Tiểu thuyết Cẩm Tú Cầu chương 9: Cuộc tìm kiếm đứa con

  1. Sách

  2. Sáng tác

Tiểu thuyết Cẩm Tú Cầu

Chương 9 : Cuộc tìm kiếm đứa con

Chiếc kim giây đồng hồ điểm qua vạch số 0, nhà ông Bảy như bức tranh màu tối. Bà Bảy không ngừng đi lại lo lắng :

- Nó đi đâu không biết chứ ?

Ông Bảy ngồi sẵn mâm cơm được bà Bảy dọn ra khá lâu. Tay nâng ly rượu, còn cái miệng lổm chổm râu ria lâu ngày không cạo, chẳng tỏ vẻ gì sốt ruột, trả lời bà :

- Nó lớn tướng thế kia, bà lo cái gì ?

Bà gắt ông ngay :

- Ông thì biết cái gì ? Uống cho chết thì cứ uống nhiều vào.

Ông bỗng tìm một lí do như biện hộ cho việc con Cầm không về trễ. Hai vợ chồng không hiểu vì sao nó đi đâu không về làm hai người không khỏi lo lắng. Ông nói ra vẻ :

- Chắc nó học thêm thôi.

Bà biết ông chẳng quan tâm việc học hành của con mình, ông nói sai đâm ra bà bực bội giọng như quát thẳng vào mặt :

- Ông biết nay thứ mấy không ?

Ông đã uống hết chai rượu, loại một lít. Giờ ông chẳng nhớ tuổi của mình là bao nhiêu, kể gì ngày tháng học hành con mình nữa chớ ? Đầu ông quay quay, cơ thể lắc lư như con lật đật. Con lật đật, có đạp bao nhiêu cái thì nó vẫn đứng thẳng như cũ. Còn ông, ông đã nằm dài trên nền nhà. Miệng lẩm bẩm :”Bà này….bà này…”.

Bà Bảy quá sợ, cảnh ông Bảy đang lâm trận mê man, do bản tính hoang dã còn tồn tại trong người ông. Bà suy nghĩ hết cách, thậm chí nếu có viên thuốc nào chữa được, bà nhất định bằng mọi giá banh mồm ông ra, nhét viên thuốc thần kì vào mồm ông. Để ông thôi cái thói hư rồi tính đường chăm chỉ làm ăn. Thế rồi bà thốt mồm lọt ra câu đầy sự thất vọng :

- Cái thứ như ông là đàn ông hả ?

Bà bỏ bữa cơm đi tìm đứa con gái, vật giá nhất cuộc đời bà hơn cả của cải châu báu. Vì bà sợ nó làm điều gì dại dột bà ân hận cả đời không hết tội và hiểu tâm trạng nó rối loạn thế nào.

Con đường như bức tranh bị xé toác bởi ánh đèn mạnh từ xe chiếu thẳng. Minh Anh đến quãng trường Lạc Dương. Ở giữa quảng trường có bức tượng lớn ba chiến sĩ cầm súng giương cao về phía trước, ánh mắt khuôn mặt họ khắc rõ nét. Người dân ở dưới nhìn lên thấy rõ ràng sự hào hùng, dũng cảm, can trường, bất khuất và sâu trong lòng họ cảm thấy sự biết ơn. Xung quanh Minh Anh rất đông bọn trẻ chơi nô đùa, cười bợt vui vẻ. Lớn hơn có những đôi nam nữ ngồi hết dãy ghế. Người lớn hơn nhóm các bà tuổi chưa cao đã có cháu chắt xếp từng hàng ngang đi bộ giữa quảng trường. Chẳng còn ghế trống nào làm Minh Anh nhìn thêm một lượt, dừng lại một cô gái trẻ. Anh tiến đến lịch sự chào cô :

- Tôi có thể ngồi chỗ này không ?

Cô gái vẫn cúi mặt xuống.

Anh giải thích :” Đằng kia không còn ghế trống”. Anh không phải kiểu người phá hỏng sự riêng tư người khác thế nên khi anh chờ cô gái gật đầu nhẹ trong mái tóc đen chùm xuống. Anh mới ngồi xuống và giữ khoảng cách với cô ta.

Minh Anh đã xem những vở chính kịch, trên sân khấu diễn viên hoá vào vai nhân vật chính đã thể hiện hết sức khủng khiếp, từ lời nói đến cơ mặt, bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ tột cùng, tác động mạnh tới khán giả vỗ tay ầm ầm hoặc đôi khi, từ đôi mắt khán giả, đồng cảm chảy lệ cùng nhân vật. Người diễn viên trên sân khấu thật sự quá xuất sắc.

