Tôi nên nói gì với đứa trẻ vừa mất người thân?

  1. Tâm sự cuộc sống

Mình vẫn nhớ hôm đó trong đám tang của chú mình, con trai út 7 tuổi của chú vẫn cầm điện thoại chơi đùa vui vẻ, vẫn chạy loăng quăng nghe người nhà bảo đặt tiền vào kia, ra quỳ một chút. Mặc cho tiếng kèn đám ma ing ỏi, mặc cho người lớn trong nhà khóc sưng cả mắt, thằng bé không có một chút biểu hiện nào tiếc thương hay thắc mắc về người bố bình thường vẫn rất thương mình. Mình tự hỏi liệu có phải nó còn quá nhỏ nên chưa hiểu được mất người thân là cảm giác như thế nào?

Độ tuổi nào thì sẽ bắt đầu có nhận thức về sự mất mát nhỉ? Mình có nên nói gì đó để an ủi những đứa trẻ vừa mất người thân như em họ của mình bây giờ không?

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

thực ra thì "độ tuổi nào thì sẽ bắt đầu có nhận thức về sự mất mát?" nó rất khó có thể nói chính xác được nhưng theo cá nhân mình thấy thì thường là độ tuổi bắt đầu từ 5-6 tuổi là biết rồi. Còn để nói đứa trẻ đó buồn hay không thì còn phụ thuộc nhiều vào độ nhận thức, gần gũi, thân thiết giữa người mất và bé nữa. Bởi nếu với một đứa trẻ mà cười đùa khi người thân mình mất như vầy cho dù mn nói, nhắc bé ra sao thì bé cũng không thay đổi gì nhiều vì căn bản bé không nhận thức được điều này ntn ngược lại nếu điều này sảy ra với một đứa trẻ có khả năng nhận thức tốt hay mn còn nói là hiểu chuyện thì chắc chắn mọi thứ cũng sẽ ngược lại với câu chuyện của bạn. Còn việc an ủi những bé ấy thì tùy vào trường hợp thôi bạn, theo mình thì nếu rơi vào trường hợp như e họ của bạn thì bạn nên nói cho e ấy hiểu một cách thực tế nhất không nên né tránh sự thật làm gì, còn nếu rơi vào trường hợp một e bé hiểu chuyện thì bạn nên động viên, hướng e tới những điều tích cực bởi e vốn đã hiểu sự mất mát ntn rồi

Trả lời

thực ra thì "độ tuổi nào thì sẽ bắt đầu có nhận thức về sự mất mát?" nó rất khó có thể nói chính xác được nhưng theo cá nhân mình thấy thì thường là độ tuổi bắt đầu từ 5-6 tuổi là biết rồi. Còn để nói đứa trẻ đó buồn hay không thì còn phụ thuộc nhiều vào độ nhận thức, gần gũi, thân thiết giữa người mất và bé nữa. Bởi nếu với một đứa trẻ mà cười đùa khi người thân mình mất như vầy cho dù mn nói, nhắc bé ra sao thì bé cũng không thay đổi gì nhiều vì căn bản bé không nhận thức được điều này ntn ngược lại nếu điều này sảy ra với một đứa trẻ có khả năng nhận thức tốt hay mn còn nói là hiểu chuyện thì chắc chắn mọi thứ cũng sẽ ngược lại với câu chuyện của bạn. Còn việc an ủi những bé ấy thì tùy vào trường hợp thôi bạn, theo mình thì nếu rơi vào trường hợp như e họ của bạn thì bạn nên nói cho e ấy hiểu một cách thực tế nhất không nên né tránh sự thật làm gì, còn nếu rơi vào trường hợp một e bé hiểu chuyện thì bạn nên động viên, hướng e tới những điều tích cực bởi e vốn đã hiểu sự mất mát ntn rồi

Không phải đâu bạn à, đứa trẻ đó đang tự suy nghĩ an ủi trong đầu mình là bố vẫn chưa mất chỉ là bố đi đâu đó thôi, nó chưa dám chấp nhận sự thật ấy, chính vì vậy cậu bé cư xử như chưa hề có chuyện gì,như để trốn tránh thực tế, điều bạn cần làm bây giờ là đưa cậu bé đến một nơi riêng tư trò chuyện riêng với cậu và dẫn cho cậu biết sự thật sau đó sẽ là giai đoạn khó khăn nhất của cậu bé lúc này hãy luôn ở bên cậu để cậu có thể vượt qua được nỗi đau này nhé, luôn động viên như bố dù không còn nhưng luôn luôn dõi theo cậu để cậu mạnh mẽ hơn.

7 tuổi nhiều đứa khôn như quỷ rồi. Cũng có đứa còn dại, chưa hiểu được "chết" nghĩa là gì, nhưng đến mức mọi người xung quanh khóc sưng cả mắt mà nó không thắc mắc gì thì cũng có chút vấn đề.

Hiện tại bạn không cần phải giải thích gì với đứa bé, cứ để nó tự nhiên. Đến một lúc nào đó nó sẽ nhớ bố và bắt đầu hỏi bố đâu rồi. Khi ấy bạn hãy giải thích cho nó hiểu.