Tôn giáo và khoa học có mâu thuẫn nhau không?
Chủ nghĩa vô thần là 1 vấn đề quan ngại và nó càng ngày càng phát triển. Vô thần sẽ dẫn tới sự suy đồi đạo đức.
Cá nhân mình luôn tin khoa học chân chính sẽ dẫn con người tới thần
kiến thức chung
Tôn giáo được xếp vào non-science tức là phi khoa học, chứ không phải là anti-science, hay là phản khoa học. Không phải tôn giáo nào cũng giống nhau, bỏ tất cả vào một rổ và hỏi như thế này là vì bạn chưa tìm hiểu kỹ thôi.
Vô thần sẽ dẫn tới vô đạo đức chỉ là điều bạn nghĩ. Bạn không phải người đầu tiên nói như vậy, nhưng chưa có ai chứng minh được được đó.
Bây giờ có một câu hỏi đơn giản: Giữa những người không làm việc ác vì sợ bị trừng phạt bởi một đấng nào đó, và những người không làm việc ác vì bản tính của họ là như vậy, họ biết đâu là việc đúng nên làm, thì đâu là người có đạo đức?
P/s: Mình chưa xuất gia, nhưng tin vào giáo lý nhà Phật.
Hideki
Tôn giáo được xếp vào non-science tức là phi khoa học, chứ không phải là anti-science, hay là phản khoa học. Không phải tôn giáo nào cũng giống nhau, bỏ tất cả vào một rổ và hỏi như thế này là vì bạn chưa tìm hiểu kỹ thôi.
Vô thần sẽ dẫn tới vô đạo đức chỉ là điều bạn nghĩ. Bạn không phải người đầu tiên nói như vậy, nhưng chưa có ai chứng minh được được đó.
Bây giờ có một câu hỏi đơn giản: Giữa những người không làm việc ác vì sợ bị trừng phạt bởi một đấng nào đó, và những người không làm việc ác vì bản tính của họ là như vậy, họ biết đâu là việc đúng nên làm, thì đâu là người có đạo đức?
P/s: Mình chưa xuất gia, nhưng tin vào giáo lý nhà Phật.
Nguyễn Quang Vinh
Theo mình thì tôn giáo và khoa học, gọi như Triết học hiện đại là 2 mặt đối lập, cùng song song tồn tại đối nghịch nhau nhưng ko thể tách rời. Nó như Thiên Thần và Ác Quỷ vậy. Nhưng tựu trung thì đó là 2 cách nhìn của nhân loại với thế giới xung quanh. Nó là Âm - Dương nên tất nhiên mâu thuẫn với nhau nhiều lắm.
Nhưng đó chỉ là khi còn muốn phân định rõ Âm - Dương. Đến khi thấy đc Âm hay Dương đều là 2 mặt của 1 vấn đề thì sẽ thấy nó thống nhất với nhau và kết hợp, chuyển hóa nhau chứ ko còn là mâu thuẫn nữa. Cái đó thì khoa học hiện nay chưa đủ tiến bộ, cũng như tôn giáo (hay đúng ra là niềm tin của con người) chưa đủ mở. Kết hợp này là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin (Nhưng chủ nghĩa Mác-Lê ko dùng nó trong trường hợp này đâu nhé). Hay như Đạo học thì nó chính là Thái Cực Đồ vậy.
Nguyễn Duy Thiên
Mình nghĩ là không. Mà cũng tùy tôn giáo.
Ví dụ tôn giáo cổ La Mã (bị ảnh hưởng bởi cả tôn giáo cổ của người Hy Lạp và người Rasenna) có cố gắng giải thích nhiều hiện tượng tự nhiên. Tuy có vẻ mâu thuẫn với khoa học, tôn giáo cổ La Mã không phải loại tôn giáo có hệ thống tín lý hoàn chỉnh gì cả. Có thể câu trả lời là có và không. Nhà sử học Mary Beard có nhận xét đây không phải một tôn giáo có hệ thống niềm tin, mà đơn giản giống như phong tục/thói quen làm sao cho hài lòng các thần là được.
Phật giáo Đại Thừa mà ta hay gặp ở VN thì có nhiều niềm tin có vẻ như chẳng bao giờ giải thích bằng khoa học được. Nhưng Phật giáo không đưa ra các câu trả lời cho những câu hỏi "vô ích" mà trí hiểu biết của con người không thể hiểu được (như sự phát triển và hình thành vũ trụ, hay những gì trong tín lý của họ như luân hồi,...). Nên cũng không thể khẳng định là mâu thuẫn khoa học.
Kitô giáo thì có đưa ra những câu trả lời và giải thích cho mọi hiện tượng tự nhiên. Nếu ai thực sự muốn tìm hiểu thì có rất nhiều triết gia (thánh) và nhà biện luận Kitô giáo giải thích bằng lôgíc mọi vấn đề. Nhiều người chưa tìm hiểu kĩ thì hay kết luận vội là giáo lý Kitô giáo phản khoa học. Thật ra nhìn lại lịch sử văn minh châu Âu sẽ thấy các nhà khoa học lỗi lạc vẫn làm khoa học và giữ niềm tin (Vd: Gregor Mendel: cha đẻ di truyền học; Louis Pasteur: cha đẻ vi sinh học; và rất nhiều người khác).
Người ẩn danh