Tôi thường bị đau thượng vị về đêm nên rất khó chịu, mất ngủ khiến người uể oải, sức khỏe giảm sút đi nhiều Tôi phải làm sao?

  1. Sức khoẻ

Từ khóa: 

sức khoẻ

Đau vùng thượng vị về đêm là gì?

Đau vùng thượng vị về đêm là tình trạng tại vùng thượng vị (vị trí từ xương ức xuống rốn), giữa hai bên sườn, phần trên rốn. Cơn đau bụng thượng vị đôi khi kèm theo: Ợ hơi, ợ chua và có dấu hiệu đau âm ỉ kéo dài và xảy ra vào ban đêm. Tùy từng trường hợp mà tình trạng đau thượng vị khác nhau có khi đau âm ỉ, đau dữ dội, đau quặn thắt khiến người bệnh không thể ngủ hoặc tỉnh giấc khi đang ngủ.

Một số dấu hiệu điển hình của đau bụng thượng vị về đêm có thể kể đến:

  • Xuất hiện các cơn đau quặn thắt hoặc đau âm ỉ kéo dài

  • Cơn đau tập trung phần dưới xương ức và vùng bụng, vị trí đau trên rốn

  • Cơn đau xuất hiện kèm theo cảm giác nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, tức ngực.

  • Thời gian cơn đau vùng thường vị thường xuất hiện là vào đêm từ 1-2 giờ sáng, khi dạ dày tiêu hóa hết thức ăn.

Đau thượng vị về đêm là dấu hiệu của bệnh nào?

  • Ung thư dạ dày

  • Hội chứng Zollinger-Ellison

  • Mắc các bệnh về gan

  • Bệnh viêm tụy cấp

  • Bệnh về túi mật

  • Hội chứng ruột kích thích

  • Trào ngược dạ dày thực quản

  • Viêm thực quản

  • Viêm loét dạ dày tá tràng

Khắc phục tình trạng đau thượng vị về đêm

Đau thượng vị về đêm mức độ nhẹ

Những trường hợp đau thượng vị về đêm mức độ nhẹ, không phát sinh do bệnh lý, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc nghỉ ngơi cho cho phù hợp để khắc phục và phòng ngừa cơn đau. Ngoài ra để giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau thượng vị về đêm, người bệnh có thể áp dụng một số cách làm đơn giản ngay tại nhà bằng dưới đây:

1.Chườm ấm

Biện pháp chườm ấm vùng thượng vị có thể mang lại hiệu quả rõ rệt và tức thì, bởi chườm ấm vùng đau thượng vị giúp cơ được thư giãn, làm xoa dịu tình trạng sưng và đau nhói ở thượng vị

  • Lấy 1 túi chườm hoặc 1 chai thủy tinh có nắp đậy

  • Đổ nước ấm khoảng 50 độ và đậy kín nắp

  • Áp lên vị trí đau vùng thượng vị khoảng 15-20 phút

2. Uống nước gừng ấm

Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay, nồng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chống buồn nôn và khắc phục các chứng đầy bụng, khó tiêu do gặp phải vấn đề về dạ dày.. Chính vì vậy để cải thiện tình trạng viêm và đau vùng thượng vị bạn có thể thực hiện theo cách đơn giản dưới đây:

  • Gừng thái lát hoặc đập dập

  • Bỏ vào cốc nước nóng và hãm khoảng 10-20 phút

  • Uống nước gừng khi còn ấm

3.Uống nước mật ong ấm:

Trường hợp những đối tượng đau thượng vị vào ban đêm do tổn thương niêm mạc dạ dày, người bệnh nên uống một cốc mật ong ấm trước khi đi ngủ. Các hoạt chất trong mật ong: viatmin, chống viêm và các khoáng chất sẽ giúp xoa dịu nhanh cơn đau ở thượng vị, làm giảm viêm và hỗ trợ làm lành vết thương.

  • 1 cốc nước ấm

  • 2 thìa cà phê mật ong

  • Khuấy đều và uống

4.Uống trà bạc hà, trà hoa cúc

Các tinh chất trong bạc hà và hoa cúc có tác dụng kích thích và làm giãn nở các cơ trơn ở thực quản dạ dày, chính vì vậy chúng có khả năng đẩy lùi cơn đau ở vùng thượng vị, giúp bệnh nhân cải thiện tốt bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vì thế người bệnh nên uống trà bạc hà và trà hoa cúc vào buổi tối để làm giảm cơn đau thượng vị.

  • Hãm 4-5 bông cúc khô hoặc lá bạc hà tươi hoặc khô vào 1 cốc nước hoặc ấm hãm trà

  • Để 10-15 phút cho tinh chất tiết ra

  • Uống vào mỗi tối để cải thiện tình trạng đau thượng vị và các bệnh về trào ngược dạ dày.

