Tổng hợp 4- Sáng kiến Rau Thủy Canh (Volkan Vutich)
“Bên cạnh đó, phương pháp trồng rau thủy canh hiện tại sử dụng dung dịch vô cơ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và nghĩ đó là hóa chất, nên rất nhiều hộ gia đình đang tẩy chay rau được trồng bằng phương pháp thủy canh. Nên đó cũng là vấn đề để nhóm cân nhắc khi nghiên cứu và sáng tạo hệ thống”,
“Hệ thống tự động chuyển sang bơm dự phòng, cảnh báo khi máy bơm chính bị sự cố và sử dụng pin năng lượng mặt trời khi mất điện để tránh được tình trạng rau chết hàng loạt. Hệ thống sử dụng dung dịch hữu cơ 100% từ trùn quế thay vì sử dụng dung dịch vô cơ như hiện nay khiến khách hàng bị nhầm lẫn và từ chối rau thủy canh. Không chỉ tạo niềm tin mà trồng bằng dịch trùn quế còn giúp tăng sản lượng rau”.
“Trồng rau ở hộ gia đình thì quan trọng nhất là phải bố trí giàn rau ở vị trí nắng ít nhất là 6 tiếng/ngày để cây phát triển tốt. Nên bơm nước mỗi ngày từ 2 – 3 tiếng đồng hồ chứ không nên bơm liên tục trong thời gian dài, vì trong giàn giá, lượng nước lúc nào cũng chiếm 1/3 ống, tạo độ ẩm cho cây”. Việc bơm nước mỗi ngày giúp dòng nước chuyển động và tạo oxy cho cây thở. Để chống côn trùng, ông Liên dùng tử tin dầu thiên nhiên xử lý, từ loại gừng, ớt, tỏi, xả, hành, tiêu xay nhuyễn ngâm rượu, sau đó chiết ra, pha với nước lã để phun, côn trùng đi, không cắn phá rau nữa mà hoàn toàn không độc hại”.
Xác định không gian có đủ ánh sáng để trồng rau thủy canh hay không
Đa số mọi người khi bắt đầu làm vườn rau thủy canh đều quan tâm đến kỹ thuật làm ống dẫn, cách chăm bón và luôn cho rằng kỹ thuật là “xương sống” quyết định sự thành bại của vườn rau. Điều này đúng, nhưng chưa đủ.
Thực tế, ánh sáng mới là thứ đầu tiên bạn cần quan tâm khi bắt tay vào làm vườn rau. Bởi vì:
– Nếu kỹ thuật làm ống thủy canh còn yếu kém, bạn có thể từ từ học hỏi để cải thiện đến khi thành công.
– Nếu rau trồng chưa tươi tốt do chăm sóc sai cách, bạn có thể đọc thêm sách vở, hỏi thêm người có kinh nghiệm để trau dồi kỹ thuật đến khi rau xanh mướt, tốt tươi.
– Nhưng nếu bạn làm vườn rau thủy canh trong bóng tối, ở những khu vực chẳng bao giờ có ánh nắng mặt trời và bạn không có biện pháp đánh đèn tạo độ sáng nhân tạo cho rau thì cho dù kỹ thuật làm dàn ống dẫn thủy canh tốt đến mấy, cách chăm sóc điêu luyện như thế nào cũng khó mà có vườn rau tươi tốt.
- cần nghiên cứu kỹ điều kiện không gian sẽ trồng rau. Nếu sân thượng, ban công, vách tường có nắng ít nhất 4 giờ/ngày, hoặc bạn có thể tạo ra ánh sáng nhân tạo với nhiệt độ tương thích như ánh nắng ít nhất 4 giờ/ngày thì mới nghiên cứu tiếp kỹ thuật làm giàn và chọn giống tương thích với cường độ ánh sáng. Còn nếu không gian nhà bạn chưa đủ đáp ứng điều kiện này, bạn cần nghiên cứu thêm.
Kiến thức làm hệ thống giàn thủy canh thường bó hẹp trong khuôn viên khu vườn của người hướng dẫn. Trong khi đó, mỗi khu vực trồng rau của từng gia đình có diện tích và hình dáng khác nhau. Có những gia đình trồng trên ban công hẹp ngang nhưng chiều dài tương đối rộng. Có những gia đình làm vườn rau ở ban công có hình vuông, hình thoi, hình đa giác lồi lõm không đều. Đặc biệt, lần đầu khoan cắt làm giàn, bạn sẽ khó tránh khỏi sai sót.
