Tinh thần nhân đạo trong thơ văn Lý Trần?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tinh thần nhân đạo và tư tưởng bi quan yếm thế trong thơ văn đời Trần - Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ văn đời Trần chủ yếu thể hiện qua sự tn tưởng vào khả năng của con người, khát vọng một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, không còn chiến tranh đổ máu, chết chóc. Trương Hán Siêu ca ngợi cái đức, cái chính nghĩa của dân tôc Ðại Việt. Sử Hy Nhan trong Trảm xà kiếm bộc lộ ý muốn gói giáo kiếm vào da hùm, rèn binh khi làm nông cụ và tuyên bố rõ thái độ chán ghét chiến tranh: Kiếm này! Kiếm này là vật chẳng lành Bậc thánh túng kế mới dùng phải đâu vật quý - Tuy nhiên, càng về sau, nhà Trần không tránh khỏi con đường suy thoái. Một số nhà nho tiết tháo chán nản lui về cảnh sống ẩn dật trong một tâm trạng đầy uất hận. Thơ của họ bộc lộ rõ nỗi đau của kẻ sĩ chân chính bất lực trước tình cảnh khốn cùng của quần chúng. Những tư tưởng yếm thế thoát ly của họ chứa đựng ít nhiều giá trị tích cực khi thấm nhuần tinh thần nhân đạo cao cả: Hạn rồi qua lụt đã bao phen Thương nỗi đồng điền lúa chẳng lên Ðống sách hóa ra chồng giấy nát Bạc đầu luống những phụ dân đen (Nhâm dần lục nguyệt tác- Trần Nguyên Ðán) Không chỉ đau thương, phẫn uất, các nhà thơ còn bộc lộ niềm mong ước, khát vọng cứu dân giúp đời của kẻ sĩ chân chính: Ví làm ống bễ lò rèn được Thổi thấu lòng người khắp chín châu (Nguyễn Phi Khanh) Hoặc: Liễu phố tam thu vũ Quân bồng bán dạ thanh Cô đăng minh hựu diệt Hồ hải thập niên tình (Hoàng giang dạ vũ- Nguyễn Phi Khanh) - Tất nhiên, càng khát vọng, họ càng rơi vào cảnh bế tắc, tuyệt vọng cho nên, thơ của họ chứa đựng những tình cảm bi quan, tiêu cực: Trước mắt mọi chuyện đều đáng lo Hết bệnh sao bằng bệnh vẫn mang (Nguyễn Phi Khanh)
Trả lời
Tinh thần nhân đạo và tư tưởng bi quan yếm thế trong thơ văn đời Trần - Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ văn đời Trần chủ yếu thể hiện qua sự tn tưởng vào khả năng của con người, khát vọng một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, không còn chiến tranh đổ máu, chết chóc. Trương Hán Siêu ca ngợi cái đức, cái chính nghĩa của dân tôc Ðại Việt. Sử Hy Nhan trong Trảm xà kiếm bộc lộ ý muốn gói giáo kiếm vào da hùm, rèn binh khi làm nông cụ và tuyên bố rõ thái độ chán ghét chiến tranh: Kiếm này! Kiếm này là vật chẳng lành Bậc thánh túng kế mới dùng phải đâu vật quý - Tuy nhiên, càng về sau, nhà Trần không tránh khỏi con đường suy thoái. Một số nhà nho tiết tháo chán nản lui về cảnh sống ẩn dật trong một tâm trạng đầy uất hận. Thơ của họ bộc lộ rõ nỗi đau của kẻ sĩ chân chính bất lực trước tình cảnh khốn cùng của quần chúng. Những tư tưởng yếm thế thoát ly của họ chứa đựng ít nhiều giá trị tích cực khi thấm nhuần tinh thần nhân đạo cao cả: Hạn rồi qua lụt đã bao phen Thương nỗi đồng điền lúa chẳng lên Ðống sách hóa ra chồng giấy nát Bạc đầu luống những phụ dân đen (Nhâm dần lục nguyệt tác- Trần Nguyên Ðán) Không chỉ đau thương, phẫn uất, các nhà thơ còn bộc lộ niềm mong ước, khát vọng cứu dân giúp đời của kẻ sĩ chân chính: Ví làm ống bễ lò rèn được Thổi thấu lòng người khắp chín châu (Nguyễn Phi Khanh) Hoặc: Liễu phố tam thu vũ Quân bồng bán dạ thanh Cô đăng minh hựu diệt Hồ hải thập niên tình (Hoàng giang dạ vũ- Nguyễn Phi Khanh) - Tất nhiên, càng khát vọng, họ càng rơi vào cảnh bế tắc, tuyệt vọng cho nên, thơ của họ chứa đựng những tình cảm bi quan, tiêu cực: Trước mắt mọi chuyện đều đáng lo Hết bệnh sao bằng bệnh vẫn mang (Nguyễn Phi Khanh)