đơn vị như thế này thường yêu cầu thêm bảng điểm. Mục đích là để soi xem bạn học các môn chuyên môn có liên quan đến công việc có tốt không. 
Còn nếu bạn chỉ định làm một công việc chung chung, hay theo đuổi một ngành không yêu cầu tính chuyên môn cao. Thì quên bằng với điểm đi, chỉ cần khiến nhà tuyển dụng thấy bạn có kỹ năng và tính cách phù hợp là được.
Một tip nhỏ để tạo ấn tượng với người tuyển dụng là người có tuổi (thường là lãnh đạo của công ty lớn nào đó) là có kiến thức về xã hội và sử là lợi thế rất lớn. Những người này thường không quan tâm đến năng lực chuyên môn của bạn (vì với họ thì chỉ cần có "tố chất" là họ có thể đào tạo thành tài được) nhưng họ lại rất quan tâm đến những kiến thức xã hội của ứng viên.
Mình từng thấy khá nhiều người bị thủ trưởng cũ của mình loại vì mấy câu hỏi kiểu như:
"Chủ tịch tỉnh của cháu hiện giờ là ai?" "cháu có biết xem phong thuỷ không" "Ai đã đánh bại quân Tống trên sông Bạch Đằng?"
Chúc bạn may mắn!

Chào thân mến với sinh viên năm 3 đang lo mình Tốt nghiệp loại Trung Bình!

Nếu bạn muốn làm trong cơ quan nhà nước: Bằng tốt nghiệp Trung bình sẽ cần có cái ô to. Và khuyên thật là có ô to thì bạn cũng nên phấn đấu có cái bằng khá để show.

Nếu bạn làm doanh nghiệp tư nhân thì mình chia sẻ với bạn thế này:

  1. Bằng cấp phản ánh 1 phần nào đó thái độ của bạn với trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn khi đi học. Bạn vào học ở trường giống như bạn vào làm ở công ty vậy. Kết quả học tập của bạn tốt thì có nghĩa khả năng bạn làm được việc cũng tốt.
  2. Nếu bạn muốn làm việc đúng ngành: Đừng lo lắng quá nếu bạn đạt điểm tốt ở các môn chuyên ngành. Kiến thức ở đại học là nền tảng cơ bản giúp bạn tiếp cận công việc nhanh, bài bản, và hiệu quả hơn. Đừng nghe vài người xui dại học đại học chẳng ứng dụng được gì =))) Chết đó.
  3. Hãy học tập, trải nghiệm công việc mà mình muốn trước khi bạn ra trường. Tìm hiểu xem ngành nghề muốn làm cần bắt đầu từ vị trí nào, làm những gì? Cần kiến thức và kỹ năng gì....để sẵn sàng cho công việc bạn muốn theo đuổi. Cơ hội thực tập học việc luôn rộng mở với các bạn sinh viên. Lưu ý: Xin việc có thể bạn sẽ bị từ chối, nhưng sau mỗi lần hãy rút kinh nghiệm tại sao mình bị từ chối để hoàn thiện hơn chứ đừng vội bỏ cuộc như nhiều bạn mình gặp. Bị từ chối mới có 4-5 lần mà đã em không xin việc nữa đâu:))))))).

Cuối cùng, thay vì việc lo lắng bằng tốt nghiệp Trung Bình có xin được việc không thì mình nghĩ bạn nên suy nghĩ rằng làm thế nào để có được công việc mà mình mong muốn? Làm thế nào trau dồi kỹ năng công việc đó cần? Làm thế nào để làm công việc đó tốt nhất...

Hãy cố gắng học tập tốt và trải nghiệm công việc sớm nhé Sinh viên năm 3!

Mình nghĩ không khó nếu như bạn đủ kiên trì, bản lĩnh. Chắc chắn là sẽ bị từ chối, có những thất bại, khó khăn thử thách. Nhưng cái mà người ta tìm ở bạn nhiều hơn là sự nỗ lực học hỏi, thay đổi để tốt lên hơn là nhìn vào tấm bằng của bạn đó. Tấm bằng chẳng thể nói lên đầy đủ và chính xác con người của bạn ở hiện tại. Vậy nên là không ngừng nỗ lực, học hỏi và trau dồi kinh nghiệm bạn nhé. Chúc bạn thành công☺

Thường nhà tuyển dụng không nhìn vào điểm số và xếp loại của em mà chỉ yêu cầu em có một cái bằng đại học là được. Em tốt nghiệp loại giỏi, khá em đi phỏng vấn vẫn trượt là chuyện bình thường. Quan trọng em cần hiểu cái mà doanh nghiệp, thị trường lao động cần và đòi hỏi ở em là gì. Đó là sự phù hợp với văn hóa làm việc, là kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, là ý chí, là khả năng chịu áp lực, là khả năng tạo ra lợi ích cho ông chủ. Những điều này em sẽ thể hiện khi đi phỏng vấn và trong quá trình làm việc. Em tốt nghiệp loại gì không quan trọng bằng việc em có gì. Không ai thuê một người không có gì vào làm việc cho mình cả. 

Theo e thì tốt nghiệp giỏi hoặc xuất sắc sẽ có lợi thế hơn thật. Nhưng một số ngành thì cta tốt nghiệp bằng gì khôbg quan trọng, người ta chỉ đòi hỏi chủ yếu về kĩ năng, kinh nghiệm mà mình có. Nói chung là theo em thì tốt nghiệp bằng gì không quan trọng. Quan trọng vào cách mình làm việc, kinh nghiệm, kĩ năng mà mình có.

Với cá nhân chị khi tuyển dụng thì với các bạn tốt nghiệp loại trung bình không phải điều gì quá to tát và khiến các bạn bị mất điểm hay yếu thế hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Chị từng chia sẻ ở trả lời trong câu hỏi này:

Tuy nhiên nó sẽ là một điểm yếu chết người nếu như em chẳng có kỹ năng hay chuyên môn gì. Thường các bạn sinh viên hồi đi học sẽ phải đánh đổi 1 trong 2 thứ, hoặc là đi làm thêm nhiều để tích luỹ kỹ năng kinh nghiệm sẽ phải đánh đổi GPA thấp hoặc là tập trung 4 năm học tập chuẩn chỉnh để có học bổng có một tấm bằng giỏi hay xuất sắc khi ra trường nhưng thiếu kinh nghiệm đi làm. Nếu bạn nào có thể cân bằng được cả 2 vừa học giỏi vừa có kinh nghiệm làm việc tốt thì đây là những ứng viên cực kỳ sáng giá, những bạn này có khả năng cân bằng và quản lý thời gian cực kỳ tốt. Nhưng ngược lại với những bạn GPA thấp lẹt đẹt cộng với việc chẳng có kỹ năng chuyên môn gì thì thực sự rất khó thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn.

Mình tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh tại đại học công đoàn năm 2015 loại trung bình, trường mình cũng phèn phèn thôi mà ra đi làm, làm đc 1 năm cũng lên lãnh đạo nhỏ xíu trưởng nhóm hết, có sao đâu. Quan trọng là bạn có năng lực và tự xác lập đc khả năng của mình