Tình yêu hay một thách thức để thấu hiểu chính mình
Tình yêu hay một thách thức để thấu hiểu chính mình
Dù phần lớn mọi người đều muốn có những mối quan hệ tốt đẹp,
nhưng sự thật là tất cả mọi người đều gặp khó khăn với tất cả các mối quan hệ thân mật. Nhà thơ Rilke thấu hiểu điều này qua phát biểu bất hủ của mình “để một người yêu thương một người khác là nhiệm vụ khó khăn hơn hết thảy’. Rilke không có ý nói rằng yêu thương hay tử tế với người khác là việc khó làm. Thay vào đó, ý ông là việc phải liên tục yêu thương một người bên mình, từ ngày này qua ngày khác là rất khó khăn. Sau hàng loạt những khó khăn thất bại, nhiều người thường từ bỏ mối quan hệ thân mật.Họ cho rằng những kẻ yêu nhau thường quá ảo tưởng về sự lãng mạn và các thử thách về mặt tình cảm,đến nỗi việc yêu thương không đáng để tổn hao năng lượng nữa. Dù các mối quan hệ ngày nay thường khó khăn nhưng chính sự khó khăn này sẽ tạo điều kiện để phát triển bản thân. Để phát triển các mối quan hệ, bạn phải nắm rõ ba phương diện: cái tôi, con người và bản chất
Tất cả cấc mối quan hệ thân mật đều liên quan đến ba mức độ tương tác: cái tôi với cái tôi, con người với con người , bản chất với bản chất.Dù trong một khoảnh khắc bản chất của hai người có thể kết nối cởi mở với nhau, nhưng ngay sau đó cái tôi của họ có thể xung đột dữ dội. Khi người yêu đối xử với bạn một cách tử tế thì bạn đối xử với họ cởi mở, nhưng khi họ nói hoặc làm điều gì gay gắt thì bạn lại thấy buồn bã và bực mình. Vì mọi việc có thể trở nên cực kì rắc rối và tồi tệ khi tình yêu của cuộc đời bạn trở thành kẻ thù nguy hiểm với bạn, nên quan trọng hơn là bạn phải có một tầm nhìn bao quát hơn để có thể nhìn rõ chuyện gì đang diễn ra.
Tình yêu và kho báu của
con người
Khi ta yêu, giai đoạn yêu đương thường đầy sắc màu và kì diệu.
Nhìn thấy vẻ đẹp và cảm xúc của đối phươg trái tim ta rộng mở, từ đó tạo ra một tình yêu hoàn hảo, sự hòa quyện tinh tế của sự cởi mở và ấm áp, mối quan hệ hai chiều này hé mở những kho báu quý giá trong bản chất con người., những giá trị như: vẻ đẹp, sự đam mê, sự tử tế, thán phục, rộng lượng và dịu dàng. Tuy nhiên việc mở lòng với một người nào đó có thể khiến các vết nứt của mối quan hệ được phơi bày: những nỗi đau thầm kín, những tham vọng, nỗi thất vọng, những nỗi sợ, những hoài nghi, những yếu tố kích động bạn nhất. Khi một mối quan hệ phát triển, bạn thường không nhận ra rằng bạn hoàn toàn không thể hiện hết những gì tốt đẹp trong con người mình, bởi nó còn bị thói quen lấn át.Và thế là bạn lại tiếp tục phạm sai lầm. Quan trọng là bạn phải nhận ra rằng, tất cả những vết thương cảm xúc lẫn tâm lý của bạn có sự giống nhau về bản chất: tất cả đều liên quanđến việc bạn cảm thấy không hoàn toàn được yêu thương, và việc này xảy ra trong những mối quan hệ hình thành sớm nhấtt của bạn- mối quan hệ với những người chăm sóc,đó là thời điểm mà cơ thể và não bộ chúng ta rất dễ bị tổn thương. Kết quả là những thói quen liên quan đến cái tôi của bạn trong tình yêu được phát triển nhanh chóng, với vai trò là cơ chế bảo vệ bạn khỏi sự tổn thương, thao túng, điều khiển, từ chối. Đấy là một cơ chế bình thường. Rủi thay, nếu đó là xu hướng chung của một mối quan hệ, thì bạn sẽ mắc kẹt trong trạng thái luôn thủ thế, cuồng kiểm soát và vì vậy hai ngườii sẽ khó tạo được mối quan hệ bền chặt hơn.
