Tính khách quan tương đối của đề tài là gì?
kiến thức chung
* Khách quan. Ðề tài có tính khách quan vì bản thân nó chưa thể hiện tính tư tưởng. Những nhà văn có lập trường tư tưởng khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau vẫn có thể cùng viết về một đề tài. Raxun Gamzatôp từng viết:
"Ðừng nói: trao cho tôi đề tài.
Hãy nói: Trao cho tôi đôi mắt".
Chế Lan Viên có lần nói về thơ Tố Hữu: "Hãy đi tìm tình cảm, tư tưởng công nhân hơn là đi tìm ống khói trong thơ Tố Hữu."
* Tương đối. Tính khách quan của đề tài cũng chỉ mang tính tương đối vì xét đến cùng, đề tài ít nhiều cũng gắn bó với thế giới tinh thần của nhà văn. Sự quan tâm và hứng thú của nhà văn đối với một loại đề tài nhất định nào đó nhiều khi cũng xuất phát từ chỗ đứng, quan điểm tư tưởng, thậm chí từ khuynh hướng chính trị của nhà văn đó.
Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận xét về đề tài của một số nhà văn như sau: "Trong thực tế của đời sống văn học, thường thấy hiện tượng này: các nhà văn dù lớn đến đâu cũng chỉ có một vùng đề tài ưa thích nhất và ông ta chỉ có thể viết hay về những đề tài ấy mà thôi. Khi vì một lí do nào đó, ông ta hướng ngòi bút ra ngoài khu vực đề tài ấy, thì ông ta không còn sắc sảo nữa, tác phẩm trở nên nhạt nhẻo, hình tượng thiếu sức sống, thiếu linh hồn, tài năng dường như rời bỏ ông ta. Thiếu thực tế chăng? Không hẳn như vậy. Chẳng hạn, Nguyễn Ðình Thi đâu phải thiếu thực tế về những ngày sôi sục của Cách mạng tháng Tám mà chính ông là một nhân chứng? Nhưng trong Vỡ bờ, những trang tương đối xem được chỉ có ở tập 1 khi viết về đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ, tối tăm, cơ cực. Ðến tập 2, càng về cuối, càng thấy nhạt nhẻo, sơ lược: ấy là nhữg trang mô tả cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 và đất nước vùng lên tức nước vỡ bờ. Có lẽ Nguyễn Ðình Thi là cây bút sinh ra để làm thơ, soạn nhạc hơn là viết văn xuôi, chỉ có thể viết hay về đất nước mình đẹp trong đau khổ, bất hạnh:
"Anh yêu em như yêu đất nước,
Vất vả, đau thương, tươi thắm vô ngần.
Nội dung liên quan
Hương Minh