‘’Tình yêu là gì?’’ - Lý giải dưới góc nhìn khoa học

  1. Tâm lý học

  2. Tình yêu

Người ta thường hỏi tình yêu là gì? Đây là câu hỏi không có câu trả lời dễ dàng. Khi nói về tình yêu, mỗi người trong chúng ta nhìn nhận nó dưới một góc độ khác nhau. Đó có thể là hấp dẫn về ngoại hình, một mối tình lãng mạn hay là những lời cam kết lâu dài với nhau.

Các nhà tâm lý học đã thực hiện rất nhiều các nghiên cứu khoa học trong nỗ lực tìm hiểu quá trình của việc phải lòng một ai đó và phân tích cách tâm trí của một người hoạt động khi họ đang yêu.

Thuyết tình yêu tam giác của Sternberg

Theo nhà tâm lý học Robert Sternberg, hình thức tình yêu lý tưởng là sự kết hợp giữa sự gần gũi, đam mê và sự cam kết để tạo ra một thứ tình yêu trọn vẹn. Sternberg hình dung ra ba hợp phần như những phần tương tác với nhau của một tam giác. 

  1. Sự thân mật (Intimacy): Cảm giác gần gũi và gắn kết là một phần của mối quan hệ yêu đương, nhưng nếu đây là thành phần duy nhất thì nó chỉ dẫn đến sự thích hơn là sự thân mật thật sự.
  2. Đam mê (Passion): sự hấp dẫn thể xác có thể đã nhen nhóm mối quan hệ là một hợp phần chủ đạo trong việc duy trì tình yêu, nhưng nếu chỉ có mỗi nó thôi thì đó cũng chỉ là sự mê đắm
  3. Cam kết (Commitment): Một quyết định chốc lát về việc sẽ yêu một người cụ thể và một lời hứa hẹn lâu dài rằng mình sẽ duy trì mối quan hệ ấy là chìa khoá của việc thoả mãn một người bạn tình, nhưng bản thân sự cam kết là một dạng thức tình yêu trống rỗng
https://cdn.noron.vn/2022/07/13/499562329315307779-1657703266.png
Tình yêu bao gồm 3 hợp phần: sự cam kết, thân mật và đam mê. Kết hợp các yếu tố này lại theo cách khác nhau sẽ tạo ra các kiểu tình yêu khác nhau.

Các mối quan hệ được xây dựng từ nền tảng 2 hợp phần trở lên thì luôn bền lâu hơn các mối quan hệ chỉ xuất phát từ 1 hợp phần. ‘’Tình yêu trọn vẹn” để diễn tả kiểu tình yêu được xây dựng trên cơ sở cả ba yếu tố trên, kiểu tình yêu này là mạnh mẽ và gắn bó lâu dài nhất, nhưng cũng rất hiếm khi xảy ra.

Mô hình Đầu tư (Investment Model) của bà đưa ra một phương trình cho rằng:

Cam kết = Đầu tư + (Phần thưởng - Chi phí) - Những lựa chọn hấp dẫn thay thế. 

Gần đây hơn, nhà nhân chủng học Helen Fisher và đồng nghiệp của bà đã xác định ba giai đoạn của việc phải lòng - ham muốn, thu hút, và gắn bó - tất cả chúng đều có một phần bị chi phối bởi bản năng của con người về việc sinh sản để phục vụ cho việc duy trì giống nòi, mặc dù con người thường không nhận thức được thôi thúc nằm ẩn sâu bên trong này. Mỗi giai đoạn tình yêu được thúc đẩy bởi các chất tác động đến cả cảm xúc lẫn hành vi.

Hoá học của tình yêu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ đến vai trò của các phản ứng hóa học trong bộ não khi một người phải lòng một ai đó. Các nhà khoa học tin rằng các chất dẫn truyền thần kinh chất đầy bộ não với các loại hóa chất, chẳng hạn như adrenaline, dopamine, và serotonin, khiến cho một người cảm thấy ngây ngất, và khiến cho họ liên tục nghĩ về đối tượng của mình. Phản ứng thể chất này được phản ánh qua hành vi của họ. Theo nghiên cứu, ham muốn trong vài phút đầu tiên gặp gỡ được thể hiện thông qua ngôn ngữ cơ thể và tông giọng và tốc độ nói thay vì những gì được nói ra. 

Trong một nghiên cứu ở Ý, các nhà tâm lý học đã lấy mẫu thử máu của các cặp mới mê đắm nhau, và phát hiện rằng mức serotonin của họ tương đương với mức serotonin ở những người mắc OCD (Rối loạn ám ảnh cưỡng chế). Mùi hương cũng đóng một vai trò - một nghiên cứu của Thụy Sĩ đã tìm ra rằng phụ nữ yêu thích mùi của những người đàn ông có hệ miễn dịch khác biệt về mặt di truyền so với hệ miễn dịch của chính họ. Dù không phải là một lựa chọn có ý thức, nếu chuyển thành cách bắt cặp trong đời sống thực, thì việc họ lựa chọn những người đàn ông có hệ thống miễn dịch khác biệt về gen so với mình sẽ giúp sinh ra những đứa con khỏe mạnh nhất.

''Tình yêu lãng mạn là… một sự thôi thúc. Nó bắt đầu từ phần động cơ bên trong tâm trí, phần mong muốn của tâm trí phần thàm khát của tâm trí'’ - Helen Fisher, nhà nhân chủng học và nhà nghiên cứu người Mỹ.

Sức hấp dẫn mang tính chất hoá học

Với việc lấy mẫu thử máu từ các đối tượng nghiên cứu trong những giai đoạn khác nhau của một mối quan hệ, các nhà khoa học đã đo được những thay đổi về mức độ hoóc-môn diễn ra trong mỗi giai đoạn, từ cơn tuôn trào khát khao ban đầu đến sự hấp dẫn đậm sâu rồi đến sự cam kết. 

  • Ham muốn Hoóc-môn tình dục - testosterone ở đàn ông và oestrogen ở phụ nữ - thúc đẩy giai đoạn đầu tiên này của tình yêu. 
  • Sự hấp dẫn Adrenaline mang lại một cơn tuôn trào hưng phấn, khiến mạch đập nhanh, dopamine mang đến thêm năng lượng và giảm nhu cầu về việc ngủ và ăn uống và serotonin tiếp nhiên liệu cho một thứ cảm giác hạnh phúc cũng như khát khao tình dục. 
  • Gắn bó Oxytocin - thứ hoóc-môn được giải phóng khi đạt cực khoái - khiến cho một người cảm thấy gần gũi hơn với đối tác của họ sau khi quan hệ tình dục; vasopressin cũng được giải phóng sau khi quan hệ tình dục, và được cho là tác nhân thôi thúc cảm giác muốn trao hiến cho đối tác.

Tình yêu dường như luôn là một bí ẩn lớn đối với khoa học. Rất nhiều giả thuyết, rất nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành, kèm theo đó là những cuộc tranh cãi vẫn chưa có hồi kết. Nhưng với bạn và tôi – đó không phải là mối bận tâm quá lớn. Yêu và được yêu, đó là thứ cảm giác tuyệt vời nhất mà bạn được trải nghiệm, vì vậy, hãy tận hưởng những giây phút ngọt ngào bên cạnh một nửa của bạn.

Từ khóa: 

tình yêu

,

tâm lý học tình yêu

,

tâm lý học

,

tình yêu

bài viết đúng đấy! Nên tin 100% nhé! :)

Trả lời

bài viết đúng đấy! Nên tin 100% nhé! :)