Vậy, để có thể khai thác những điểm tốt đẹp trong kho báu bản chất con người, bạn cần thực hiện một quá trình tinh chỉnh các thói quen phòng vệ và kiểm soát của bạn.Tin tốt là quá trình chuyển hóa xảy ra giữa hai người cũng thúc đẩy một quá trình chuyển hóa lớn hơn trong mỗi người. Cả hai có thể phối hợp và hòa nhập hai mặt tốt đẹp và hạn chế của con người mình với nhau..
Tình yêu là nhà mồ
Để làm rõ cơ chế của quá trình chuyển hóa này,ta có thể dùng một pháp ẩn dụ khá gai góc,bắt nguồn từ những lời kinh cổ trong đạo phật và Hindu: Tình yêu là nhà mồ. Theo quan điểm yoga tantra, nhà mồ là nơi lý tưởng để tập luyện , là nơi giao thoa của cuộc sống, của sự sống và cái chết, nỗi sợ hãi và lòng can đảm, ý thức và sự mơ hồ được hé lộ ngay cạnh nhau. Có sự vật bị chết đi và phân hủy, có sự vật đang ăn và được cho ăn, và những sự vật khác nữa thì được sinh ra từ sự phân hủy.Nhà mồ là nơi lý tưởng để luyện tập, bởi nó là điểm giao thoa của cuộc sống, nơi mà bạn không thể không cảm nhận sự trần trụi của con người. Nhiều người trong chúng ta nhận thức rất đơn giản về hạnh phúc trong tình yêu: tình yêu đó sẽ luôn bảo vệ và an ủi họ, giúp họ không phải đối mặt với những khía cạnh gai góc, đau khổ và khó khăn của cuộc sống.Họ tưởng tượng được rằng việc tìm hoặc cưới một người phù hợp sẽ giúp họ thoát khỏi những tình cảnh như: cô đơn,thất vọng, sợ hãi, chia ly,,Tuy nhiên bất kỳ ai từng có một cuộc hôn nhân lâu dài hẳn đã thấu hiểu phần nào về bản chất nhà mồ của tình yêu.Trong tình yêu không hiếm những khoảnh khắc mà ta có những suy nghĩ và khoảnh khắc rối bời, ta gặp những vấn đề khó giải quyết, ta dường như không chấp nhận họ và họ cũng vậy. Tuy nhiên không ít người trong chúng ta trì hoàn việc đối mặt với những khoảnh khắc đó. Điều này ngăn cản ta nhìn nhận nhiều khía cạnh của việc yêu thương một người. Ta từ chối đối mặt với những mặt tối của tình yêu và hỗn loạn trong tâm trí mình, để rồi không thể giúp tình yêu thăng hoa lên mức độ dung hòa giữa cảm xúc yêu thưng , sự bao dung, trí tuệ.
Swami Rudrananda, miêu tả cách đối diện với sự hỗn loạn trong tâm trí.
“ Đừng tìm kiếm sự hoàn hảo trong tôi. Tôi muốn nhìn nhận sự thiếu sót của chính mình, tôi muốn thấu hiểu rằng đó là một phần của sự phát triển vô tận trong tôi. Tất cả nhưgx món đồ đang chất đống trong tủ quần áo của bạn, hay những lần đi loanh quoanh và cố lừa dối rằng bản thân mình hoàn hảo, đều hoàn toàn vô nghĩa....cách duy nhất để có thể tạo nên sự thống nhất bên trong bạn là hãy thấu hiểu và cố gắng mở rộng lòng mình hơn mỗi ngày và nói rằng, đúng vậy: “Tôi nóng nảy, Tôi hung hăng”, hay “Đúng vậy, tôi thích kiếm tiền”, “ Tôi chẳng yêu thương ai”.
