Tìm hiểu về các chức năng hoạt động của phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu tư liệu CDS/ISIS do UNESCO phát triển?
kiến thức chung
1. Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu tư liệu CDS/ISIS do UNESCO phát triển.
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)
- Là hệ thống phần mềm sử dụng phương pháp tiêu chuẩn biên mục, tìm kiếm, và thực hiện các truy vấn về dữ liệu. DBMS quản lý dữ liệu đầu vào, tổ chức dữ liệu, và cung cấp các phương pháp sửa đổi hoặc trích dữ liệu cho người dùng hoặc các chương trình khác.
Có nhiều hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu có sẵn được sử dụng phù hợp với nhu cầu của cơ quan.
• Phần mềm mã nguồn mở
- là phần mềm với mã nguồn được công bố, với một giấy phép sử dụng đi kèm, cho phép bất cứ ai cũng có thể sử dụng, nghiên cứu, thay đổi cải tiến phần mềm và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.
Phần mềm mã nguồn mở cung cấp miễn phí cho người sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhà cung cấp phần mềm mã nguồn mở có quyền yêu cầu người sử dụng trả một số chi phí về các dịch vụ huấn luyện, bảo hành, nâng cấp, tư vấn... Tức là những dịch vụ phục vụ người sử dụng, nhưng không được bán phần mềm nguồn mở vì nó được coi là sản phẩm trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một nhà cung cấp nào.
- Lợi ích của phần mềm nguồn mở
Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm được tác giả cung cấp mã nguồn kèm theo và người sử dụng không phải trả chi phí mã nguồn.
Phần mềm mã nguồn mở cho phép người sử dụng tự do sử dụng, tự do sao chép, tự do phân phối và tự do nghiên cứu, sửa đổi mã nguồn.
Sự phổ biến của các phần mềm mã nguồn mở nằm ở chỗ cho phép người sử dụng tích hợp hệ thống có thể bổ sung và cải tiến những ứng dụng này thành những sản phẩm tốt hơn, phù hợp hơn cho khách hàng.
Theo tác giả Gilgert Robert, phần mềm mã nguồn mở là một phong trào tin cậy và phát triển rất nhanh, đem lại lợi ích cho người sử dụng và thúc đẩy mạnh mẽ sự ứng dụng tin học trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.
Ví dụ về phần mềm nguồn mở có thể kể đến là: Các hệ điều hành Linux, Ubuntu…; Các ngôn ngữ lập trình Perl, Python…; Hệ quản trị máy chủ Web (Web Server) Apache TomCat; Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ MySQL, PostgreSQL…
Trong hoạt động thư viện cũng có nhiều phần mềm mã nguồn mở. Các phần mềm mã nguồn mở đã và đang được sử dụng ở nước ta là:
- Phần mềm tư liệu CDS/ISIS, CSD/ISIS for Windows.
- Các phần mềm quản lý các bộ sưu tập số Greenstone, Dspace.
- Phần mềm quản trị thư viện tích hợp Koha.
Với khả năng sử dụng miễn phí và dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu sử dụng, các phần mềm mã nguồn mở này, đặc biệt là phần mềm tư liệu CDS/ISIS for Windows và phần mềm quản lý bộ sưu tập số DSpace thực sự đã góp phần quan trọng trong tiến trình tin học hoá hoạt động thư viện - thông tin ở Việt Nam từ năm 1987 đến nay.
• CDS/ISIS:
Mở đầu việc ứng dụng tin học trong thư viện ở nước ta, các thư viện tập trung vào việc lưu trữ, tìm kiếm tài liệu và tạo ra các sản phẩm thông tin thư mục. Phần mềm tư liệu CDS/ISIS do UNESCO phát triển và cung cấp miễn phí cho các nước đang phát triển, đã đáp ứng yêu cầu này.
Có thể nói, quá trình tin học hoá hoạt động thư viện ở nước ta trong giai đoạn đầu gắn liền với sự ra đời và phát triển của phần mềm tư liệu CDS/ISIS.
CDS/ISIS ra đời năm 1985, thì năm 1986 đã được Thư viện Quốc gia Việt Nam nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng. Năm 1990, khi phiên bản CDS/ISIS 2.0 hoàn thiện hơn ra đời thì việc ứng dụng đã được mở rộng ra ở thư viện các tỉnh, thư viện các cơ quan Bộ, Ngành và thư viện các trường đại học trong cả nước. CDS / ISIS là một gói phần mềm cho các hệ thống lưu trữ và truy xuất thông tin tổng quát được UNESCO phát triển, duy trì và phổ biến . Nó đặc biệt phù hợp với các ứng dụng thư mục và được sử dụng cho các danh mục của nhiều thư viện vừa và nhỏ . Phiên bản đã được sản xuất bằng tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha giữa các ngôn ngữ khác. UNESCO làm cho phần mềm có sẵn miễn phí cho các mục đích phi thương mại, mặc dù các nhà phân phối được phép tính cho chi phí của họ.
CDS/ISIS là phần mềm tư liệu mã nguồn mở, quản lý các CSDL văn bản có cấu trúc. Đối tượng quản lý của phần mềm tư liệu là các tài liệu như: sách, báo - tạp chí, bài trích… CSDL được tạo ra bởi phần mềm tư liệu là CSDL thư mục. Đó chính là bộ máy tra cứu thông tin tự động hoá.
