Tôi muốn biết quá trình sinh ra vũ trụ?
khoa học
Có 3 cách giải thích chính về sự tồn tại nói chung:
- Giả thuyết 1: Vũ trụ có sự khởi đầu. Giả thuyết này tin rằng có một điểm bắt đầu. Tại điểm bắt đầu nói, có một sự chuyển từ Không thành Có. Hình thức bắt đầu có thể là sự tạo hóa từ một đấng Sáng tạo, VD như Chúa, hoặc một vụ nổ như Big Bang. Sự bắt đầu này được coi là một tiên đề. Các quy luật chỉ giải thích về các tiến trình từ sau thời điểm bắt đầu, việc cố gắng giải thích những cái trước thời điểm bắt đầu được coi là không có ý nghĩa.
- Giả thuyết 2: Vũ trụ không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Nó chỉ chuyển hóa theo thời gian từ dạng này sang dạng khác. Triết học Mac-Lê đi theo hướng này.
- Giả thuyết 3: Không có cái gì tồn tại tự thân, định xứ. Không là vạn sự, vạn sự là Không, tức mọi hiện tượng thân tâm đều không hề có tự tính. Đạo Phật giải thích theo cách này.
Tuan Leminh
Có 3 cách giải thích chính về sự tồn tại nói chung:
- Giả thuyết 1: Vũ trụ có sự khởi đầu. Giả thuyết này tin rằng có một điểm bắt đầu. Tại điểm bắt đầu nói, có một sự chuyển từ Không thành Có. Hình thức bắt đầu có thể là sự tạo hóa từ một đấng Sáng tạo, VD như Chúa, hoặc một vụ nổ như Big Bang. Sự bắt đầu này được coi là một tiên đề. Các quy luật chỉ giải thích về các tiến trình từ sau thời điểm bắt đầu, việc cố gắng giải thích những cái trước thời điểm bắt đầu được coi là không có ý nghĩa.
- Giả thuyết 2: Vũ trụ không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Nó chỉ chuyển hóa theo thời gian từ dạng này sang dạng khác. Triết học Mac-Lê đi theo hướng này.
- Giả thuyết 3: Không có cái gì tồn tại tự thân, định xứ. Không là vạn sự, vạn sự là Không, tức mọi hiện tượng thân tâm đều không hề có tự tính. Đạo Phật giải thích theo cách này.
Ghost Wolf
Hiện tại chỉ có 1 số lý thuyết được đưa ra, chưa có khẳng định hoàn toàn lý thuyết nào là đúng, mỗi lý thuyết lại có các điểm yếu khác nhau. Bạn có thể tham khảo chương 8 quyển lược sử thời gian ở đây nhé:
Lược Sử Thời Gian - Chương 8: Nguồn gốc và số phận của vũ trụ
sachvui.com
Nguyễn Quang Vinh
Câu hỏi của bạn thực sự vẫn còn rất nhiều tranh cãi và chưa có ai biết chắc chắn câu trả lời. Nếu bạn có câu trả lời chắc chắn, chắc giải Nobel là ko đủ để thưởng cho bạn.
Có câu: Nhìn hiện tại biết quá khứ, nhìn hiện tại biết tương lai. Ví dụ 2 chiếc xe đâm nhau tại ngã tư. Nhìn hiện trường có thể biết được xe nào chạy nhanh chậm như thế nào. Nhưng tất nhiên trong chừng mực nào đó thôi. Như 2 chiếc xe trên không thể biết nó đã xuất phát từ chỗ nào để đến đây xảy ra va chạm. Hãn hữu có thể biết đc, nhưng càng xa về quá khứ thì càng ko thể chắc chắn.
Vũ trụ, cũng như trên, các nhà vật lý xem xét hiện trạng vũ trụ hiện nay, như công an xem hiện trường tai nạn, rồi dựa vào các định luật vật lý mà đưa ra dự đoán về khởi đầu của vũ trụ. Và như trên đã nói, càng xa thì càng không chắc chắn. Nên sự không chắc chắn đó tạo ra tranh cãi. Nhưng hiện nay lý thuyết vũ trụ đc chấp nhận nhiều nhất, phù hợp nhất với hành trạng hiện tại của vũ trụ là Lý thuyết Big Bang (Lý thuyết Vụ nổ lớn chứ ko phải nhóm nhạc hát bài Haru haru nhé)
Về cơ bản, sự khởi đầu trong Lý thuyết Big Bang cũng tương tự như một số tôn giáo khác là sự bắt đầu từ hư vô, chỉ khác là Big Bang không có cái "trước Big Bang", y như ta dùng máy in 3D in hình Trái Đất, bắt đầu cực Bắc và đi xuống cực Nam, thì trước khi trước cực Bắc ko là gì cả vậy. Có 1 số lý thuyết nêu ra cái trước Big Bang như sự va chạm của các màng trong Lý thuyết Màng, nhưng nó chỉ như là sự giải thích cho cái máy in 3D vậy.
Nói chung là từ không có gì, vũ trụ bắt đầu từ 1 điểm bùng nổ tạo ra 1 vùng không gian chứa mọi thứ của vũ trụ hiện nay (không có gì có nghĩa là hoàn toàn ko có gì, bao gồm cả không gian). Khi điểm bùng nổ đó (ở kích thước Planck, rất nhỏ 10^-35 m) bắt đầu bùng nổ, nhiệt độ cực kỳ cao, mật độ cực kỳ lớn, thuần năng lượng. Nó mở rộng dần ra như ta thổi quả bong bóng, mật độ giảm dần cùng với nhiệt độ. Khi nhiệt độ giảm dần các hạt hình thành từ năng lượng, rồi khi giảm nữa thì các hạt kết hợp với nhau tạo thành các hạt phức tạp hơn rồi tạo thành các nguyên tố. Đầu tiên hầu như chỉ có các nguyên tố đầu bảng tuần hoàn (H, He,...). Sau quá trình hợp hạch trong các ngôi sao tạo ra các nguyên tố khác nặng hơn. Từ các nguyên tố nặng tạo ra các hành tinh, và 1 hành tinh tạo ra sự sống, sự sống tiến hóa thành 1 giống loài có ý thức và đi tìm hiểu lại cái khởi đầu của mình.
Đây là mình tóm tắt lại thứ mình biết về các hiện nay loài người hiểu về "sự bắt đầu". Nếu muốn rõ hơn thì bạn nên đọc sách để hiểu rõ hơn. Mình đề xuất cuốn "Ba phút đầu tiên" của Steven Weinberg, sách xuất bản cũng 3-40 năm nhưng chưa cần chỉnh sửa đủ thấy nó như thế nào. Và cả Lược sử thời gian - Stephen Hawking. Các sách này viết đầy đủ nhưng lại khá đại chúng nên dễ đọc và không gây buồn ngủ, bạn cứ yên tâm. :D
Hideki
Mình khuyến khích bạn tìm đọc hai cuốn "Vũ trụ hình thành như thế nào?" của cố GS. Nguyễn Ngọc Giao và "Lưới trời ai dệt" của TS. Nguyễn Tường Bách.
Độc Cô Cầu Bại