Top những sai lầm phổ biến nhất của ba mẹ khi giao tiếp với con
Tiến sĩ Robyn Silverman - chuyên gia trong lĩnh vực phát triển trẻ em đã chia sẻ rằng: “Tôi tin rằng trẻ em là những nhân tố quan trọng cần được phát triển, chứ không phải là để quản lý theo khuôn mẫu”. Chính bởi vậy, cô đã dành ra rất nhiều thời gian để quan sát và nghiên cứu cách trò chuyện với con trẻ một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
Dưới đây là top những sai lầm phổ biến nhất khi giao tiếp với con mình mà các ông bố bà mẹ thường vô tình không nhận ra được đúc kết từ nghiên cứu của tiến sĩ cũng như thực tế trong việc nuôi dạy con hiện nay của nhiều ba mẹ mà mình nhận ra.
1. Bạn nói cho trẻ biết chúng phải làm gì
Nếu con kể cho bạn rằng chúng đang gặp rắc rối với tình bạn ở lớp học, rằng bạn kia không thích con và không muốn chơi với con nữa, bạn bỗng hấp tấp hướng dẫn con mình phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này. Ý tôi là, bạn đã có kinh nghiệm để xử lý việc này rồi nên bạn nghĩ nhanh nhất sẽ là chia sẻ kinh nghiệm của mình cho chúng phải không?
Thực ra không ai muốn nhận một lời khuyên nào trừ khi họ thực sự cần nghe giải pháp, và trẻ con cũng vậy. Ngay cả khi con hỏi bạn: “Bây giờ con phải làm thế nào ạ?”, bạn hãy khoan đưa ra câu trả lời và thử thực hành theo lời khuyên dưới đây xem.
Giải pháp trong trường hợp này là: Hãy dẹp lời khuyên, kinh nghiệm của bạn qua một bên và thực sự lắng nghe tâm sự của con mình trước. Kể cả bạn đã biết bước tiếp theo nên làm là gì, nhưng không có nghĩa là con của bạn cần nghe chúng. Có thể là con của bạn chỉ cần một người lắng nghe chúng tâm sự hoặc giãi bày về vấn đề chúng đang gặp phải; hoặc đơn giản chỉ là một cái ôm an ủi của bạn cũng sẽ giúp con của bạn giải tỏa được nỗi phiền lòng. Bạn cần quan sát và lắng nghe để hiểu được nhu cầu khi con tâm sự với mình, tránh việc bạn phản xạ tự động đưa ra lời khuyên và nhầm tưởng rằng mình đang giúp con mình.
Tiếp đến, bạn có thể bắt đầu gợi ý cho con bằng cách đặt những câu hỏi mở: “Vậy con cảm thấy như thế nào? Con định sẽ làm gì để hòa giải với bạn? Bố/mẹ có thể làm gì để giúp con không?”. Nếu trẻ chia sẻ rằng chúng chỉ muốn bạn lắng nghe câu chuyện của mình, hãy trở thành những người lắng nghe xuất sắc nhất.
Có một cách khác nữa là bạn có thể tập hỏi con của mình rằng: “Con có muốn nghe lời khuyên của bố/mẹ không?”. Bằng cách này, bạn sẽ hỏi sự cho phép của con mình và trẻ sẽ cảm thấy được mở lòng hơn với bạn. Theo các nghiên cứu khoa học, việc bạn hỏi đối phương có muốn lắng nghe lời khuyên của mình không cũng sẽ giúp mọi thứ trở nên dễ dàng và cởi mở hơn.
2. Bạn quên soi gương trước khi trò chuyện với trẻ
Là phụ huynh, thật khó để lúc nào chúng ta cũng nhận thức cảm xúc hiện tại của mình khi đang trò chuyện với trẻ, và đôi khi biểu cảm trên khuôn mặt chúng ta chính là vấn đề. Bạn cứ thử tưởng tượng khi trẻ đang hỏi bạn về những vấn đề khó xử, còn khuôn mặt thì bạn đang tỏ ra sự lo lắng (của những vấn đề khác bạn đang phải suy nghĩ), điều đó vô tình sẽ khiến trẻ dừng câu chuyện đã làm phiền chúng lại và chúng sẽ tập trung lại vào điều gì đã khiến ba mẹ mình mệt mỏi thế kia.