CDS/ISIS có những tính năng nổi trội như:
- Cấu trúc CSDL do người sử dụng tự xây dựng. Có thể tạo lập và quản lý được nhiều CSDL.
- Chức năng tương thích đa ngôn ngữ.
- Xây dựng và sửa cấu trúc cơ sở dữ liệu.
- Có thể quản lý được các trường có độ dài biến động.
- Có khả năng nhận biết trường lặp, trường con.
- Có thể tìm tin trên file đảo bằng ngôn ngữ tìm khá mềm dẻo và linh hoạt.
- Có ngôn ngữ tạo format đủ mạnh để có thể in và hiện hình theo ý muốn.
- Có khả năng trao đổi dữ liệu thư mục theo chuẩn ISO 2709.
CDS/ISIS for Windows, gọi tắt là WinISIS, là sự phát triển của chương trình CDS/ISIS chạy trên môi trường DOS. WinISIS đầu tiên ra đời năm 1997 và dần hoàn thiện trong những năm tiếp theo.
So với CDS/ISIS chạy trên môi trường DOS, WinISIS có những ưu điểm nổi bật sau:
- Việc xây dựng cấu trúc của CSDL thuận tiện và đơn giản hơn nhờ có các phương tiện trợ giúp để tạo biểu mẫu nhập tin và format hiện hình.
- Ngôn ngữ tạo format được bổ sung nhiều lệnh mới cho phép trình bày dữ liệu thuận lợi hơn, đẹp hơn.
- Việc tìm tin đơn giản thuận tiện hơn nhờ giao diện kiểu cửa sổ và các phương tiện tìm được thực hiện trên các nút chức năng.
- Hiệu quả tìm tin tăng rõ rệt nhờ các toán tử tìm thể hiện trên các nút; cửa sổ từ điển có thể đặt ở vị trí bất kỳ trên màn hình và có thể kéo thuật ngữ tìm từ từ điển vào hộp thuật ngữ tìm; lệnh tìm có thể lưu lại cho các lần tìm sau.
- Có hai kiểu tìm tin: tìm tin ở trình độ cao và tìm tin có trợ giúp.
- Có khả năng kết nối một CSDL này với các CSDL khác để mở rộng các chức năng quản lý, tạo ra hệ thống CSDL tựa quan hệ (Pseudo - Ralational Databases).
- Có thể truy cập online được so với bản đầu tiền. Đây là bước phát triển khá lớn cho việc truy cập và sử dụng tài liệu số.
Việc ứng dụng phần mềm CDS/ISIS trong các thư viện ở nước ta diễn ra mạnh mẽ trong vòng 15 năm, từ năm 1987 đến đầu những năm 2000. Hàng trăm thư viện, từ Thư viện Quốc gia Việt Nam đến thư viện tỉnh, thư viện của các trung tâm thông tin các Bộ, Ngành, thư viện các trường đại học đã sử dụng CDS/ISIS để quản lý và khai thác vốn tài liệu của mình. Các CSDL thư mục do CDS/ISIS tạo ra đã trở thành bộ máy tra cứu thông tin tự động hoá đầu tiên ở thư viện, bên cạnh bộ máy tra cứu thông tin truyền thống là hệ thống các tủ mục lục và các ấn phẩm thư mục.
Có thể nói việc ứng dụng phần mềm CDS/ISIS đã đem lại nhiều lợi ích.
- Trước hết, toàn bộ vốn tài liệu của thư viện được lưu trữ và quản lý
trong các CSDL thư mục. Việc tìm tin được thực hiện một cách tự động và nhanh chóng từ các CSDL này. Ngoài ra, cũng từ các CSDL này, với một format đầu ra thích hợp có thể tự động in ra các phiếu mục lục, các ấn phẩm thư mục, thông báo sách mới… thay thế cho cách làm thủ công trước đây.
Một lợi ích khác không thể đong đếm được, nhưng không kém phần quan trọng là thông qua quá trình sử dụng phần mềm CDS/ISIS, người làm thư viện được làm quen với máy tính, với phần mềm, với các thao tác cập nhật dữ liệu và tìm tin tự động hoá, đặt cơ sở ban đầu trong việc trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin. Một yêu cầu thiết yếu đối với người làm thư viện trong tiến trình tin học hoá.
Phần mềm CDS-ISIS do UNESCO phổ biến có nhiều điểm thuận lợi như đó là phần mềm mở, miễn phí, khả năng tìm các biểu ghi theo nội dung thông qua ngôn ngữ tìm tin năng động, khả năng trình bày biểu ghi hay một phần biểu ghi theo yêu cầu, sắp xếp biểu ghi theo thứ tự yêu cầu, trao đổi dữ liệu thông qua file trao đổi ISO- 2709, phát triển các ứng dụng đặc thù nhờ phương tiện lập trình liên kết, có khả năng chuyển sang CSDL dạng XML ..., tuy nhiên CDS-ISIS cũng bộc lộ nhiều hạn chế như khả năng tích hợp kém, chưa hỗ trợ UNICODE, khó quản lý các CSDL toàn văn, chuyển tải lên mạng không thuận tiện .... Cho đến nay, phần mềm này chỉ phù hợp với các thư viện nhỏ.
Nội dung liên quan
Trâm Ngô Thùy