Tips cho sinh viên ngày đầu thực tập?
thực tập
,giáo dục
,kỹ năng mềm
Thời gian thực tập luôn là điều kiện bắt buộc của mỗi bạn sinh viên sắp ra trường, cũng là cơ hội để các bạn áp dụng những kiến thức thực và rèn luyện kĩ năng công trước khi bắt đầu vào hành trình "sự nghiệp". Dưới đây sẽ là hàng loạt những tips & chia sẻ cá nhân của tôi - một thực tập sinh muốn khuyên các bạn trẻ tuổi hơn:
1. Tìm hiểu về kì thực tập
- Trước khi bắt đầu làm một điều gì đó, các bạn luôn luôn phải tìm hiểu nó đầu tiên, như việc thực tập là gì? Tại sao mình phải đi thực tập? Nó mang lại lợi ích gì cho mình? Điều là cần thiết bởi bạn cần đặt mục tiêu, mục đích là gì thì mới có động lực để làm việc và trau dồi kiến thức được. Sau đó, các bạn cần biết thời gian mình đi thực tập là bao lâu, có thể là từ 2 - 6 tháng tùy theo điều kiện, quy định của nơi mà bạn muốn thực tập.
2. Chuẩn bị hành trang trước khi bắt đầu công việc
- Trước khi đi thực tập, bạn cần chuẩn bị kĩ cho mình những giấy như đơn xin thực tập (lá đơn giới thiệu bản thân, bày tỏ mục đích, mong muốn khi ứng tuyển), giấy giới thiệu của nhà trường (không bắt buộc), hồ sơ xin việc (CV). Ngoài ra, còn những trang thiết bị mà công ty - tổ chức yêu cầu như laptop, sổ bút ghi chép, sổ tay,...
3. Tìm hiểu về công ty, tổ chức mà bạn mong muốn thực tập
- Việc biết nhiều về thứ mình đang làm, nơi mình đang làm việc chưa bao giờ là sai. Điều này mang đến nhiều lợi ích cho bạn ngay cả khi phỏng vấn, giúp ích trong mặt công việc khi bạn đang thực tập - làm việc. Việc công ty hình thành, phát triển như nào, điểm mạnh của nó là gì, điểm yếu nó còn tồn tại ở những mảng nào,... Là một ứng cử viên có cái nhìn sâu rộng về công ty luôn là điểm thu hút sự quan tâm của người phỏng vấn, họ có thể sẽ không coi đó đơn giản là 1 cuộc phỏng vấn, mà còn là cuộc phân tích, cái nhìn của khách hàng trong mắt họ.
4. Liên hệ và làm việc với quản lý trực tiếp
- Khi bắt đầu công việc, bạn cần biết rõ người quản lý của mình là ai. Họ là người chịu trách nhiệm hướng dẫn cho, giám sát bạn trong công việc, và là người duy nhất có thể giao việc cho bạn. Điều này giúp bạn không trở thành " một thực tập sinh dễ dãi" khi mà ai nhờ cũng làm việc cho họ, mặc dù công việc đấy không nằm trong trách nhiệm mình cần làm.
5. Thái độ trong công việc
- Điều này dường như quyết định đến 70% sự nghiệp của bạn, đối với một thực tập sinh mới bắt đầu, tôi nghĩ mình cần có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi cái mới. Điều này không đồng nghĩa với câu " Gọi dạ bảo vâng", công việc cũng yêu cầu bạn phải có chính kiến của bản thân, những ý kiến trong công việc dưới dạng đề xuất, và lắng nghe những lời khuyên của những người đi trước.
- Bên cạnh đó, bạn nên tạo mối quan hệ tốt các nhân viên trong bộ phận của bạn và các bộ phận khác mà bạn thường xuyên tiếp xúc, để tránh việc bị đối xử bất công và nhận sự giúp đỡ trong công việc.
6. Nắm rõ quyền lợi của bản thân
- Đây là một vấn đề quan trọng, bạn nhất định phải quan tâm. Điều này bạn và người quản lý sẽ bàn bạc riêng để biết xem việc thực tập này có trợ cấp hay không, sau khi làm báo cáo thực tập xác định rõ công ty có cấp chữ kỹ hay dấu hoàn thành kì thực tập hay không, luôn xác nhận lại trước khi bắt tay vào làm việc, đặc biệt các bạn không được ngại, mà xem đây là quyền lợi của chính các bạn không nên bỏ qua.