Tôi thấy trên mạng người ta hướng dẫn mua khoảng 3 mét ống dẫn là đủ cho không gian ban công 2 mét vuông. Khổ nỗi ban công nhà tôi được thiết kế kiểu cạnh lồi đa giác, nên khi làm phải cắt ống dẫn ra thành nhiều đoạn nhỏ. Thêm nữa lần đầu làm thử còn khá lóng ngóng nên tôi làm sai rất nhiều. Thành ra, tôi phải đi mua thêm ống nhựa tới lần thứ 3 và mất hơn 1 tuần làm giàn rau ra hình ra dáng.
Sai lầm lớn nhất của tôi là quá tin vào sách vở. Thấy người ta hướng dẫn làm giàn thủy canh chữ A cũng bắt chước làm theo. Sau khi làm xong và đi vào trồng thực tế mới thấy: giàn thủy canh chữ A chỉ phù hợp để trồng rau ở sân thượng đón nắng 2 mặt. Trong khi ban công nhà mình chỉ đón nắng có một mặt. Cuối cùng, giàn rau chỉ tận dụng làm có một bên, bên còn lại để trống vì rau không có nắng nên còi cọc, không phát triển được. Quá lãng phí”.
“Tôi xem video trên mạng hướng dẫn ngâm hạt rau muống trước khi gieo và gieo vào trong giá thể xơ dừa đúng kỹ thuật nhưng tỉ lệ nảy mầm rất thấp. Mãi sau này được ông anh kỹ sư nông nghiệp làm bên Thủy Canh Miền Nam hướng dẫn mới biết: muốn tỉ lệ hạt nảy mầm cao và cây con lên khỏe mạnh cần nhiều điều kiện hơn thế.
Thứ nhất, đối với các loại hạt giống mỏng vỏ mỏng như ngò rí thì chỉ cần ngâm hạt trong nước lạnh là đủ. Nhưng với những loại giống có vỏ hạt dày như rau muống, mồng tơi,…thì bắt buộc phải ngâm hạt ngập trong nước ấm khoảng 40-50 độ C mới đủ điều kiện để kích thích phôi hoạt động nhanh.
Thứ hai, sau khi ươm giống các loại rau vào trong giá thể, nên dời chúng vào trong bóng tối khoảng 48 tiếng để kích hạt nảy mầm nhanh.
Thứ ba, luôn duy trì độ ẩm của giá thể thường xuyên bằng cách dùng bình phun sương tưới hạt giống vào sáng và tốt. Hạn chế dội nước thẳng vào giá thể tránh gây áp lực khiến hạt giống dễ nảy mầm.
Thông thường, các kiến thức sách vở chỉ hướng dẫn bạn pha dinh dưỡng tỉ lệ bao nhiêu, mấy ngày nên thêm dinh dưỡng một lần nhưng chẳng thấy ai hướng dẫn làm thế nào để kiểm tra nồng độ dinh dưỡng trong giàn thừa – thiếu ra sao.
“Dù lần pha chế vườn rau thủy canh như sách hướng dẫn trên mạng nhưng lâu lâu, vườn rau nhà mình vẫn ngã gục như thường. Hỏi ra mới biết là thực sự sau 3-5 ngày mới thêm dinh dưỡng cho rau là không chính xác hoàn toàn. Nhiều loại rau hút dinh dưỡng nhanh như rau muống mà đợi đến 5 ngày mới thêm dinh dưỡng là không đủ. Và có những loại rau hút dinh dưỡng ít như rau diếp xoăn, xà lách nên chỉ sơ sót pha dinh dưỡng quá tay là rau úng gốc khiến cả giàn rau “gục ngã”.
Để biết chính xác vườn rau thủy canh thiếu thừa dinh dưỡng ra sao, trước khi pha thêm dung dịch dưỡng chất, bạn nên dùng bút đo nồng độ dinh dưỡng TDS (tốt nhất là nên sử dụng bút chính hãng Xiaomi để đo chuẩn nhất). Sau đó đối chiếu thông tin với bảng nồng độ dinh dưỡng chuẩn PPM của các loại rau để có hướng điều chỉnh chính xác nhất.
Ví dụ: Nồng độ PPM lý tưởng của rau cải xanh là 800-1500, rau xà lách là 560-840,… nếu thông số trên bút đo TDS cao hơn, bạn cần có biện pháp pha loãng dung dịch. Còn nếu thông số TDS không đủ, bạn cần thêm dinh dưỡng cho cây ngay lập tức, đảm bảo cây phát triển nhanh nhất.
