Tính bảo mật trong Công tác xã hội là gì ?
kiến thức chung
đây, khi công tác xã hội Việt Nam chỉ là một hoạt động trợ giúp đơn thuần do các cán bộ trong các đoàn thể địa phương đảm nhận, tính bảo mật chưa phải là nguyên tắc được coi trọng.
Các tiêu chuẩn đạo đức cụ thể được quy định dành cho nhân viên xã hội chuyên nghiệp, song ở Việt Nam chưa ban hành Bản Quy điều đạo đức, đồng thời, những người làm công tác xã hội cũng chỉ là bán chuyên nghiệp. Vì thế nhiều tiêu chuẩn đạo đức là các nước xây dựng, cũng như IFSW và IASSW đề ra chưa thể thực hiện trọn vẹn. Cùng với nhiều mục tiêu khác, mục tiêu xây dựng và ban hành tiêu chuẩn đạo đức đã đựơc xác định cụ thể là giai đoạn từ 2010 đến 2015. Đây là khoảng thời gian mà mỗi người làm nghề phải cùng lúc nhận thức, đúc kết và quy chuẩn những vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Trước thời điểm đề án được phê duyệt, nghề công tác xã hội Việt Nam đã từng có một lịch sử tồn tại nhưng có lẽ những quy điều đạo đức của nó mới chỉ dừng lại ở mức độ nội quy của các cơ sở xã hội. Bản quy điều mới sẽ là sự thống nhất các giá trị, mục tiêu, chuẩn mực đạo đức của công tác xã hội - một nghề còn nhiều bỡ ngỡ đối với người dân. Điều đó có nghĩa là một quá trình hình thành và phát triển văn hóa cho một lĩnh vực nghề nghiệp đang từng bước được thực hiện. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến đóng góp cho việc xây dựng Quy điều đạo đức công tác xã hội tại Việt Nam như sau:
Một là, để xây dựng được Bản Quy điều đạo đức nghề nghiệp, trước hết cần có một Hiệp hội nghề nghiệp nhằm tập hợp tất cả các nhân viên xã hội chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp có thể bảo đảm được chuẩn mực về chất lượng công việc. Từ đó những thành viên trong Hiệp hội cùng nhau xây dựng nên những quy điều đạo đức cho Việt Nam dựa theo những quy điều đạo đức chung đã áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong thời gian qua.
Hai là, giá trị đầu tiên cần được đề cao trong quy điều đạo đức công tác xã hội chính là nhân quyền và phẩm giá của con người. Đây là những nguyên tắc cơ bản chi phối các hoạt động của công tác xã hội như: sự tôn trọng đối với thân chủ; mục tiêu cao nhất vì lợi ích của thân chủ; tôn trọng tính tự quyết của thân chủ ...
Ba là, các tiêu chuẩn đạo đức cần cụ thể hóa, chi tiết về vai trò trách nhiệm của nhân viên xã hội đối với thân chủ, với đồng nghiệp, với cơ quan/tổ chức đang công tác, trách nhiệm với nghề nghiệp và xã hội.
Bốn là, để những quy điều được vận hành và đạt được hiệu quả theo đúng mục đích đặt ra, cần có cơ quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức đã được đặt ra của nhân viên xã hội.
Nội dung liên quan
Hiểu Nhu