Một ví dụ nổi tiếng khác là bạn đang trông con mình chơi trên sân, bỗng dưng trẻ bị té. Nếu bạn vẫn giữ được cảm xúc bình tĩnh, tỏ ra hết sức bình thường trên khuôn mặt của mình thì sau khi trẻ tự đánh giá được tình trạng của mình, trẻ sẽ tự đứng dậy và chơi đùa trở lại như bình thường.
Ngược lại nếu bạn tỏ ra hốt hoảng trên khuôn mặt của mình và chạy đến dỗ dành con như các bà, các mẹ hay làm: “Ôi con có làm sao không? Đánh chừa cái đất này làm ngã con.”, chính cảm xúc lo lắng của bạn mới làm trẻ cảm thấy bất an theo và òa khóc vì hoảng sợ không biết việc gì đang xảy ra mà mẹ/bà của mình hoảng hốt như vậy.
Một ví dụ nổi tiếng khác là bạn đang trông con mình chơi trên sân, bỗng dưng trẻ bị té. Nếu bạn vẫn giữ được cảm xúc bình tĩnh, tỏ ra hết sức bình thường trên khuôn mặt của mình thì sau khi trẻ tự đánh giá được tình trạng của mình, trẻ sẽ tự đứng dậy và chơi đùa trở lại như bình thường.
Ngược lại nếu bạn tỏ ra hốt hoảng trên khuôn mặt của mình và chạy đến dỗ dành con như các bà, các mẹ hay làm: “Ôi con có làm sao không? Đánh chừa cái đất này làm ngã con.”, chính cảm xúc lo lắng của bạn mới làm trẻ cảm thấy bất an theo và òa khóc vì hoảng sợ không biết việc gì đang xảy ra mà mẹ/bà của mình hoảng hốt như vậy.
Giải pháp trong trường hợp này là: Tốt nhất là bố mẹ cần làm chủ được cảm xúc của mình, hãy tập làm giãn cơ trên khuôn mặt của mình, nhất là đừng nhăn trán, nở nụ cười hàm tiếu trên gương mặt sẽ giúp bạn thư giãn tốt hơn. Hãy tập luyện trước gương để nhìn thấy rõ hơn cảm xúc và thái độ của mình lúc đấy. Bạn sẽ muốn gửi đến con mình một thông điệp ngầm qua biểu cảm của mình, để trẻ cảm thấy yên tâm tiếp tục trò chuyện mà không phải che giấu gì cảm xúc của chúng.
3. Bạn bật chế độ “sửa chữa” ngay lập tức
Các ông bố bà mẹ thuộc nhóm "máy bay trực thăng cứu hộ" hay “xe cứu thương khẩn cấp” đã trở nên quá phổ biến ngày nay. Họ đóng vai “những nhân viên cứu hộ” xử lý tất cả mọi vấn đề của con mình gặp phải.
Tưởng tượng tình huống này: Khi con của bạn về nhà và nói chúng bị điểm kém khi làm bài tập nhóm, bạn bè của con không muốn làm bài với con và không ai chịu giúp con cả. Một vài phụ huynh có thể sẽ hành động ngay lập tức bằng việc gọi cho cô giáo của con, phàn nàn rằng tại sao con của bạn lại bị đối xử như vậy và không công bằng cho con một chút nào cả. Thậm chí là ngay ngày hôm sau, các phụ huynh này sẽ đến trực tiếp tận trường để gặp cô giáo chủ nhiệm, xem tại sao cô và nhà trường lại để việc này xảy ra, mọi người có đang thực sự quan tâm đúng mực đến con của bạn hay không? Tất cả những phản ứng này của các ông bố bà mẹ sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng không thể tự xử lý vấn đề này của mình.