Vì quá chán ngán cảnh phải ăn một loại rau quanh năm suốt tháng, nhiều người đã nảy ra ý tưởng trồng đan xen các loại rau trên cùng một giàn thủy canh. Tuy nhiên, họ đã nhanh chóng nhận lấy “trái đắng”: rau mới trồng đã nghiêng ngả, héo rũ, úa vàng.
“Tôi cứ tưởng trồng rau xen canh trên đất như thế nào thì trồng rau thủy canh như thế ấy. Thế nên tôi đã trồng thêm cải xanh trên giàn xà lách. Kết quả là cả xà lách và cải xanh đều còi cọc không phát triển nổi”. Anh Hoàng (34 tuổi – Bình Dương) cho hay.
“Tôi đem gốc diếp xoăn cấy vào dàn thủy canh rau muống. Được hai hôm thì diếp xoăn úng gốc, vàng úa và ngả nghiêng. Tiếc mớ rau diếp thì ít mà tiếc công mình trồng thì nhiều. Cuối cùng đành phải nhổ hết và trồng lại rau muống”. Chị Thùy Minh (47 tuổi – Vũng Tàu) chia sẻ.
Thực tế, một số loại rau không thể trồng chung một giàn thủy canh bởi nồng độ dinh dưỡng của chúng khác nhau. Như trường hợp của Anh Hoàng thất bại là vì nồng độ dinh dưỡng của rau cải xanh ở mức trên 800-1500 PPM trong khi rau xà lách chỉ ở mức 560-840 PPM. Như vậy, dinh dưỡng của xà lách không đủ cho rau cải phát triển đồng thời cải sẽ hút hết dinh dưỡng khiến xà lách càng còi cọc hơn.
nồng độ dinh dưỡng lý tưởng của rau diếp là 600-900PPM, trong khi rau muống cần tới 800-1500PPM. Khi dinh dưỡng của giàn thủy canh rau muống lên tới 1000-1500PPM thì rau diếp thừa dưỡng chất dẫn đến tình trạng úng gốc, vàng vọt, nghiêng ngả.
Để trồng xen canh các loại rau trên cùng một giàn trồng rau thủy canh, bạn cần tìm các loại rau có nhu cầu dinh dưỡng tương đương nhau. Ví dụ: rau muống có thể trồng chung với cải xanh, kinh giới, tía tô. Rau diếp xoăn có thể đi chung với rau xà lách, hành lá, các loại củ
“Từ khi xây dựng mô hình đến nay, tôi rất thành công với loại xà lách Đà Lạt, vì để loài cây này phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng ở vùng đất An Giang là một điều khó. Tôi cũng nhập 7 loại xà lách Hà Lan về trồng. Vốn là cử nhân Công nghệ thông tin, mới đầu trồng thử hơi khó khăn. Vì thế tôi tìm tòi kiến thức nông học qua sách báo, mạng xã hội, đi tham quan mô hình trồng rau công nghệ cao ở TP.HCM, Lâm Đồng... Dần dà kinh nghiệm trồng loại rau này được tăng lên đáng kể”,
“Tại phòng thí nghiệm, chúng tôi đang trồng râu tây, rau diếp, cải xoong, rau mùi và rất nhiều loại rau xanh khác. Kỹ thuật độc nhất của chúng tôi cho phép tiếp cận với những nông trại thẳng đứng hiệu quả hơn. Bằng phương pháp khí canh, tức là chúng tôi có thể đưa chất dinh dưỡng tới cho các bộ rễ bằng sương mù. Nhờ đó, rau xanh của chúng tôi nhận được nhiều khí ô xi và sinh trưởng nhanh hơn khi so với kỹ thuật thủy canh”
Start-up LettUs Grow có trụ sở tại Anh vừa mới phát triển một hệ thống đang đợi cấp bằng sáng chế với khả năng mở rộng đáng kể “các cánh đồng” tại các trang trại giữa lòng đô thị. Điểm khác biệt của hệ thống này là thay vì nhúng rễ của thực vật vào nước (như trong kỹ thuật thủy canh), LettUs Grow lại để rễ cây nằm hoàn toàn trong không khí. Sau đó, kỹ thuật khí canh của họ sẽ tự động phun một lượng sương mù chất dinh dưỡng được kiểm soát tới bộ rễ của rau.