Tình hình Phật giáo Hàn Quốc hiện nay?
kiến thức chung
Phật giáo ở Hàn Quốc hiện nay đã là một tôn giáo thiểu số đứng hàng thứ hai, sau Cơ Đốc giáo.
Phật giáo chỉ chiếm 22,8% dân số Hàn Quốc , trong khi Cơ Đốc giáo chiếm 29,2% (gồm cả Tin Lành và Ca tô La Mã, trong đó, Tin Lành giữ vị trí vượt trên).
Như vậy, dù đã trở thành tôn giáo thiểu số hạng 2 nhưng nếu so với từng nhánh trong Cơ Đốc giáo, mà có thể coi là những đạo riêng, thì Phật giáo vẫn là tôn giáo chiếm tỷ lệ tín đồ hàng đầu ở Hàn Quốc. Con số tỷ lệ đó vẫn là cao nếu so với tỷ lệ tín đồ Phật giáo trên toàn dân số chỉ là 18% theo thống kê chính thức
Hiện nay ở Hàn Quốc có 18 tông phái Phật giáo khác nhau xuất phát từ bốn tông phái chính là Thiền tông, Mật tông, Pháp Hoa tông và Hoa Nghiêm tông. Tất cả đều theo truyền thống Phật giáo Đại thừa. Trong 18 tông phái trên, nổi bật và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất là Thiền phái Tào Khê đã được thiền sư Tae-Go (Thái Cổ: 1301-1382) sáng lập. Riêng thiền phái này có 1632 ngôi chùa với chi nhánh ở khắp trong và ngoài nước, và có khoảng 18.000 tăng ni và khoảng 6.000.000 Phật tử.
Với truyền thống lâu đời, Phật giáo Hàn Quốc đã đẩy mạnh các công tác giáo dục xã hội, tham gia và đáp ứng các nhu cầu quần chúng hiện nay. Hầu hết các ngôi chùa đều có xây dựng nhà trẻ và trường tiểu học. Các tăng sĩ Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục phổ cập. Hiện tại Phật giáo Hàn Quốc có rất nhiều trường sơ, trung, cao đẳng, đại học trên toàn quốc. Trường Đại học Phật giáo đặc biệt chú trọng đến đào tạo những thế hệ Tăng ni kế thừa làm rường cột cho giáo hội. Đặc biệt, có rất nhiều chương trình thuyết giảng, tu học đáp ứng cho nhu cầu của nhiều giới, nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Sau chiến tranh thế giới thứ II và cuộc chiến Nam-Bắc Hàn, Phật giáo Hàn Quốc đã phải đối diện với nhiều thách thức và đang dần thích nghi với cuộc sống của thế giới hiện đại. Từng bị lãng quên một thời gian dài nơi rừng sâu, nay đã trở lại sinh hoạt nơi thị thành. Nhiều chùa chiền đã được xây dựng, khôi phục, các hoạt động vì lợi ích cộng đồng được nhân rộng…
Ở Hàn Quốc nhận xét, không khí sinh hoạt Phật giáo ở đất nước này được phổ cập mạnh mẽ trên các phương tiên truyền thông. Phật giáo có riêng một kênh truyền hình phát sóng cho công đồng học tập và tìm hiểu. Những ngày lễ lớn, các ngã tư trên khắp đường phố đều treo cờ hoa. Điển hình là ngày Lễ Phật Đản, được tổ chức long trọng, về đêm bầu trời tràn ngập pháo hoa đón mừng Khánh Đản. Tuy khoảng cách của giới trẻ với sinh hoạt chùa viện chưa rút ngắn nhanh như mong muốn, nhưng càng ngày càng có đông giới trẻ Hàn Quốc chú ý và tham gia vào các sinh hoạt Phật pháp như: ghi danh theo học các khóa giáo lý, khóa tu thiền ngắn hạn, công tác từ thiện xã hội...
Sự phát triển của Phật giáo Hàn Quốc
Hàn Quốc xuất hiện khoảng 4000 năm trước. Ảnh hưởng tôn giáo đầu tiên là đạo Shaman, một hình thức của chủ nghĩa vật linh tương tự như tôn giáo của dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Phật giáo đến Hàn Quốc năm 372 chủ yếu từ Trung Quốc và lúc đó được thiết lập ở vương quốc Koguryo. Năm 384, được truyền vào Paekche và sau đó đến Shilla vào thế kỷ thứ 5. Phật giáo lập tức phát triển mạnh ở Shilla, trở thành tôn giáo của chế độ quân chủ và giới quý tộc. Trước thế kỷ 7, Phật giáo là một tôn giáo nổi bật ở Hàn Quốc và là một sức mạnh cho phép triều đình thống nhất đất nước. Phật giáo đã có ảnh hưởng vào nền văn hóa Hàn Quốc, triết học và ngôn ngữ. Trong những năm đầu, Phật giáo ở Hàn Quốc, nhiều nhà sư đã đi qua lại giữa Hàn Quốc và Trung Quốc do vậy dễ dàng trao đổi văn hóa và giới thiệu nền văn hóa Trung Quốc vào Hàn Quốc.
Sự ảnh hưởng của Cơ đốc và chủ nghĩa cá nhân đang phát triển cùng với sự phát triển rực rỡ nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 1960, Hàn Quốc Phật giáo có phần yếu thế đi. Hiện nay, rất hiếm thấy những ngôi chùa ở thành thị, mà hầu hết các ngôi chùa đều ở miền quê (Phật giáo đã bị đuổi ra khỏi thành phố trong thời kỳ sự đàn áp của đạo Khổng hiện đại ở triều đại nhà Lý) và có rất nhiều chùa ở trên núi bởi vì các nhà sư sớm sử dụng tín ngưỡng đạo Shaman và tín ngưỡng vật linh trong các vị thần núi để kết hợp tôn giáo địa phương và áp dụng chúng vào đền thờ các thần Phật giáo như những vị Bồ đề đạt ma. Nhiều ngôi chùa ở thôn quê trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời với những rặng tre, bụi hồng, và những đám hoa dại. Phần lớn các Phật tử thăm chùa vào những ngày lễ lớn âm lịch.
Phật giáo ở Hàn Quốc bao gồm hai đặc điểm. Thứ nhất, tôn giáo này là nền tảng tư tưởng của giai cấp thống trị trong quá khứ; và thứ hai, tôn giáo này đóng vai trò là tôn giáo phổ biến trong quần chúng nhân dân.
Phụ thuộc vào thái độ của tầng lớp cầm quyền trong việc sử dụng quyền lực ở Hàn Quốc mà Phật giáo của đất nước này đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử. Người ta cũng chỉ ra rằng niềm tin vào tôn giáo của những người dân thường khá sâu sắc. Nhưng trên thực tế, niềm tin của quần chúng nhân dân không phải duy nhất và trung thành với học thuyết đạo Phật mà đôi khi nó còn hướng đến niềm tin Saman giáo hay niềm tin dân gian khác. Nhu cầu của người dân thường có xu hướng cụ thể. Khi họ đặt niềm tin ấy vào Phật giáo là hy vọng Phật giáo sẽ mang lại cho gia đình họ những điều tốt lành thực sự, như sự thành công của con cái họ trong cuộc thi quan trọng hoặc trong công việc, chữa lành bệnh tật, và những sự quan tâm gần gũi khác nữa.
Mặc dù có rất nhiều mối quan tâm mà dân chúng đặt vào niềm tin Phật giáo nhưng tất cả những người theo đạo Phật đều có chung một điểm: tất cả họ đều tin rằng họ có thể giải quyết những khúc mắc cá nhân cũng như những vấn đề to lớn của xã hội thông qua lời răn dạy của Đức Phật. Họ cũng tin rằng Phật giáo có thể ghi lại mọi thử thách của cuộc sống và mọi khổ đau diễn ra trong quá trình lịch sử.
Nội dung liên quan
Hương Kim