- Ngoài ra, bạn cần đọc rõ các điều khoản trong hợp đồng và kí ít nhất trong 2 tuần đầu sau khi nhận việc. Nếu có điều gì chưa rõ, hoặc không hỗ trợ về mặt trợ cấp, hãy liên hệ với quản lý của bạn, hoặc liên hệ trực tiếp với bộ phận phụ trách tiền lương và phúc lợi của công ty.
7. Cơ hội nghề nghiệp sau khi kết thúc thực tập
- Qua khoảng thời gian thực tập, bạn cũng phần nào nắm rõ được bản thân liệu có thực sự phù hợp với công việc hay không, môi trường làm việc và văn hóa công ty. Nếu xác định sẽ gắn bó lâu dài với công ty, bạn nên bày tỏ nguyện vọng của mình với người quản lý, để họ có thể dành thời gian dể trao đổi thêm về công việc, kỳ vọng, định hướng phát triển của công ty.- Nếu thấy mình không phù hợp với công việc, bạn cần dành thời gian để cân nhắc rồi đi tới quyết định, cũng có thể bạn sẽ muốn làm ở công ty, nhưng làm ở bộ phận hoặc chi nhánh khác. Mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trước khi quyết định ra đi.- Công ty cảm thấy bạn chưa phù hợp với công việc? Hãy hỏi lí do tại sao, nguyên nhân xuất phát từ việc bạn chưa làm việc hiệu quả, hay do thái độ tiêu cực, kĩ năng còn yếu,...điều này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để tự khắc phục bản thân qua những thiếu sót của mình.
Kết
Mong rằng phần nào trong các bạn có định hướng và tự tin hơn khi chuẩn bị làm thực tập sinh, sẽ còn nhiều khó khăn trong công việc mà mình chưa có chuẩn bị trước, nên bên cạnh việc trang bị cho mình các kiến thức trên, hãy kiên nhẫn, kiên trì để vượt qua nó. Bản thân mình còn trẻ, nhiều cơ hội khác sẽ mở ra nếu bạn biết phát triển bản thân và phấn đấu không ngừng nghỉ.
Tuấn Đinh
Thời gian thực tập luôn là điều kiện bắt buộc của mỗi bạn sinh viên sắp ra trường, cũng là cơ hội để các bạn áp dụng những kiến thức thực và rèn luyện kĩ năng công trước khi bắt đầu vào hành trình "sự nghiệp". Dưới đây sẽ là hàng loạt những tips & chia sẻ cá nhân của tôi - một thực tập sinh muốn khuyên các bạn trẻ tuổi hơn:
1. Tìm hiểu về kì thực tập
- Trước khi bắt đầu làm một điều gì đó, các bạn luôn luôn phải tìm hiểu nó đầu tiên, như việc thực tập là gì? Tại sao mình phải đi thực tập? Nó mang lại lợi ích gì cho mình? Điều là cần thiết bởi bạn cần đặt mục tiêu, mục đích là gì thì mới có động lực để làm việc và trau dồi kiến thức được. Sau đó, các bạn cần biết thời gian mình đi thực tập là bao lâu, có thể là từ 2 - 6 tháng tùy theo điều kiện, quy định của nơi mà bạn muốn thực tập.
2. Chuẩn bị hành trang trước khi bắt đầu công việc
- Trước khi đi thực tập, bạn cần chuẩn bị kĩ cho mình những giấy như đơn xin thực tập (lá đơn giới thiệu bản thân, bày tỏ mục đích, mong muốn khi ứng tuyển), giấy giới thiệu của nhà trường (không bắt buộc), hồ sơ xin việc (CV). Ngoài ra, còn những trang thiết bị mà công ty - tổ chức yêu cầu như laptop, sổ bút ghi chép, sổ tay,...
3. Tìm hiểu về công ty, tổ chức mà bạn mong muốn thực tập
- Việc biết nhiều về thứ mình đang làm, nơi mình đang làm việc chưa bao giờ là sai. Điều này mang đến nhiều lợi ích cho bạn ngay cả khi phỏng vấn, giúp ích trong mặt công việc khi bạn đang thực tập - làm việc. Việc công ty hình thành, phát triển như nào, điểm mạnh của nó là gì, điểm yếu nó còn tồn tại ở những mảng nào,... Là một ứng cử viên có cái nhìn sâu rộng về công ty luôn là điểm thu hút sự quan tâm của người phỏng vấn, họ có thể sẽ không coi đó đơn giản là 1 cuộc phỏng vấn, mà còn là cuộc phân tích, cái nhìn của khách hàng trong mắt họ.