Khi nhận ra mình là tất cả những điêu này, bạn có thể ngừng lại và cho phép những khúc mắc này được hóa giải.’ Rudy cho rằng chúng ta phải nhìn nhận và tôn trọng khuyết điểm của mình về mặt tinh thần. Nếu xem tình yêu như một công cụ để bù đắp cảm xúc hay tình thần thì thực tế bạn sẽ chỉ góp phần phá hoại khả năng mình tìm thấy hạnh phúc sâu thẳm, sự yên bình thật sự hay sự gắn kết chân thành với người khác mà thôi.Không sớm thì muộn, tình yêu này sẽ khiến ta gục ngã, buộc ta phải đối mặt với sự hỗn độn của đời sống tinh thần hay cảm xúc. Bạn phải sẵn lòng chịu bỏ đi các liên kết, chịu chia ly, chịu xóa bỏ cái tôi cũ kĩ trước khi bạn có thể hoàn thiện con người mình. Để tiến hóa về mặt tinh thần, ta phải cho phép những phần chưa hoàn thiện, những phần đang được che giấu, những phần xấu xí của bản thân được phơi bày.Đấy không phải là một quan điểm bi quan, bởi sụp đổ thường là một giai đoạn cần xảy ra trước khi có thể xây dựng một cách sống mới tốt hơn, không bị chi phối bởi quá khứ.. Nhà mồ là quá trình ẩn dụ cho qua trình biến đổi- một phần tất yếu của sự phát triển và tiến hóa con người.
......
Tuy nhiên. chẳng ai muốn bị đánh bại. Thế nên có hai cách chủ
yếu mà người ta thường dùng để trốn tránh quá trình này: Từ bỏ và trốn tránh về mặt tinh thần.
Vấn đề của việc từ bỏ khi một mối quan hệ trở nên khó khăn chính là bạn cũng từ bỏ bản thân mình và khả năng phát triển của mình. Việc bạn trốn tránh những khó khăn và đau khổ vì bạn không nghĩ mình có thể vượt qua nó là một hình thức chối bỏ bản thân. Càng chốn chạy thì bạn càng sợ hãi. Đây là một vòng lặp lại tiêu cực khiến ta xa rời bản thân mình. Và một trong những điều đáng sợ nhất mà bạn phải đối mặt trong một mối quan hệ chính là mình không còn được yêu thương. Vì xa rời và sợ hãi chính mình, vì không biết được giá trị bản thân nên bạn không biết được mình có thật sự đáng được yêu thương hay không. Cách thứ hai để trốn chạy khỏi những thử thách của mối quan hệ là trốn tránh về mặt tinh thần- dùng những ý tưởng hay nghi thức tâm linh để tránh né vượt lên các nhu cầu, cảm xúc, các vấn đề cá nhân và những nhiệm vụ để phát triển con người mình một cách vội vã.
Một mối quan hệ thân mật, sâu sắc chắc chắn sẽ khơi gợi những vết thương tình cảm trong quá khứ. Đó là lý do tại sao nhiều người thực hành tâm linh cố gắng tránh xa những xung đột và sự xa cách trong mối quan hệ của họ- để không phải đối mặt với những vết thương tình cảm chưa lành hẳn của bản thân. Tuy nhiên hành vi này chỉ che đi vết thương chứ không chữa lành nó. Một quan hệ thân mật sẽ không được phát triển trừ khi những vết thương cũ được phơi bày và chữa lành.
Khi bạn thật sự tìm được một người mà mình thật sự yêu thương thì những điều khó khăn nhất cũng sẽ xuất hiện: nỗi sợ hãi, sự hoài nghi, cảm giác không được yêu thương, những lần vỡ mộng, sự oán hận, sự đổ lỗi, cảm giác bối rối.Nhưng đây là vẻ đẹp của tình yêu, nó giúp phơi bày những vết thương và sự bảo thủ ra ánh sáng. Bởi bạn chỉ có thể chữa lành khi bạn muốn được chữa lành.