Tưởng tượng tình huống này: Khi con của bạn về nhà và nói chúng bị điểm kém khi làm bài tập nhóm, bạn bè của con không muốn làm bài với con và không ai chịu giúp con cả. Một vài phụ huynh có thể sẽ hành động ngay lập tức bằng việc gọi cho cô giáo của con, phàn nàn rằng tại sao con của bạn lại bị đối xử như vậy và không công bằng cho con một chút nào cả. Thậm chí là ngay ngày hôm sau, các phụ huynh này sẽ đến trực tiếp tận trường để gặp cô giáo chủ nhiệm, xem tại sao cô và nhà trường lại để việc này xảy ra, mọi người có đang thực sự quan tâm đúng mực đến con của bạn hay không? Tất cả những phản ứng này của các ông bố bà mẹ sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng không thể tự xử lý vấn đề này của mình.
Giải pháp trong trường hợp này là: Hãy quán triệt rằng đây là vấn đề của trẻ, không phải của bạn. Bạn cũng sẽ bắt đầu hỏi con bằng những câu hỏi nhỏ để kích thích khả năng tự xử lý vấn đề của trẻ: “Con sẽ định làm gì tiếp theo? Con có nghĩ ra cách nào để cải thiện việc này không?”. Nếu trẻ muốn bạn đưa ra lời khuyên, cũng đừng vội nói ra mà hãy tập gợi ý nhỏ giống như cả bố mẹ và trẻ đang tập động não xử lý vấn đề cùng nhau vậy. Với hành động này, bạn còn tập cho trẻ sự tự tin và xây dựng niềm tin rằng con có thể tự mình xử lý vấn đề này.
Ngay cả khi quyết định của trẻ không chính xác đi chăng nữa, bạn cũng đừng vội chỉnh nếu trong lựa chọn đó không có gì quá nghiêm trọng, hãy để cho trẻ tự thẩm định lại trải nghiệm của mình sau khi trải qua vấn đề đó. Điều này sẽ giúp con chủ động hơn trong việc xử lý vấn đề, rằng con luôn luôn có thể thử bất cứ cách nào con muốn ngay cả khi ý tưởng đầu tiên không thành công đi chăng nữa, con sẽ học cách tự đứng dậy và thử lại.
4. Bạn trả lời con bằng câu nói "Con chưa đủ lớn để hiểu, sau này lớn lên con sẽ hiểu".
Đây có thể là sai lầm thường gặp nhất của các bậc làm cha làm mẹ khi phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa hoặc những vấn đề nhạy cảm như: tình cảm, tình dục, chiến tranh, bạo lực… Khi bạn chưa tìm ra được câu trả lời phù hợp, bạn sẽ trả lời chống chế với trẻ rằng lớn lên con sẽ hiểu. Trên thực tế, hành động này thực sự nguy hiểm vì nó sẽ không kết thúc sự tò mò của trẻ, mà thay vào đó còn kích thích trẻ tự mò mẫm tìm ra câu trả lời - và thường đi kèm với những hậu quả ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Một ví dụ mà tôi thường được lắng nghe từ các ông bố bà mẹ đến chia sẻ khi gặp câu hỏi hóc búa của con mình về tình dục. Theo phản xạ, người lớn thường nói đó là chuyện của người lớn, khi nào con đủ lớn thì bố/mẹ sẽ nói chuyện với con về việc đó. Nhưng chỉ vài tuần sau, con của họ đã nói rằng chúng không cần biết nữa vì bạn bè của con đã… kể cho con nghe rồi. Và câu chuyện tiếp tục leo thang hơn nữa khi bạn của con hóa ra nghe từ ông anh trai - một đứa trẻ vị thành niên tự tìm kiếm thông tin trên google và tự mình xem phim khiêu dâm trên mạng khi không có sự kiểm soát của bố mẹ.
Khi con trẻ muốn hỏi chúng ta một vấn đề nào đó, đơn giản là các con muốn có được câu trả lời đúng mực. Đó cũng là cơ hội cho các bậc làm cha mẹ như chúng ta chia sẻ thẳng thắn với con của mình, bao gồm cả việc giáo dục cho trẻ và thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái đang ở tình trạng như thế nào. Khi các bố mẹ chọn cách dập tắt câu hỏi của trẻ bằng những câu trả lời không thuyết phục, sẽ vô tình khiến bố mẹ không còn được con cái cảm thấy tin tưởng và đặc quyền của bố mẹ sẽ có thể bị chuyển sang những đối tượng khác.
