Tống Thị Toại - Mỹ nhân khiến triều Nguyễn một thời điêu đứng
Trong lịch sử nước Việt, có nhiều nữ nhân tài danh trên khắp các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến giáo dục, thi ca. Thế nhưng, dùng nhan sắc của mình để tiến thân, tiến hành âm mưu lật đổ chính quyền Chúa Nguyễn thì có lẽ chỉ có một, đó là Tống Thị - một nữ nhân đã làm rung chuyển phủ chúa Nguyễn ở Đàng trong nửa đầu thế kỷ XVII.
Tống Thị là chính thất của vương tử Nguyễn Phúc Kỳ, con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, hai người có với nhau ba mặt con trai. Cha của Tống Thị là Tống Phước Thông nghĩ rằng gia tộc sẽ được thơm lây vinh hiển của con gái. Tuy vậy, khi đang làm trấn thủ Quảng Nam, vương tử Nguyễn Phúc Kỳ không may qua đời sớm. Khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên qua đời, vương tử thứ hai là Nguyễn Phúc Lan được tôn lên ngôi chúa, thường gọi là Chúa Thượng.
Khi con rể chết, Tống Phước Thông tỏ ra thất vọng, liền “dẫn gia quyến lẻn ra ngoài cửa Eo” bỏ trốn về Bắc, sau đó được chúa Trịnh Tráng tin dùng, chỉ còn mình Tống Thị ở lại Nam.
Tuy chồng chết, nhưng Tống Thị không từ bỏ tham vọng quyền lực. Năm 1639, Tống Thị vào yết kiến chúa Nguyễn Phúc Lan, "tống thị có vẻ xinh đẹp, khéo ứng đối, từng nhân việc vào ra mắt, đem tình trạng đau khổ kêu xin và xâu một chuỗi (ngọc) bách hoa để dâng. Chúa thương tình, cho được ra vào cung phủ. Thị thần có người can nhưng chúa không nghe".
Tưởng chừng mối quan hệ "chị dâu - em chồng" đó có thể mang lại vinh hiển cho Tống Thị. Thế nhưng, Tống Thị lợi dụng sự ân sủng đó mà vun vén của cải cá nhân, nhận hối lộ, thẳng tay bóc lột dân đen. Thấy chúa Thượng vì Tống Thị mà bỏ bê triều chính, quan Phạm Nội tán vạch tội Tống Thị với chúa, nghe theo lời khuyên đó mà chúa thức tỉnh. Tống Thị dần đánh mất sự sủng sái của chúa Nguyễn Phúc Lan.
Sinh mệnh bị đe dọa, nhân có cha là Tống Phước Thông ở Đông Kinh đang được chúa Trịnh Tráng tin dùng, Tống Thị liền bí mật gửi thư xin Trịnh Tráng cất quân đánh vào Nam và hứa sẽ đem gia tài giúp vào việc quân. Trịnh Tráng nhận thư, liền cùng triều thần bàn việc cất quân đánh vào Đàng Trong. Năm 1643, quân Trịnh vào Nam nhưng không thu được thắng lợi gì, và âm mưu của Tống Thị chưa bại lộ nên không bị trị tội.
Năm 1648, quân Trịnh lại tấn công vào Nam lần nữa. Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan cầm quân chống lại, nhưng bị ốm rồi qua đời ở tuổi 48, con trưởng ông là Nguyễn Phúc Tần lên nối ngôi, tục gọi là Chúa Hiền.
Lúc này, Tống Thị lại phạm tội một lần nữa.
Trước kia, khi Tống Thị ở bên Chúa Nguyễn Phúc Lan đã làm nhiều chuyện bậy bạ, quan Chưởng cơ Nguyễn Phúc Trung (em ruột Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan) muốn giết đi, Tống Thị sợ quá bèn tìm cách phải bủa lưới tình với Phúc Trung. Tống Thị chinh phục được ân sủng của võ quan hung bạo và sau đó, xúi Nguyễn Phúc Trung đứng ra làm phản lật đổ Nguyễn Phúc Tần. "Việc bị bại, Trung bị giam xuống ngục, rồi chết. Còn Tống Thị, tang vật đã rõ ràng không thể chạy chữa gì nữa, bị chém và bêu đầu giữa chợ. Theo lệnh Chúa, tịch thu gia sản to lớn của Tống Thị phân phát cho quân, dân trong vùng".
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần nhận xét về Tống Thị và cả gia đình Tống Phước Thông như sau:
"Những gia đình có giáo dục đàng hoàng chưa hẳn đã có được những đứa con tử tế, nhưng những đứa con tử tế bao giờ cũng là sản phẩm của một quá trình giáo dục đàng hoàng. Như Tống Phước Thông, nếp nghĩ ấy, tâm địa ấy… đòi con ông đàng hoàng thì có khác gì đòi loài cọp con phải nhân từ ? Một lần Tống Thị đẩy đưa với em chồng, thôi thì cứ cho là khát khao chưa dứt, lầm lỡ dẫu nặng cũng có thể tạm bỏ qua. Thêm một lần quan hệ bất chính với Tôn Thất Trung, thôi thì cứ cho là vì sự sống còn của riêng thân mà dùng vũ khí tạo hóa ban cho để thoát nạn. Đến như hai lần làm chuyện phản nghịch, thì Tống Thị hỡi, ngàn năm không ai hiểu cho bà. Nỗi lòng Tống Thị, khó nói thay! Một người đàn bà góa bụa, từng sinh hạ những ba người con trai, thế mà từ chúa Nguyễn Phúc Lan tới võ tướng cao cấp là Tôn Thất Trung phải xiêu lòng, cả đến chúa Trịnh xa tít ở Đàng Ngoài cũng phải tin lời mà xuất chinh vất vả. Khiếp thay!".