4. Liên hệ và làm việc với quản lý trực tiếp
- Khi bắt đầu công việc, bạn cần biết rõ người quản lý của mình là ai. Họ là người chịu trách nhiệm hướng dẫn cho, giám sát bạn trong công việc, và là người duy nhất có thể giao việc cho bạn. Điều này giúp bạn không trở thành " một thực tập sinh dễ dãi" khi mà ai nhờ cũng làm việc cho họ, mặc dù công việc đấy không nằm trong trách nhiệm mình cần làm.
5. Thái độ trong công việc
- Điều này dường như quyết định đến 70% sự nghiệp của bạn, đối với một thực tập sinh mới bắt đầu, tôi nghĩ mình cần có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi cái mới. Điều này không đồng nghĩa với câu " Gọi dạ bảo vâng", công việc cũng yêu cầu bạn phải có chính kiến của bản thân, những ý kiến trong công việc dưới dạng đề xuất, và lắng nghe những lời khuyên của những người đi trước.
- Bên cạnh đó, bạn nên tạo mối quan hệ tốt các nhân viên trong bộ phận của bạn và các bộ phận khác mà bạn thường xuyên tiếp xúc, để tránh việc bị đối xử bất công và nhận sự giúp đỡ trong công việc.
6. Nắm rõ quyền lợi của bản thân
- Đây là một vấn đề quan trọng, bạn nhất định phải quan tâm. Điều này bạn và người quản lý sẽ bàn bạc riêng để biết xem việc thực tập này có trợ cấp hay không, sau khi làm báo cáo thực tập xác định rõ công ty có cấp chữ kỹ hay dấu hoàn thành kì thực tập hay không, luôn xác nhận lại trước khi bắt tay vào làm việc, đặc biệt các bạn không được ngại, mà xem đây là quyền lợi của chính các bạn không nên bỏ qua.
- Ngoài ra, bạn cần đọc rõ các điều khoản trong hợp đồng và kí ít nhất trong 2 tuần đầu sau khi nhận việc. Nếu có điều gì chưa rõ, hoặc không hỗ trợ về mặt trợ cấp, hãy liên hệ với quản lý của bạn, hoặc liên hệ trực tiếp với bộ phận phụ trách tiền lương và phúc lợi của công ty.
7. Cơ hội nghề nghiệp sau khi kết thúc thực tập
- Qua khoảng thời gian thực tập, bạn cũng phần nào nắm rõ được bản thân liệu có thực sự phù hợp với công việc hay không, môi trường làm việc và văn hóa công ty. Nếu xác định sẽ gắn bó lâu dài với công ty, bạn nên bày tỏ nguyện vọng của mình với người quản lý, để họ có thể dành thời gian dể trao đổi thêm về công việc, kỳ vọng, định hướng phát triển của công ty.- Nếu thấy mình không phù hợp với công việc, bạn cần dành thời gian để cân nhắc rồi đi tới quyết định, cũng có thể bạn sẽ muốn làm ở công ty, nhưng làm ở bộ phận hoặc chi nhánh khác. Mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trước khi quyết định ra đi.- Công ty cảm thấy bạn chưa phù hợp với công việc? Hãy hỏi lí do tại sao, nguyên nhân xuất phát từ việc bạn chưa làm việc hiệu quả, hay do thái độ tiêu cực, kĩ năng còn yếu,...điều này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để tự khắc phục bản thân qua những thiếu sót của mình.
Kết
Mong rằng phần nào trong các bạn có định hướng và tự tin hơn khi chuẩn bị làm thực tập sinh, sẽ còn nhiều khó khăn trong công việc mà mình chưa có chuẩn bị trước, nên bên cạnh việc trang bị cho mình các kiến thức trên, hãy kiên nhẫn, kiên trì để vượt qua nó. Bản thân mình còn trẻ, nhiều cơ hội khác sẽ mở ra nếu bạn biết phát triển bản thân và phấn đấu không ngừng nghỉ.