Giải pháp trong trường hợp này là: Khi con của bạn đặt câu hỏi như vậy tức là con đã đủ lớn để tiếp nhận câu trả lời. Vậy bạn hãy đừng dè dặt khi đưa câu trả lời cho con. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn, hãy nghiên cứu trước khi đưa ra câu trả lời.
Với kinh nghiệm của Anh Than - một người ba đặc biệt nhận trách nhiệm ở nhà nuôi con, đã có những chia sẻ của anh trên mạng xã hội về việc nuôi dạy con ngay cả khi con còn nhỏ:
“Khi bé chưa tròn 1 tuổi khóc giận vì ba mẹ bỏ bê, không ôm ấp, bế bồng thì làm gì? Thay vì chịu thua và đáp ứng ngay nhu cầu, bạn hãy tạo thử thách bằng cách ngồi gần nói chuyện, giải thích cho bé vì sao ba mẹ không thể ở bên con cả ngày được. Cứ nói chuyện như hai người trưởng thành với nhau. Bé không hiểu hết nhưng sẽ cảm được thông điệp và thích nghi dần với lối ứng xử văn minh và đầy trân trọng này của bạn.”
Vì vậy ở bất kì lứa tuổi nào, chúng ta đừng sợ con của mình không hiểu chuyện. Hãy cố gắng thay đổi điều này nhé!
Một ví dụ mà tôi thường được lắng nghe từ các ông bố bà mẹ đến chia sẻ khi gặp câu hỏi hóc búa của con mình về tình dục. Theo phản xạ, người lớn thường nói đó là chuyện của người lớn, khi nào con đủ lớn thì bố/mẹ sẽ nói chuyện với con về việc đó. Nhưng chỉ vài tuần sau, con của họ đã nói rằng chúng không cần biết nữa vì bạn bè của con đã… kể cho con nghe rồi. Và câu chuyện tiếp tục leo thang hơn nữa khi bạn của con hóa ra nghe từ ông anh trai - một đứa trẻ vị thành niên tự tìm kiếm thông tin trên google và tự mình xem phim khiêu dâm trên mạng khi không có sự kiểm soát của bố mẹ.
Khi con trẻ muốn hỏi chúng ta một vấn đề nào đó, đơn giản là các con muốn có được câu trả lời đúng mực. Đó cũng là cơ hội cho các bậc làm cha mẹ như chúng ta chia sẻ thẳng thắn với con của mình, bao gồm cả việc giáo dục cho trẻ và thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái đang ở tình trạng như thế nào. Khi các bố mẹ chọn cách dập tắt câu hỏi của trẻ bằng những câu trả lời không thuyết phục, sẽ vô tình khiến bố mẹ không còn được con cái cảm thấy tin tưởng và đặc quyền của bố mẹ sẽ có thể bị chuyển sang những đối tượng khác.
Giải pháp trong trường hợp này là: Khi con của bạn đặt câu hỏi như vậy tức là con đã đủ lớn để tiếp nhận câu trả lời. Vậy bạn hãy đừng dè dặt khi đưa câu trả lời cho con. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn, hãy nghiên cứu trước khi đưa ra câu trả lời.
Với kinh nghiệm của Anh Than - một người ba đặc biệt nhận trách nhiệm ở nhà nuôi con, đã có những chia sẻ của anh trên mạng xã hội về việc nuôi dạy con ngay cả khi con còn nhỏ:
“Khi bé chưa tròn 1 tuổi khóc giận vì ba mẹ bỏ bê, không ôm ấp, bế bồng thì làm gì? Thay vì chịu thua và đáp ứng ngay nhu cầu, bạn hãy tạo thử thách bằng cách ngồi gần nói chuyện, giải thích cho bé vì sao ba mẹ không thể ở bên con cả ngày được. Cứ nói chuyện như hai người trưởng thành với nhau. Bé không hiểu hết nhưng sẽ cảm được thông điệp và thích nghi dần với lối ứng xử văn minh và đầy trân trọng này của bạn.”
Vì vậy ở bất kì lứa tuổi nào, chúng ta đừng sợ con của mình không hiểu chuyện. Hãy cố gắng thay đổi điều này nhé!