Nguồn tra cứu:
- Đại Nam Thực Lục.
- Việt Sử Giai Thoại.
Khi con rể chết, Tống Phước Thông tỏ ra thất vọng, liền “dẫn gia quyến lẻn ra ngoài cửa Eo” bỏ trốn về Bắc, sau đó được chúa Trịnh Tráng tin dùng, chỉ còn mình Tống Thị ở lại Nam.
Tuy chồng chết, nhưng Tống Thị không từ bỏ tham vọng quyền lực. Năm 1639, Tống Thị vào yết kiến chúa Nguyễn Phúc Lan, "tống thị có vẻ xinh đẹp, khéo ứng đối, từng nhân việc vào ra mắt, đem tình trạng đau khổ kêu xin và xâu một chuỗi (ngọc) bách hoa để dâng. Chúa thương tình, cho được ra vào cung phủ. Thị thần có người can nhưng chúa không nghe".
Tưởng chừng mối quan hệ "chị dâu - em chồng" đó có thể mang lại vinh hiển cho Tống Thị. Thế nhưng, Tống Thị lợi dụng sự ân sủng đó mà vun vén của cải cá nhân, nhận hối lộ, thẳng tay bóc lột dân đen. Thấy chúa Thượng vì Tống Thị mà bỏ bê triều chính, quan Phạm Nội tán vạch tội Tống Thị với chúa, nghe theo lời khuyên đó mà chúa thức tỉnh. Tống Thị dần đánh mất sự sủng sái của chúa Nguyễn Phúc Lan.
Sinh mệnh bị đe dọa, nhân có cha là Tống Phước Thông ở Đông Kinh đang được chúa Trịnh Tráng tin dùng, Tống Thị liền bí mật gửi thư xin Trịnh Tráng cất quân đánh vào Nam và hứa sẽ đem gia tài giúp vào việc quân. Trịnh Tráng nhận thư, liền cùng triều thần bàn việc cất quân đánh vào Đàng Trong. Năm 1643, quân Trịnh vào Nam nhưng không thu được thắng lợi gì, và âm mưu của Tống Thị chưa bại lộ nên không bị trị tội.
Năm 1648, quân Trịnh lại tấn công vào Nam lần nữa. Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan cầm quân chống lại, nhưng bị ốm rồi qua đời ở tuổi 48, con trưởng ông là Nguyễn Phúc Tần lên nối ngôi, tục gọi là Chúa Hiền.
Lúc này, Tống Thị lại phạm tội một lần nữa.
Trước kia, khi Tống Thị ở bên Chúa Nguyễn Phúc Lan đã làm nhiều chuyện bậy bạ, quan Chưởng cơ Nguyễn Phúc Trung (em ruột Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan) muốn giết đi, Tống Thị sợ quá bèn tìm cách phải bủa lưới tình với Phúc Trung. Tống Thị chinh phục được ân sủng của võ quan hung bạo và sau đó, xúi Nguyễn Phúc Trung đứng ra làm phản lật đổ Nguyễn Phúc Tần. "Việc bị bại, Trung bị giam xuống ngục, rồi chết. Còn Tống Thị, tang vật đã rõ ràng không thể chạy chữa gì nữa, bị chém và bêu đầu giữa chợ. Theo lệnh Chúa, tịch thu gia sản to lớn của Tống Thị phân phát cho quân, dân trong vùng".
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần nhận xét về Tống Thị và cả gia đình Tống Phước Thông như sau:
"Những gia đình có giáo dục đàng hoàng chưa hẳn đã có được những đứa con tử tế, nhưng những đứa con tử tế bao giờ cũng là sản phẩm của một quá trình giáo dục đàng hoàng. Như Tống Phước Thông, nếp nghĩ ấy, tâm địa ấy… đòi con ông đàng hoàng thì có khác gì đòi loài cọp con phải nhân từ ? Một lần Tống Thị đẩy đưa với em chồng, thôi thì cứ cho là khát khao chưa dứt, lầm lỡ dẫu nặng cũng có thể tạm bỏ qua. Thêm một lần quan hệ bất chính với Tôn Thất Trung, thôi thì cứ cho là vì sự sống còn của riêng thân mà dùng vũ khí tạo hóa ban cho để thoát nạn. Đến như hai lần làm chuyện phản nghịch, thì Tống Thị hỡi, ngàn năm không ai hiểu cho bà. Nỗi lòng Tống Thị, khó nói thay! Một người đàn bà góa bụa, từng sinh hạ những ba người con trai, thế mà từ chúa Nguyễn Phúc Lan tới võ tướng cao cấp là Tôn Thất Trung phải xiêu lòng, cả đến chúa Trịnh xa tít ở Đàng Ngoài cũng phải tin lời mà xuất chinh vất vả. Khiếp thay!".
Nguồn tra cứu:
- Đại Nam Thực Lục.
- Việt Sử Giai Thoại.
triều nguyễn
,lịch sử
Nội dung liên quan