Thay vì dựng lên một tòa lâu đài nguy nga quanh nhà mồ, bạn phải sẵn lòng thủ phục và hòa mình với mặt đất.bạn cầm xem trái tim tổn thương như một nơi để rèn luyện tinh thần.trong quá trình rèn luyện này bạn phải chủ động đối mặt với noõi sợ, sự mong manh trong tình yêu. Cách duy nhất để giải phónbản thân khỏi những thói quen đã ăn sâu là trải nghiệm một cách trọn vẹn và có ý thức. Ta chỉ có thể đối mặt với những thứ đang kìm hãm mình khi đối mặt và trải nghiệm nó một cách trực tiếp.. Một tên gọi khác của quá trình đó là: đau khổ có ý thức.Sự chấp nhận trải nghiệm này không có nghĩa là bạn thích và mừng vì sự đau khổ. Thay vì đó sự chấp nhận chỉ có nghĩa là bạn hiểu rằng: đúng rồi, đây là những gì đang diễn ra. Dù chuyện gì xảy ra đi nữa, bạn vẫn phải đối diện với nó một cách trực tiếp.. Ví dụ nếu có trái tim đã chai sạn, bạn cần cảm nhậ sự chai sạn đó một cách hoàn toàn , ý
thức xem mình cảm thấy thế nào phản ứng ra sao với điều đó. Rồi bạn sẽ thấy những việc chấp nhận này sẽ giúp bạn dần dần thay đổi bản thân và những mối quan hệ. Khi học cách lướt trên những con sóng cảm xúc thay vì bị chúng nhấn chìm, bạn cần phải ý thức được vị trí của mình trong vòng lặp lại của cảm xúc. Một người lướt sóng giỏi nhận thức được vị trí của anh ta trên ngọn sóng, trong khi những người lướt sóng kém thì bị nhấn chìm.Như chính bản chất của bạn, các con sóng không ngừng nhô lên và hạ xuống. Thay vì chống lại chu kỳ lên xuống của đời sống cảm xúc ta cần học cách giữ nguyên vị trí trên tấm ván và trải nghiệm toàn bộ chu kỳ.Đặc biệt là trong một nền văn hóa cảm xúc tích cực,,ta thực sự cần chấp nhận khi chu kỳ cảm xúc đi xuống diễn ra- để sẵn sàng cho sự chia ly, thoái lui , chậm lại, kiên nhẫn và buông bỏ. Bởi chỉ khi chạm đến tận cùng của chu kỳ này khi mọi vẻ vô cùng ảm đạm và đau khổ, ta mới có cơ hội nhìn rõ tấ cả những đường nétcủa cái tôi cố hữu đã kìm hãm bạn trong suốt thời gian qua. Việc trải nghiệm một cách đầy đủ và có ý thức
chu kỳ đi xuống, thay vì chống lại nó, hay cố vượt lên nó sẽ giúp ta
nhìn nhận mọi thứ một cách sáng suốt.
Kết Luận:
Quá trình suy ngẫm những trải nghiẹm về nhà mồ của tình yêu
giúp bạn chấp nhận bản thân, qua đó bạn có thể mở rộng khả năng trân trọng và chấp nhận cái tôi của người khác một cách dễ dàng. Thông thường quan điểm của ta về bạn đời bị ảnh hưởng bởi những điều họ làm hoặc không làm cho ta và bởi kỳ vọng của ta về con người ta muốn họ trở thành. Việc này hiển nhiên khiến ta khó tìm thấy bản chất thật sự của con người
họ. Để giữ cho tình yêu được lâu dài, bạn phải chấp nhận những
khác biệt của người yêu, _ hoàn cảnh, giá trị, quan điểm, phẩm chất, cảm xúc, hành động, cuối cùng là định mệnh của họ. Theo Praijnanpad “Nhận thức rõ rằng đối phương không phải là mình là cách hiểu được sự thống nhất trong mối quan hệ, trong sự gắn kết tồn tại sự khác biêt,yêu là công nhận sự khác biệt.”
Việc hai người yêu nhau hòa hợp trong khi mỗi người vẫn hoàn toàn khác biệt- “Không phải hai, cũng chẳng là một” dường như là một thách thức bất khả vượt qua trong mối quan hệ.
Sau cùng, việc yêu thương một người đòi hỏi bạn phải rũ bỏ
thái độ cao ngạo, mộng tưởng, kỳ vọng và nỗi sợ để bạn có thể thấy được những cái tôi trần tục , cái tôi thiêng liêng và bản chất con người họ.
Tác Giả: John Welwood