5. Bạn dạy con một bài học
Và hành động cuối cùng mà các ba mẹ hay mắc phải trong quá trình trao đổi với con đó là thay vì thảo luận, trò chuyện với con thì bạn dạy con rằng con nên phải làm gì, hoặc bài học dành cho con là… Một cuộc trò chuyện, thảo luận luôn luôn có sự tham gia cả từ hai phía. Nhưng đứng ở cương vị là người lớn, bạn sẽ thường cho phép mình có đặc quyền của một người đã có kinh nghiệm và coi con mình chỉ là những đứa trẻ non nớt, chưa biết gì cả.
Khi bạn dạy con kiểu như vậy, bạn đang trao đổi thông tin 1 chiều, tức chỉ truyền tải thông tin của bạn tới con, chứ không phải trò chuyện, lắng nghe hay thảo luận vấn đề đó với con mình. Theo nghiên cứu, trẻ muốn bố mẹ mình lắng nghe và chia sẻ cảm xúc với chúng nhiều hơn, chứ không coi bạn là một dạng như huấn luyện viên, thầy cô giáo ở trường. Mà chưa kể, bạn còn từ bỏ cơ hội lắng nghe suy nghĩ của trẻ, điều thực sự mà trẻ đang tư duy và sau đó sẽ hành động là gì.
Khi bạn dạy con kiểu như vậy, bạn đang trao đổi thông tin 1 chiều, tức chỉ truyền tải thông tin của bạn tới con, chứ không phải trò chuyện, lắng nghe hay thảo luận vấn đề đó với con mình. Theo nghiên cứu, trẻ muốn bố mẹ mình lắng nghe và chia sẻ cảm xúc với chúng nhiều hơn, chứ không coi bạn là một dạng như huấn luyện viên, thầy cô giáo ở trường. Mà chưa kể, bạn còn từ bỏ cơ hội lắng nghe suy nghĩ của trẻ, điều thực sự mà trẻ đang tư duy và sau đó sẽ hành động là gì.
Giải pháp trong trường hợp này là: Hãy nhớ rằng đây là cuộc trò chuyện, tâm sự, chia sẻ. Nếu bạn chợt nhận ra bạn là người duy nhất nói trong cuộc đàm thoại với trẻ, hãy dừng lại, quan sát cảm xúc của trẻ và đặt cho trẻ những câu hỏi để gợi mở lại cuộc nói chuyện. Bạn cần thật sự tập trung vào việc lắng nghe, chia sẻ.
6. Không có sự giao tiếp bình đẳng
Một câu nói phổ biến của cha mẹ là:"Khi người lớn nói, trẻ con không được ngắt lời!"
Khi trẻ tò mò và đặt câu hỏi, cha mẹ sẽ trách:“Sao mà con thắc mắc nhiều thế, hỏi lắm vậy. Con tự tìm hiểu đi”.
Trong thâm tâm của những ông bố bà mẹ này luôn nghĩ mình là người lớn, còn là trẻ con thì phải vâng lời, nếu không nghe lời thì mắng mỏ, đánh đập. Nếu cứ tiếp tục như vậy, dần dần trẻ không thích nói nữa, vì nếu hỏi trẻ chẳng được gì ngoài việc bị mắng. Quan trọng hơn, lòng tự trọng của trẻ bị vùi dập và chúng dần trở nên tự ti.
7. Luôn nhắc lại sai lầm của con
Cha mẹ không nên lôi những việc con bạn đã làm sai trong quá khứ để cảnh báo trẻ. Điều này khiến trẻ cảm thấy thất vọng và nghĩ rằng cha mẹ không tôn trọng chúng dù đã sửa sai và làm mọi việc tốt hơn. Trẻ sẽ không cố gắng thúc đẩy bản thân hơn nữa.
Cách cha mẹ giao tiếp hàng ngày với con cái có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về nhận thức của trẻ. Trên đây là những sai lầm rất phổ biến khi ba mẹ giao tiếp với con. Lặp lại những hình thức giao tiếp như vậy sẽ dần khiến bé trở nên tự ti và mất hứng thú trong việc khám khá thế giới xung quanh. Ba mẹ nhất định cần lưu ý và chỉnh sửa lại hành vui giao tiếp của mình sao để việc nuôi dưỡng và dạy dỗ con yêu đạt hiệu quả nhất nhé.
nuôi dạy trẻ
,mẹ và bé
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian