Top các trường Đại học khối Kĩ thuật tại Hà Nội

  1. Hướng nghiệp

Hôm trước mình có thống kê lại một số trường Đại học khối Kinh tế tốt tại Hà Nội, hôm nay mình sẽ cùng xem lại danh sách các trường khối Kĩ thuật bao gồm những cái tên nào nhé.

Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) là một trong những trường đại học kỹ thuật đa ngành hàng đầu tại Việt Nam và cũng là một trong các trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Đây là một trong 13 thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Châu Á -Thái Bình Dương mang tên AOTULE (Asia-Oceania Top University League on Engineering).

Theo báo cáo của dự án SCImago, khi tiến hành xếp hạng 5.147 trường đại học và tổ chức nghiên cứu trên thế giới năm 2016, ĐH Bách Khoa Hà Nội đứng đầu trong 4 tổ chức giáo dục của Việt Nam bao gồm Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM, Viện Khoa học & Công nghệ Hàn lâm Việt Nam và ĐH Quốc gia Hà Nội. Đại học Bách khoa Hà Nội là nơi đã đào tạo ra những kĩ sư kĩ thuật hàng đầu Việt Nam.

Có thể nói nhắc đến khối Kĩ thuật thì Bách khoa luôn đứng vị trí dẫn đầu, từ khâu tuyển chọn đến quá trình học tập suốt 5 năm đầy khó khăn, thử thách. Mức độ khốc liệt của các trường Kĩ thuật thì luôn ở mức cao nhưng Bách khoa thì cao đầu bảng luôn.

Hằng năm, số lượng sinh viên bị đào thải luôn là con số hàng nghìn, độ học thuật cao và các thầy không có sự nhân nhượng trong học tập. Chính vì thế mà sau 5 năm rèn luyện ấy tấm bằng Bách khoa thực sự có giá trị vì nó minh chứng cho quá trình học tập thực sự, cố gắng thực sự.

Lý do gọi là Đại học Bách khoa vì các chuyên ngành của trường rất đa dạng, chưa kể điểm cộng là khuôn viên rộng rãi đến mức trở thành phường Bách khoa, sinh viên được học trong một không gian đẹp và thoáng đãng. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, từ năm 2007, trường có 88 bộ môn, 15 trung tâm và phòng thí nghiệm thuộc 15 khoa và 6 viện; 1 bộ môn, 26 trung tâm và phòng thí nghiệm trọng điểm trực thuộc trường, 3 doanh nghiệp, 21 phòng, ban và nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội.

Điểm chuẩn của trường dao động trong khoảng từ 21 đến 29,5

  • Đối với tổ hợp môn không có môn chính: ĐX = [(Môn1+Môn2 + Môn3)] + Điểm ưu tiên (KV/ĐT).
  • Đối với tổ hợp môn có môn chính: ĐX = [(Môn 1+ Môn2 + Môn3 +Môn chính) x ¾] + Điểm ưu tiên (KV/ĐT)
https://cdn.noron.vn/2020/12/15/225737982507996-1608014760_1024.jpg

Đại học Xây dựng Hà Nội

Trường Đại học Xây dựng (National University of Civil Engineering) là một trong những trường đại học công lập đứng đầu về đào tạo nhóm ngành xây dựng tại miền Bắc Việt Nam. Tiền thân là Khoa Xây dựng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ năm 1956. Đến năm 1966 tách ra thành trường riêng. Đến năm 2017, trường trở thành 1 trong 4 trường đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu do Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) công nhận (nguồn Toplist).

So với độ bề thế và rộng rãi của Bách khoa thì Xây dựng khá khiêm tốn, điểm cộng là trường nằm ở trục đường Giải Phóng là khu trung tâm nên đi lại thuận tiện, dễ dàng giao lưu với các trường lân cận.

Những năm gần đây sinh viên Xây dựng ngày càng năng động tham gia các cuộc thi, tương tác trong nội bộ và các trường bạn, cho thấy sinh viên Xây dựng không hề khô cứng.

Nếu muốn đầu tư nghiêm túc và theo đuổi một trường đào tạo bài bản về khối ngành xây dựng thì đây sẽ là lựa chọn rất chính xác.

Điểm chuẩn của trường dao động từ 16 đến 24.

https://cdn.noron.vn/2020/12/15/225737982507997-1608014774_1024.jpg

Đại học Giao thông vận tải

Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (University Of Transport Technology - UTT) là trường Đại học công lập được nâng cấp năm 2011 từ Trường Cao đẳng giao thông vận tải- trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Tiền thân là trường Cao đẳng Công chính, được thành lập ngày 15/11/1945. Trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực về công nghệ kỹ thuật giao thông, công nghệ kỹ thuật cơ khí, ô tô, kinh tế, vận tải, logistics, CNTT, điện tử viễn thông, môi trường... theo định hướng ứng dụng phục vụ ngành GTVT và các ngành kinh tế quốc dân. Năm 2016, Trường được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch phát triển thành trường đại học trọng điểm Quốc gia; năm 2017 trường là 1 trong 15 trường đại học đầu tiên của Việt Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học (nguồn Toplist).

Khoa Công trình được coi là khoa đắt giá nhất của Giao thông với một số ngành học nổi bật như: Khoa Công trình: Bộ môn đường bộ; Bộ môn cầu hầm; Bộ môn đường sắt; Bộ môn Công trình Giao thông Công chính và môi trường;

Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường
; Bộ môn đường ôtô & sân bay; Bộ môn Công trình giao thông thành phố và công trình thủy… rất đặc thù của lĩnh vực Giao thông vận tải.

Điểm chuẩn của trường dao động từ 17 đến 25.

Nếu Bách khoa số 1 về việc khắc nghiệt thì Giao thông cũng không thể xếp số 3, hằng năm lượng sinh viên đào thải rất lớn và quá trình đào tạo hết sức khắt khe. Đặc sản của Giao thông nữa là các sinh viên thích nhậu, uống bia rượu cực giỏi.

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Hanoi University of Industry - HaUI) là một trường đa cấp, đa ngành nghề, định hướng ứng dụng và thực hành trực thuộc Bộ Công thương, được nâng cấp lên Đại học năm 2005 trên cơ sở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, tiền thân là trường Chuyên nghiệp Hà Nội do Pháp thành lập năm 1898 (nguồn Toplist).

Trường nằm ở vị trí khá xa trung tâm và có diện tích sử dụng khá rộng lên tới 5 hecta. Do đầu vào của trường ở mức thấp hơn so với Bách khoa, Xây dựng, Giao thông nên phù hợp với các bạn có lực học mức trung. Trường có tới 34 ngành cho các sinh viên lựa chọn, tuy là trường kĩ thuật nhưng vẫn mở rộng thêm một số ngành kinh tế.

Trường đào tạo đầy đủ cấp bậc từ tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư thực hành hệ 4 năm, cử nhân kinh tế, cao đẳng kỹ thuật, cao đẳng nghề, trung cấp kỹ thuật, trung cấp nghề tới sơ cấp nghề. Với định hướng đi sâu vào thực hành, trường cung cấp lực lượng lao động thực chiến, tốt nghiệp là có thể làm việc ngay.

Điểm chuẩn của trường dao động từ 18 đến 25.

https://cdn.noron.vn/2020/12/15/763923072671871-1608014845_1024.jpg

Đại học FPT

Tuy là một trường đại học dân lập nhưng FPT có nhiều chương trình đào tạo khác nhau như Đại học, Cao đẳng, sau đại học, các chương trình liên kết quốc tế. Chương trình đào tạo hệ đại học của Trường Đại học FPT thường được chia làm 4 giai đoạn cơ bản:

· Giai đoạn chuẩn bị: sinh viên tham gia tuần lễ Định hướng, tháng Rèn luyện tập trung và các môn học Kỹ năng mềm về phương pháp học tập ở bậc đại học, học tiếng Anh (nếu cần) để đạt nâng lực tiếng Anh cần thiết cho giai đoạn học sau.

· Giai đoạn 2: sinh viên được trang bị kiến thức từ cơ sở, căn bản đến nâng cao của ngành học, giáo dục thể chất và các kỹ năng phát triển cá nhân. Đặc biệt sinh viên sẽ học thêm một ngoại ngữ tự chọn là tiếng Trung hoặc Tiếng Nhật bên cạnh việc học tiếng Anh nâng cao.

· Giai đoạn 3: chương trình học tập tại doanh nghiệp (On-the-Job-Training, OJT). Sinh viên được gửi đi học tập trong môi trường thực tế tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua việc được tham gia làm việc trong các dự án, thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn tại doanh nghiệp.

· Giai đoạn 4: sinh viên quay về trường, học chuyên ngành hẹp và làm đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp.

Chính nhờ sự thay đổi về phương pháp đào tạo gắn chặt với nhu cầu của doanh nghiệp nên FPT là một cái tên được nhiều sinh viên lựa chọn. Chiến lược nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự sau đào tạo, đào tạo sát với bối cảnh và thực tiễn giúp cho chương trình học được đổi mới liên tục, phù hợp với thời cuộc.

Vì là trường dân lập nên học phí tương đối cao, cần cân nhắc kĩ trước khi lựa chọn. Trường tuyển sinh theo 2 hình thức phương thức xét tuyển học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT.

Bên cạnh đó các bạn có thể tham khảo thêm một số cái tên như: Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, Đại học Mỏ - Địa chất…

https://cdn.noron.vn/2020/12/15/225737982507998-1608014925_1024.png

Lời kết

Tuỳ theo sức học và khả năng của mỗi người, bạn hãy lựa chọn cho phù hợp, nhưng có một thực tế đó là khối Kĩ thuật sẽ đòi hỏi cao hơn, khó hơn so với khối Kinh tế do đó mong các bạn hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định.

Trần Huyền.

Từ khóa: 

hướng nghiệp

Mình có góp ý nhỏ một chút. Hầu như ai cũng biết tiếng ĐHQG Hà Nội, bạn có thấy lạ khi danh sách của bạn không có ĐHQG HN không? Mình học kỹ thuật, và tốt nghiệp ĐHQG HN nhé ^^. Lúc mình thi vào thì đầu vào khó hơn BK :)

Trả lời

Mình có góp ý nhỏ một chút. Hầu như ai cũng biết tiếng ĐHQG Hà Nội, bạn có thấy lạ khi danh sách của bạn không có ĐHQG HN không? Mình học kỹ thuật, và tốt nghiệp ĐHQG HN nhé ^^. Lúc mình thi vào thì đầu vào khó hơn BK :)