Tín ngưỡng và mê tín khác nhau như thế nào?
Sáng nay mình đọc được một sự lý giải như thế này :
"Tín ngưỡng bắt nguồn từ đức tin. Nếu có đức tin vào cái thiện, con người sống bình thản và bình tĩnh. Họ cầu mong điều may mắn nhưng không cầu xin, không tin may mắn tự dưng đến.
Mê tín bắt nguồn từ bất an. Khi bất an bên trong con người cần tìm cái để bấu víu bên ngoài. Bất an nên mới muốn cầu xin."
Bạn thì nghĩ sự khác biệt là gì?
tín ngưỡng
,mê tín
,mê tín dị đoan
,văn hóa
Chào chị, em nghĩ tín ngưỡng là niềm tin còn mê tín là niềm tin mù quáng.
Niềm tin xuất phát từ nội tâm còn mê tin thường được ngoại cảnh tạo ra với mục đích tư lợi.
Nguyenphuhoang Nam
Chào chị, em nghĩ tín ngưỡng là niềm tin còn mê tín là niềm tin mù quáng.
Niềm tin xuất phát từ nội tâm còn mê tin thường được ngoại cảnh tạo ra với mục đích tư lợi.
Jay Tran
Hi chị!
Theo em thì mê tín là cực đoan, xuất phát từ chấp niệm họ quá lo lắng về vấn đề tiêu cực nào đấy trong cuộc sống dẫn đến việc họ "tin cậy" vào tâm linh và họ lầm tưởng rằng đức tin sẽ giúp họ vượt qua khó khăn dần dần thành hệ lụy,
Còn tín ngưỡng cũng có thể là thờ ông bà tổ tiên trong gia đình hoặc khái quát hơn là họ tín ngưỡng những điều tốt lành, hướng thiện, sống đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy định nghĩa 2 phạm trù khác nhau rõ ràng nhưng trên thực tế em thấy ranh giới của 2 việc này nó sát nhau
Ghost Wolf
Theo ý kiến cá nhân e, tín ngưỡng, tôn giáo đều sinh ra từ sự yếu đuối, ngu muội, thiếu hiểu biết của con người về những sự vật, hiện tượng xảy ra trong thực tế. Những thứ con người ko biết được bản chất, nguồn gốc, không kiểm soát được, ko đưa ra được một lý giải khoa học thì có xu hướng đẩy nó cho 1 lực lượng siêu nhiên nào đó cao hơn.
Thời tiền sử, hàng vạn năm trước đây, con người tín ngưỡng, thờ phụng các yếu tố tự nhiên - thần lửa, thần nước, thần gió, thần sông... Nhiều năm về sau, khi những thứ này ko còn là bí ẩn nữa, thì những tôn giáo, tín ngưỡng này gần như biến mất. Tuy nhiên, càng phát triển, càng hiểu biết nhiều thì con người lại càng có thêm nhiều câu hỏi chưa có lời giải khác ở các cấp độ cao hơn như nguồn gốc của bản thân, sinh tử, tương lai, các hiện tượng siêu nhiên... và từ đó những tôn giáo, tín ngưỡng khác ra đời. Có lẽ đến khi nào những thứ kia có câu trả lời thỏa đáng bằng khoa học thì những tôn giáo hiện tại cũng sẽ biến mất và thay bằng những thứ khác.
Tất nhiên nếu chỉ tin vào cái gì đó để cho tâm được thanh thản, thoái mái, dù nó có là viển vông, chẳng có cơ sở bằng chứng gì thì cũng chẳng có hại gì cả, ai thích tin thì tin. Tuy nhiên, nếu để cho cái niềm tin và ấy gây ảnh hưởng, chi phối hành động, cuộc sống của bản thân, và cả những người xung quanh nữa thì đó là mê tín.
Lê Minh Hưng
Mình thấy bài này rất hay.
Theo mình thì niềm tin mà phản khoa học thì gọi là mê tín.
Người Mỹ định lên sao Hỏa ở, người Việt tràn ra đường cúng sao giải hạn - VnExpress
vnexpress.net
Nguyễn Quang Vinh
Sự khác nhau đã nằm rõ trong cái tên. Tín ngưỡng và mê tín cả 2 đều có chữ tín có nghĩa là tin vào một cái gì đó. Nhưng tín ngưỡng là kính ngưỡng, ngưỡng mộ mà đi theo sự dẫn dắt của đức tin đó. Còn mê tín là tin một cách mê muội, cho dù có đúng hay ko. Mọi thứ do điều ng đó tin tạo ra đều đc người đó tin tưởng mà ko phân vân thắc mắc.
Có thể nói tín ngưỡng là tin nhưng tâm vẫn là của mình. Còn mê tín thì tâm của mình đã bị lu mờ rồi, mặc nhiên tin tưởng bất chấp có lý hay vô lý vậy.
Thường thì tín ngưỡng là tin vào một thực thể nào đó, còn mê tín thì tin vào biểu hiện, hành động, sự việc nào đó. Như tin vào Chúa, trước khi lâm trận thù cầu Chúa phù hộ cho con, gọi là tín ngưỡng. Còn việc ra trận rồi mới sực nhớ là quên chưa cầu nguyện trước Chúa, vậy là Chúa sẽ ko phù hộ rồi, từ đó giảm sức chiến đấu, ấy là mê tín vậy.
Đại Phong