Đau thượng vị về đêm mức độ nặng

Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện và gặp bác sĩ chuyên khoa khi cơn đau vùng thượng vị về đêm thường xuyên xuất hiện, đau đột ngột, đau nhói và dữ dội, mức độ đau tăng dần kèm theo biểu hiện khó thở, sốt, buồn nôn hoặc nôn ói, đột ngột sút cân, đau quặn vùng bụng, nôn ra máu, vàng mắt, vàng da, tiêu chảy nặng, có máu trong phân, cơn đau xảy ra trong thai kỳ. Nguyên nhân là do tình trạng đau vùng thượng vị có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Viêm tụy cấp, viêm loét dạ dày thực quản, ung thư dạ dày, áp xe gan… Khi không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm hoặc tử vong.

Tùy thuộc vào bệnh lý nguyên nhân và mức độ đau mà bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân áp dụng phác đồ điều trị thích hợp nhất. Trong suốt thời gian chữa bệnh, người bệnh cần chắc chắn tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm khắc phục bệnh lý.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý không sử dụng những loại thuốc không được chỉ định, thuốc không có nguồn gốc rõ ràng… Để tránh phát sinh những hậu quả không mong muốn.

Phòng ngừa đau thượng vị về đêm

Hầu hết các nguyên nhân dẫn tới các bệnh về tiêu hóa đều liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút dễ mắc bệnh và bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh hay kiểm soát tình trạng bệnh tái phát người bệnh cần thiết lập lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học:

Chế độ ăn uống

  • Nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, ăn uống đúng giờ, đủ bữa.

  • Uống nhiều nước, có thể tăng cường bằng các loại nước trái câu, nước ép rau củ.

  • Ăn chín uống sôi, không ăn các thực phẩm mất vệ sinh.

  • Hạn chế những thực phẩm chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ

  • Không nên ăn thức ăn quá khô cứng khiến dạ dày làm việc quá mức

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để hạn chế phát sinh tình trạng tăng tiết axit quá mức và trung hòa dịch vị dạ dày.

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm nhiều vitamin và chất xơ tốt cho cơ thể.

  • Hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng, thức ăn có vị chua, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.

  • Hạn chế dùng rượu bia và các chất kích thích.

Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học

  • Nên có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

  • Hạn chế ăn trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ

  • Sau khi ăn không nên vận động mạnh, tốt nhất chỉ nên đi bộ chậm.

  • Nên ăn chậm, nhai kĩ, ăn những thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngàyẽ giúp đảm bảo các hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe hạn chế phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe.

  • Thường xuyên đi khám bệnh định kỳ để phát hiện các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn.

>>>

Đau thượng vị nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau và nhanh khỏi bệnh

Để biết chính xác hơn về tình trạng bệnh của mình, bạn nên tới bệnh viện để khám. Làm xét nghiệm, nội soi để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến đau vùng thượng vị về đêm và có cách điều trị phù hợp.

Trả lời

Đau vùng thượng vị về đêm là gì?

Đau vùng thượng vị về đêm là tình trạng tại vùng thượng vị (vị trí từ xương ức xuống rốn), giữa hai bên sườn, phần trên rốn. Cơn đau bụng thượng vị đôi khi kèm theo: Ợ hơi, ợ chua và có dấu hiệu đau âm ỉ kéo dài và xảy ra vào ban đêm. Tùy từng trường hợp mà tình trạng đau thượng vị khác nhau có khi đau âm ỉ, đau dữ dội, đau quặn thắt khiến người bệnh không thể ngủ hoặc tỉnh giấc khi đang ngủ.

Một số dấu hiệu điển hình của đau bụng thượng vị về đêm có thể kể đến:

  • Xuất hiện các cơn đau quặn thắt hoặc đau âm ỉ kéo dài

  • Cơn đau tập trung phần dưới xương ức và vùng bụng, vị trí đau trên rốn

  • Cơn đau xuất hiện kèm theo cảm giác nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, tức ngực.

  • Thời gian cơn đau vùng thường vị thường xuất hiện là vào đêm từ 1-2 giờ sáng, khi dạ dày tiêu hóa hết thức ăn.

Đau thượng vị về đêm là dấu hiệu của bệnh nào?

  • Ung thư dạ dày

  • Hội chứng Zollinger-Ellison

  • Mắc các bệnh về gan

  • Bệnh viêm tụy cấp

  • Bệnh về túi mật

  • Hội chứng ruột kích thích

  • Trào ngược dạ dày thực quản

  • Viêm thực quản

  • Viêm loét dạ dày tá tràng

Khắc phục tình trạng đau thượng vị về đêm

Đau thượng vị về đêm mức độ nhẹ

Những trường hợp đau thượng vị về đêm mức độ nhẹ, không phát sinh do bệnh lý, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc nghỉ ngơi cho cho phù hợp để khắc phục và phòng ngừa cơn đau. Ngoài ra để giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau thượng vị về đêm, người bệnh có thể áp dụng một số cách làm đơn giản ngay tại nhà bằng dưới đây:

1.Chườm ấm

Biện pháp chườm ấm vùng thượng vị có thể mang lại hiệu quả rõ rệt và tức thì, bởi chườm ấm vùng đau thượng vị giúp cơ được thư giãn, làm xoa dịu tình trạng sưng và đau nhói ở thượng vị

  • Lấy 1 túi chườm hoặc 1 chai thủy tinh có nắp đậy

  • Đổ nước ấm khoảng 50 độ và đậy kín nắp

  • Áp lên vị trí đau vùng thượng vị khoảng 15-20 phút

2. Uống nước gừng ấm

Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay, nồng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chống buồn nôn và khắc phục các chứng đầy bụng, khó tiêu do gặp phải vấn đề về dạ dày.. Chính vì vậy để cải thiện tình trạng viêm và đau vùng thượng vị bạn có thể thực hiện theo cách đơn giản dưới đây:

  • Gừng thái lát hoặc đập dập

  • Bỏ vào cốc nước nóng và hãm khoảng 10-20 phút

  • Uống nước gừng khi còn ấm

3.Uống nước mật ong ấm:

Trường hợp những đối tượng đau thượng vị vào ban đêm do tổn thương niêm mạc dạ dày, người bệnh nên uống một cốc mật ong ấm trước khi đi ngủ. Các hoạt chất trong mật ong: viatmin, chống viêm và các khoáng chất sẽ giúp xoa dịu nhanh cơn đau ở thượng vị, làm giảm viêm và hỗ trợ làm lành vết thương.

  • 1 cốc nước ấm

  • 2 thìa cà phê mật ong

  • Khuấy đều và uống

4.Uống trà bạc hà, trà hoa cúc

Các tinh chất trong bạc hà và hoa cúc có tác dụng kích thích và làm giãn nở các cơ trơn ở thực quản dạ dày, chính vì vậy chúng có khả năng đẩy lùi cơn đau ở vùng thượng vị, giúp bệnh nhân cải thiện tốt bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vì thế người bệnh nên uống trà bạc hà và trà hoa cúc vào buổi tối để làm giảm cơn đau thượng vị.

  • Hãm 4-5 bông cúc khô hoặc lá bạc hà tươi hoặc khô vào 1 cốc nước hoặc ấm hãm trà

  • Để 10-15 phút cho tinh chất tiết ra

  • Uống vào mỗi tối để cải thiện tình trạng đau thượng vị và các bệnh về trào ngược dạ dày.

Đau thượng vị về đêm mức độ nặng

Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện và gặp bác sĩ chuyên khoa khi cơn đau vùng thượng vị về đêm thường xuyên xuất hiện, đau đột ngột, đau nhói và dữ dội, mức độ đau tăng dần kèm theo biểu hiện khó thở, sốt, buồn nôn hoặc nôn ói, đột ngột sút cân, đau quặn vùng bụng, nôn ra máu, vàng mắt, vàng da, tiêu chảy nặng, có máu trong phân, cơn đau xảy ra trong thai kỳ. Nguyên nhân là do tình trạng đau vùng thượng vị có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Viêm tụy cấp, viêm loét dạ dày thực quản, ung thư dạ dày, áp xe gan… Khi không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm hoặc tử vong.

Tùy thuộc vào bệnh lý nguyên nhân và mức độ đau mà bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân áp dụng phác đồ điều trị thích hợp nhất. Trong suốt thời gian chữa bệnh, người bệnh cần chắc chắn tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm khắc phục bệnh lý.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý không sử dụng những loại thuốc không được chỉ định, thuốc không có nguồn gốc rõ ràng… Để tránh phát sinh những hậu quả không mong muốn.

Phòng ngừa đau thượng vị về đêm

Hầu hết các nguyên nhân dẫn tới các bệnh về tiêu hóa đều liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút dễ mắc bệnh và bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh hay kiểm soát tình trạng bệnh tái phát người bệnh cần thiết lập lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học:

Chế độ ăn uống

  • Nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, ăn uống đúng giờ, đủ bữa.

  • Uống nhiều nước, có thể tăng cường bằng các loại nước trái câu, nước ép rau củ.

  • Ăn chín uống sôi, không ăn các thực phẩm mất vệ sinh.

  • Hạn chế những thực phẩm chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ

  • Không nên ăn thức ăn quá khô cứng khiến dạ dày làm việc quá mức

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để hạn chế phát sinh tình trạng tăng tiết axit quá mức và trung hòa dịch vị dạ dày.

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm nhiều vitamin và chất xơ tốt cho cơ thể.

  • Hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng, thức ăn có vị chua, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.

  • Hạn chế dùng rượu bia và các chất kích thích.

Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học

  • Nên có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

  • Hạn chế ăn trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ

  • Sau khi ăn không nên vận động mạnh, tốt nhất chỉ nên đi bộ chậm.

  • Nên ăn chậm, nhai kĩ, ăn những thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngàyẽ giúp đảm bảo các hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe hạn chế phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe.

  • Thường xuyên đi khám bệnh định kỳ để phát hiện các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn.

>>>

Đau thượng vị nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau và nhanh khỏi bệnh

Để biết chính xác hơn về tình trạng bệnh của mình, bạn nên tới bệnh viện để khám. Làm xét nghiệm, nội soi để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến đau vùng thượng vị về đêm và có cách điều trị phù hợp.