Tìm hiểu về Khối Đồng Văn Hoa Hạ

  1. Lịch sử

Khối Đồng Văn, hay còn gọi là Khối văn hóa Trung Hoa, Khối văn hóa Đông Á (tiếng anh: sinosphere) được dùng để gọi những quốc gia hoặc khu vực chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa trong lịch sử.

Bài viết này mình sẽ tổng kết lại các đặc điểm và văn hóa chính trong các nước đồng văn. Trung Quốc là nơi bắt nguồn của khối văn hóa nên sẽ được in đậm. Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên và Hàn Quốc là các quốc gia và khu vực nồng cốt trong khối. Ngoài ra Mông Cổ, Tây Tạng và Singapore đôi khi cũng được tính vào khối nên sẽ được in nghiêng.

Màu xanh lá là CÓ, màu đỏ là KHÔNG và màu vàng là TRUNG DUNG.

Những thông tin thú vị sau một thời gian mình tìm hiểu về Khối Đồng Văn như sau:

  • Trong lịch sử từng có Vương quốc Lưu Cầu cũng chịu ảnh hưởng của Khối Đồng Văn, Lưu Cầu về sau bị sáp nhập vào Nhật Bản, hiện nay là đảo Okinawa.
  • CHDCND Triều Tiên không khuyến khích người dân theo tôn giáo nên thông tin về số tín đồ tôn giáo tại Triều Tiên rất ít ỏi và thiếu chính xác. Nhiều thông tin cho thấy Mu giáo (còn gọi là Shaman giáo) có nhiều tín độ nhất.
  • Phật giáo từng rất phát triển tại Hàn Quốc nhưng kể từ khi Tổng thống Lý Thừa Vãn, một người chống Phật giáo, lên nắm quyền thì Thiên chúa giáo được ưu ái phát triển.
  • Chưa có tài liệu hoặc thông tin cho thấy Đạo giáo được truyền bá vào Mông Cổ và Tây Tạng. Tuy nhiên cờ Mông Cổ và Tây Tạng đều có biểu tượng Âm Dương của Đạo giáo. Hiện tại mình vẫn chưa rõ liệu Mông Cổ và Tây Tạng có thực sự chịu ảnh hưởng của Đạo giáo hay họ đã tự phát triển học thuyết Âm Dương riêng biệt với Trung Hoa.
  • Âm lịch mà ta thường gọi thực chất là lịch âm dương vì dựa vào chuyển động của cả mặt trăng và mặt trời.
  • Nhật Bản bỏ dùng lịch âm dương từ lâu nhưng vẫn ăn Tết cổ truyền theo lịch hiện đại Gregory, các phong tục tập quán truyền thống ngày Tết vẫn được giữ nguyên.
  • Trái với suy nghĩ của nhiều người, chữ Triều/Hàn là chữ tượng thanh, chữ Nhật là chữ âm tiết, còn chữ Hán là chữ tượng hình. Dù vậy chữ Nhật vẫn dùng rấtnhiều chữ Hán (gọi là Kanji). Còn chữ Triều/Hàn thì khác biệt hoàn toàn với chữ Hán.
  • Triều Tiên thời lãnh đạo Kim Nhật Thành đề cao tinh thần dân tộc tự cường nên ra lệnh bãi bỏ chữ Hán trong giảng dạy. Tuy nhiên về sau Triều Tiên lại khuyến khích giảng dạy chữ Hán cơ bản (gọi là Hancha), khoảng 3000 từ.
  • Hàn Quốc cũng từng bãi bỏ chữ Hán trong giảng dạy. Tuy nhiên từ 2013 chính phủ Hàn Quốc lại khuyến khích dạy chữ Hán cơ bản (gọi là Hanja).
  • Triều Tiên và Hàn Quốc vốn cùng một dân tộc nên nền văn hóa giống nhau. Nhưng một số thuật ngữ lại khác nhau là do Triều Tiên và Hàn Quốc dùng hệ thống chuyển ngữ sang chữ cái Latin khác nhau. Ví dụ: Choson'gul và Hangul, Hancha và Hanja...
  • Tiếng Triều Tiên và tiếng Hàn Quốc giống nhau, chỉ có khác biệt chút ít trong cách phát âm và âm điệu của một số từ.
  • Mông Cổ vốn có chữ viết riêng biệt, nhưng sang thế kỷ 20 đã chịu ảnh hưởng từ Liên Xô và chuyển sang dùm chữ cái Kirin của Nga. Hiện tại chữ Mông Cổ đang được khôi phục.
  • Ngôn ngữ chính tại Trung Quốc, Đài Loan và người Hoa tại Singapore giống nhau hoàn toàn, chỉ khác ở tên gọi. Trung Quốc gọi là Tiếng Phổ Thông, Hán Ngữ Tiêu Chuẩn hoặc Tiếng Trung Quốc Tiêu Chuẩn. Đài Loan gọi là Tiếng Quan Thoại Đài Loan hoặc Quốc Ngữ. Singapore gọi là Tiếng Hoa.
  • Singapore có 4 ngôn ngữ được công nhận chính thức là Tiếng Anh, Tiếng Hoa, Tiếng Mã Lai và Tiếng Tamil.
Khối văn hóa Hoa Hạ 1Khối văn hóa Hoa Hạ 2





Từ khóa: 

trung hoa

,

văn hóa

,

lịch sử

,

việt nam

,

lịch sử

Ôi lâu lắm mới thấy anh Bảo lên sharing Sử cùng Noron! ạ <3 Kiến thức vẫn xịn và có tâm quá :v

Trả lời

Ôi lâu lắm mới thấy anh Bảo lên sharing Sử cùng Noron! ạ <3 Kiến thức vẫn xịn và có tâm quá :v