Tống Giang- bậc đại trường phu hào sảng hay kẻ tiểu nhân thâm độc?
Tống Giang là nhân vật chính trong thiên tiểu thuyết Thủy Hử của nhà văn Thị Nại Am. Tống Giang, được khắc họa là một bậc quân tử, nhân nghĩa, sẵn sàng che chở hảo hán, giúp đỡ người trung lương, một con người căm ghét cường quyền nhưng vẫn vô cùng trung quân, ái quốc, một lòng phục vụ cho đất nước.
Cái nổi bật của Tống Giang là lòng nhân nghĩa và dùng cái nhân nghĩa đó để thu phục các bậc anh tài. Điều này có rất nhiều nét tương đồng với Lưu Bị thời Tam Quốc. Và trên thực tế, Tống Giang đã thu phục được rất nhiều anh tài vào Lương Sơn Bạc tạo nên huyền thoại 108 vị anh hùng. Với những danh hiệu như “Cập Thời Vũ” (mưa đúng lúc, ý chỉ Tống Giang xuất hiện đúng lúc), Hô Bảo nghĩa (Người gọi nghĩa), Tống Công Minh (Người công bằng), Tống Giang luôn hiện lên như một đại hảo hán, hết lòng vì nghĩa.
Tuy vậy, khi đọc Thủy Hử, Kim Thánh Thán - Nhà phê bình văn học nổi tiếng của Trung Quốc trung đại có viết: “Đọc Thủy Hử một lần thì thấy Tống Giang rất tốt, đọc đến lần thứ hai thì thấy Tống Giang nửa tốt nửa xấu, đọc lần thứ ba thì chỉ thấy xấu”. Từ đâu mà Kim Thánh Thán lại nói vậy?
Tống Giang văn không bằng Ngô Dụng, võ lại càng chẳng ăn ai trong số 107 vị anh hùng còn lại, nhưng lại được ngồi lên vị trí cao nhất trong hàng ngũ anh hùng Lương Sơn. Nhiều người nói rằng Tống Giang nhờ nhân nghĩa, nhưng có thực là như vậy? Liệu cái “nhân nghĩa” có Tống Giang có là thực chất? Một số ý kiến khác cho rằng, Tống Giang là kẻ đạo đức giả. Tất nhiên, nói có sách, mách có chứng.
Trước hết, có thể nói rằng, Tống Giang không phải là một con người mình “đầy đạo nghĩa” trái lại lại vô cùng thâm độc. Hãy nhìn vào cách Tống Giang thu phục người tài. Nhiều người đến Lương Sơn vì lời hiệu triệu “Cướp của người giàu chia cho người nghèo” nhưng một số khác, đến Lương Sơn vì họ đã tới bước đường cùng.
Tần Minh có thể coi là một nạn nhân trong trò chơi giả nghĩa của Tống Giang. Để thu phục Tần Minh, Tống Giang không ngại vu cho Tần Minh tội tạo phản, dẫn đến bi kịch gia đình Tần Minh bị thảm sát. Mất gia đình, mất danh dự, Tần Minh buộc phải nương náu chốn Lương Sơn.
(Tạo hình Tống Giang trong Thủy Hử bản mới nhất)
Nạn nhân thứ hai là Ngọc kỳ lân Lư Tuấn Nghĩa. Lư Tuấn Nghĩa là một đại hảo hán, đại tướng quân. Chỉ vì muốn Lư Tuấn Nghĩa về Lương Sơn, mà Tống Giang lập mưu cùng Ngô Dụng, làm giả thư, vu cho Lư Tuấn Nghĩa tội làm phản, báo hại Tuấn Nghĩa phải chịu cảnh tù đày cùng khổ. Ấy thế nhưng, Tống Giang giả nghĩa cướp ngục cứu Lư Tuấn Nghĩa, Tuấn Nghĩa tưởng thật nên hết lòng hết dạ với Lương Sơn.
Xét thời xưa, Tào Tháo tuy là tay gian hùng nhưng vẫn nhớ ơn Quan Vũ mà tha cho gia quyến Quan Vũ, còn Tống Giang thì cả ân nhân của mình cũng không tha. Chuyện xảy ra với Chu Đồng vốn là một biên lại, không ham thế sự, chỉ thích cuộc sống yên bình. Nhờ cứu Tống Giang khi bị bắt mà Tống Giang hết sức muốn đáp trả. Cái là cách đền ơn của Tống Giang nó chẳng giống ai. Thay vì để Chu Đồng có cuộc sống như mong muốn, Tống Giang cưỡng ép Chu Đồng lên Lương Sơn bằng cách nhẫn tâm sát hại đứa bé mới 4 tuổi - con trai của quan phủ, khiến Chu Đồng mang tội với quan phủ vốn là ân nhân của mình. Hết đường, Chu Đồng cũng buộc phải ngoan ngoãn lên Lương Sơn “ăn miếng thịt to uống bát rượu lớn”. Không riêng Tần Minh, Chu Đồng, Lư Tuấn Nghĩa mà còn Từ Ninh, Quan Thắng,... đều bị Tống Giang ép tới đường cùng mà phải lên Lương Sơn.
Thử hỏi, với cách “thu phục” người như trên có phải là phương cách của bậc quân tử anh tài? Cái đạo đức giả của Tống Giang còn nằm ở chỗ, Tống Giang không đề tên Tiều Cái - vị tổng chủ đầu tiên của Lương Sơn Bạc, người mà Tống Giang đã than khóc thảm thiết. Bởi sao vậy? Bởi Tống Giang muốn ở vị cao nhất mà khi nhắc về Tiều Cái, cho dù đã chết cũng sẽ vẫn thành một hình tượng. Lại vừa lấy sự mê tín từ tấm bia 108 người nên Tống Giang dễ dàng trở thành thủ lĩnh Lương Sơn.
Theo Văn sử tinh hoa
Vậy Tống Giang, rốt cuộc là bậc đại trượng phu hay kẻ tiểu nhân ti tiện? Mời các đồng đạo cùng bàn luận!
cập thời vũ
,lưu manh gian sảo
,hủ nho
,khốn nạn
,giáo dục
Tống Giang nếu xét về đạo đức thì không coi là bậc quân tử, nhưng xét về lãnh đạo thì ông ấy cũng được coi là bậc thầy.
Lê Thị Thanh Vân
Tống Giang nếu xét về đạo đức thì không coi là bậc quân tử, nhưng xét về lãnh đạo thì ông ấy cũng được coi là bậc thầy.
Nguyenphuhoang Nam
Cá nhân mình nghĩ trong thời chiến khó làm được người tốt theo đúng nghĩa lắm. Tống Giang vẫn có điểm hay ở chỗ là ông biết rõ bản thân muốn gì và kiên quyết thực hiện điều ấy.
Harry Do
Với tôi, Tống Giang là loại đạo đức giả.
Tuyết Yến
Tống Giang khá mờ nhạt trong Thủy Hử đối với mình.
Độc Cô Cầu Bại
Nguyễn Tuấn Anh
Không biết Tống Giang mà xưng đế thì cục diện Thủy Hử sẽ thay đổi như nào nhỉ?