Tìm hiểu 7 quy tắc của tinh thần Võ Sĩ Đạo
Người Nhật vốn nổi tiếng với phong cách làm việc kỷ luật, cùng một sự yêu thích đặc biệt đối với công nghệ. Đây cũng là quốc gia nổi tiếng với những hệ tư tưởng và phong cách quản trị con người như Kaizen, hoặc tinh thần Võ Sĩ Đạo (Bushido).
Trong bài viết này, mình sẽ tập trung khai thác các triết lý về việc định hình và phát triển bản thân dựa trên tinh thần của các Samurai - các võ sĩ.
(nguồn: Nhật ngữ sanko)
Nội dung triết lý tinh thần Võ Sĩ Đạo
Sau đây là 7 quy tắc đạo đức mà một samurai phải tuyệt đối tuân theo:
1) 義 (Gi – Công lý)
Đây là quy tắc đạo đức đầu tiên mà mỗi samurai cần phải có. Các samurai luôn phải hành xử dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự thật, tôn trọng công lý và những điều đúng đắn. Một samurai chân chính phải là một người trung thực.
2) 仁 (Jin – Nhân từ)
Một samurai chân chính, tuy có khả năng tước đi một sinh mạng trong chớp mắt, nhưng không được phép tìm kiếm sự giết chóc. Trái lại, anh ta cần phải nuôi dưỡng tâm hướng thiện, nhân từ, khả năng thông cảm với những người xung quanh. Anh ta phải là một con người, trước khi là một võ sĩ.
(nguồn: matcha-jp.com)
3) 勇 (Yu – Can đảm)
Với tư cách là một võ sĩ, một chiến binh, việc trui rèn cho mình một lòng can đảm, không nao núng trước thử thách và nguy hiểm là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, các samurai luôn nói không với những cái chết vô nghĩa. Đối với họ, cái chết chỉ có ý nghĩa khi nó có một lý do chính đáng (ví dụ: hy vinh bảo vệ người cô thế khỏi lũ đạo tặc) và không thể nào tránh khỏi.
4) 礼 (Ray – Lịch sự)
Trong cư xử, các võ sĩ luôn phải lịch sự với mọi người, kể cả những đối thủ, kẻ thù của mình. Ấy là vì họ luôn phải đặt chữ "công lý" và "nhân từ" làm mục tiêu hướng tới, trong mỗi hành động của mình. Nếu không làm vậy, họ tự coi mình không khác gì một con thú.
5) 誠 (Makoto – Giữ chữ tín)
Một lời của samurai nói ra tựa như chữ tạc vào đá. Các samurai có nghĩa vụ phải thực hiện đúng những lời thề, lời hứa, lời nói của mình. Đây cũng là một trong những quy tắc đạo đức quan trọng của võ sĩ đạo.
(nguồn: thiensonet.com.vn)
6) 名誉 (Meyё – Danh dự)
Mỗi một hành động của các samurai phải luôn thể hiện được đúng bản chất chân thật của con người anh ta. Điều này xuất phát từ việc các samurai luôn phải nuôi dưỡng một lòng tự trọng cho mình. Chủ trương của họ là: chỉ bản thân ta mới có quyền đánh giá chính ta. Những nhân tố bên ngoài chỉ là thứ yếu.
7) 忠義 (Chu gi – Trung thành)
Cuối cùng, một võ sĩ cần phải nuôi dưỡng lòng trung thành tuyệt đối với tổ quốc mình, đồng bào mình, chúa công (những lãnh chúa mà các samurai phục vụ vào thời trung cổ) mình. Các samurai không được phép để việc công xen lẫn với việc tư. Lý do là vì các võ sĩ phải luôn tự kìm chế bản thân khỏi các hành động quá cá nhân, ích kỷ.
Bạn nghĩ gì về 7 quy tắc của tinh thần Võ Sĩ Đạo?
Thế giới quanh ta luôn đổi thay mỗi ngày, nhưng những chuẩn mực đạo đức như trung thực, lương thiện, giữ chữ tín...mãi là những thang đo phẩm giá của một con người. Cá nhân bạn suy nghĩ thế nào về 7 quy tắc này, liệu chúng ta có thể áp dụng được chúng trong xã hội hiện đại ngày nay?
Nguồn tham khảo:
samurai
,võ sĩ đạo
,bushido
,võ sĩ
,nhật bản
,phong cách sống
Mình thấy mỗi người cần phải cod được ít nhất 4/7 phẩm chất này thì sẽ cod được sự tử tế và thành công.
Số 1 đến 5 mình rất rất đồng ý, số 6 với 7 là rất cần thiết nhưng trong tinh thần võ sĩ đạo hay bị đẩy nó lên cực đoan, vì lòng trung thành mà bất chất người mình trung thành có phải là người đang làm đau mình Ko. Vì danh dự và trung thành mù quáng roiif mình tự làm tổn thương mình. Nên trong cuộc sống thì số 6, 7 là cần thiết nhưng Ko nên đẩy lên quá cực đoan.
Hường Hoàng
Mình thấy mỗi người cần phải cod được ít nhất 4/7 phẩm chất này thì sẽ cod được sự tử tế và thành công.
Số 1 đến 5 mình rất rất đồng ý, số 6 với 7 là rất cần thiết nhưng trong tinh thần võ sĩ đạo hay bị đẩy nó lên cực đoan, vì lòng trung thành mà bất chất người mình trung thành có phải là người đang làm đau mình Ko. Vì danh dự và trung thành mù quáng roiif mình tự làm tổn thương mình. Nên trong cuộc sống thì số 6, 7 là cần thiết nhưng Ko nên đẩy lên quá cực đoan.