Tìm hiểu nguyên nhân stress dưới góc nhìn phân tâm học
Stress là trạng thái tâm lí mà nhiều người trưởng thành gặp phải, nguyên nhân có thể đến từ những yếu tố khách quan hay chủ quan. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây ra stress, được giải thích dưới góc nhìn Phân tâm học.
Bài viết dưới đây sẽ bao gồn hai phần chính:
- Giới thiệu ý thức và vô thức
- Nguyên nhân của stress
Ý THỨC VÀ VÔ THỨC
Bộ não được phân thành hai tầng tư duy: tầng ý thức và tầng vô thức. Hầu hết chúng ta mới chỉ sử dụng được 10% sức mạnh của bộ não (ý thức), và 90% vẫn không thực sự điều khiển được (vô thức).
Tảng băng tư duy theo nghiên cứu của Sigmund Freud
Tầng ý thức chính là 10% mà chúng ta có thể điều khiển được. Ý thức là loại tư duy dùng để xử lý: hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, tư duy toán học (cộng trừ nhân chia), triết học, kinh tế, lập trình ....
Từ đó phần não tư duy này lại được chia làm não trái và não phải như bạn vẫn thường đọc được ở các sách báo. Con người sử dụng bộ phận não này rất thường xuyên, chỉ tạm nghỉ khi chúng ta rơi vào trạng thái vô thức như đi ngủ.
Tư duy bằng não trái và não phải
Con người có xu hướng suy nghĩ bằng ngôn ngữ và đặc biệt trong thời đại thông tin hiện nay, rất nhiều người bị mệt mỏi do có quá nhiều thông tin đẩy vào khối tư duy ngôn ngữ. Bạn nào đọc nhiều, xem nhiều, suy nghĩ nhiều thường cần ngủ nhiều hơn bình thường 1 chút. Khi ngủ thì thông tin sẽ được sắp xếp lại, một phần sẽ được đưa vào bộ nhớ, một phần được xóa bỏ, một số đi xuống tầng tiền ý thức, số còn lại sẽ được lắng đọng và đưa xuống tầng vô thức.
Phần vô thức chính là phần còn lại chiếm 90% của tảng băng tư duy.
Theo wikipedia:
Vô thức là những quá trình xảy ra trong tâm trí của con người, xảy ra một cách tự động, không thể dùng ý chí để điều khiển. Nó bao gồm các quá trình tư duy, trí nhớ, và các động cơ tiềm ẩn. Vô thức được ví như phần chìm của tảng băng tâm linh, góp phần quyết định trong việc hình thành các khuynh hướng của mỗi cá nhân. Trong vùng vô thức liên tục diễn ra cuộc đấu tranh giữa bản năng với bản ngã, giữa phần "con" và "người" và bản năng sẽ bị dồn nén lại trong hàng rào kiểm duyệt không cho vượt qua lên tầng ý thức được. Những xung lực này chỉ biểu hiện phần nào trong các giấc mơ và phần lớn trong các chứng loạn thần kinh. Vô thức nằm ở đáy sâu tăm tối của tâm linh nên không thể thực nghiệm và không thể khảo sát được bằng các trắc nghiệm.
Có thể hình dung tầng não vô thức là phần não điều khiển rất nhiều các hoạt động tự động khác của cơ thể, ví dụ các hoạt động phối hợp của hệ thần kinh thực vật như: điều hành bộ máy tiêu hóa (nhai nuốt, tiết enzym ...), chức năng vận động (phối hợp chân tay, phản xạ).
Môn NLP (lập trình tư duy) chính là phương pháp để chúng ta tìm cách "lập trình" hoặc thiết lập mệnh lệnh cho phần não vô thức này chạy theo hướng chúng ta muốn. Bạn cũng có thể tiếp cận với môn thiền định để đến gần hơn với phần vô thức này.
Não người là bộ phận sử dụng nhiều năng lượng nhất so với các cơ quan khác trong cơ thể, nên nếu nó hoạt động quá nhiều thì sẽ gây cho chúng ta cảm giác rất mệt mỏi, chán chường..., đó gọi là trạng thái stress. Tưởng tượng về một chiếc CPU máy tính bị nóng, quá tải khi phải xử lý các ứng dụng nặng, hoặc một ứng dụng lỗi, gây treo hệ thống. Đó chính là tình trạng stress.
NGUYÊN NHÂN CỦA STRESS
Trở lại với vấn đề chính, nguyên nhân của stress dưới góc nhìn phân tâm học.
Có hai nguyên nhân chính:
- Mệt ở vùng não tư duy: Do xem phim nhiều quá, do bị ô nhiễm tiếng ồn, do học nhiều quá, đọc truyện nhiều quá ... Dạng này rất dễ nhận biết, chữa cũng nhanh. Giống như một chiếc CPU bị nóng lên khi mở một ứng dụng nặng, sau đó tắt đi, nó sẽ trở lại bình thường. Áp lực cuộc sống, thi cử căng thẳng trong một giai đoạn chính là dạng này. Loại này không quá nguy hiểm vì nó có tính giai đoạn. Tuy vậy nếu tải đó quá nặng thì vẫn có thể gây đổ vỡ hệ thống, rất nguy hiểm nếu bạn gặp phải những thử thách cực đại dồn dập trong một thời gian ngắn mà không thể xử lý hết được.
- Mệt ở vùng não tiềm thức: Cái này khó nhận biết hơn và cũng là nguyên nhân chính của stress, nó khá nguy hiểm vì phải tự giải. Mọi người vẫn biết các nhận thức ở tầng nhận thức khi được lặp lại nhiều lần hoặc được kích thích mạnh bởi cảm xúc sẽ được truyền xuống tầng tiềm thức này. Và tiềm thức thì rất mạnh.
Bạn ít biết hơn là tư duy ở tầng tiềm thức sẽ thường xuyên ảnh hưởng và nhảy ngược về tầng nhận thức của chúng ta. Điều này được thể hiện ở việc bạn ngồi yên hoặc thiền định, cố gắng không suy nghĩ nhưng vẫn sẽ rất nhanh có các ý niệm khởi phát và được truyền từ vùng tiềm thức sang vùng nhận thức để xử lý.
Loại stress thứ hai, nguy hiểm hơn rất nhiều mà chúng ta rất khó nhận biết. Đó là hiện tượng xung đột ở tầng tiềm thức, nó tương tự với việc chiếc CPU sẽ bị nóng lên, mất rất nhiều năng lượng khi có 1 tiến trình bị treo, lỗi. Khi đó, con người, hay chiếc CPU đó nhìn qua thì vẫn hoạt động có vẻ bình thường, nhưng thực tế nó đang mất rất nhiều năng lượng mà không biết.
Bài viết liên quan:
tiềm thức
,vô thức
,stress
,tâm lý học
Mình xin góp ý đôi chút ở phần đầu.
Bán cầu não trái và phải? Não chỉ hoạt động 10%? Về mặt khoa học thì không đúng lắm:
Tại vid thì là 5:15
Lê Huy
Mình xin góp ý đôi chút ở phần đầu.
Bán cầu não trái và phải? Não chỉ hoạt động 10%? Về mặt khoa học thì không đúng lắm:
Tại vid thì là 5:15
Ten percent of the brain myth - Wikipedia
en.wikipedia.org
Right brain/left brain, right? - Harvard Health Blog - Harvard Health Publishing
www.health.harvard.edu