Còn cô gái ngồi bên cạnh anh, một khoảng thời gian trôi qua, dám trẻ con chơi đùa đã về nhà, những bà cô đi bộ mất hình. Cô gái vẫn không hề cất tiếng hay nói một lời nào, vẫn im lặng thỉnh thoảng cất lên tiếng rụt rịt sâu trong thanh quản. Minh Anh cảm nhận có điều gì bất thường con người kia. Nhưng anh không biết đó là gì? Và không phải người bạn thân thiết của cô gái nên anh không thể đưa ra bất cứ một lời khuyên nào. Anh chỉ ngồi ở đây hít thở không khí trước khi về công trường, nói đúng hơn là anh theo lệnh của anh Thành xây một ngôi nhà. Và anh sẽ ở trong láng cùng những người thợ xây.

Bầu trời bỗng nổ một tiếng sấm bóp nát sự yên tĩnh vốn có. Tia sét sáng loáng xẹt xẹt ngang dọc, reo nỗi khiếp sợ cho những đôi nhân tình đang chuẩn bị làm việc gì đó. Những đôi nhân tình cảm thấy chắc chắn sẽ mưa to, một trận mưa rào kéo đến chẳng hạn, nên họ vội vã cuốn người lên xe biến về nhà, trước khi hoá thành những con mèo có bộ lông ướt đẫm.

Minh Anh đột nhiên nói vu vơ :

- Trời mưa to đây !

Cô gái vẫn im lặng nhưng không còn tiếng rụt rịt khe khẽ. Minh Anh hỏi cô :

- Em không về nhà sao ?

Cô gái vẫn không trả lời. Minh Anh nói tiếp như độc thoại một mình :

- Tôi thích yên lặng như này.

Mưa bắt đầu rơi nhè nhẹ từng hạt xuống. Từ cây cột đèn dội xuống một thứ ánh sáng màu vàng soi rõ những hạt mưa. Nhìn trên cao đổ xuống Minh Anh còn ngồi cùng cô gái lạ mà chưa rời đi. Không hiểu nguyên nhân là gì ?

Trước cô gái mảnh mai, trông hơi gầy. Minh Anh nói chậm rãi nhẹ nhàng, có sự quan tâm dành cho con người với nhau :

- Mưa dễ chịu thật. Tôi thích thế này. Bệnh cảm lạnh rất ưa thích cơ thể con người.

Bất giờ, cô gái mới ngẩng đầu lên, nhìn anh một vẻ xa lạ. Nói rằng :

- Anh không sợ à ?

Trước một câu hỏi và trước khuôn mặt có nét xinh xắn, tiềm tàng sức sống. Minh Anh bất ngờ và anh trả lời ngay :

- Không sao đâu. Tôi từng bị bệnh vài lần rồi.

Cô gái trả lời, khác vẻ rụt rè lúc đầu :

- Thế sao ?

- Phải rồi. Vượt qua cảm xúc khó chịu ấy, tôi đâu sợ tiếng sấm huống gì mấy hạt mưa lẻ này.

Cô gái dường như cảm nhận được điều gì không rõ ràng, có chút bí ẩn. Thế nên cô nói như thổ lộ một tâm sự :

- Còn em, anh không hiểu đâu !

Bỗng nhiên tiếng sấm nổ đùng đùng trên trời. Hắt xuống mặt đất màn mưa như nước lũ. Tiếng mưa rào rào xen lẫn tiếng sấm chớp ghê rợn tạo thành một âm thanh duy nhất giữa trời và đất. Vì thế Minh Anh đã leo lên chiếc xe chạy vào một mái nhà. Anh không thể lo cho bản thân, ít nhất anh không muốn cơn mưa ác bá kéo trôi chiếc xe theo dòng nước xoáy. Chỉ còn thiếu một cái gì đó…Là lạ thay…”Muốn chết hay sao ?”- Minh Anh nghĩ thầm- Rồi anh ta chạy vụt đi ra kéo tay cô gái vào trong. Cô giật tay lại, đôi mắt hiện lên vẻ căm thù, nói :

- Kệ em !

Cái giọng yếu ớt quá mức Minh Anh không thể nghe rõ. Anh chỉ nghe thấy trong đôi mắt ướt kia, vô hình muốn nói điều gì đó. Anh chỉ cảm nhận có vậy rồi bế bổng người cô ta bước đi giữa trời mưa. Vào trong hiên, cô gái nói như hét :

- Anh có biết tôn trọng người khác không ? Anh điên à ?

Minh Anh đáp :

- Cô còn điên hơn tôi đấy.- Ngừng một lát Minh Anh nói tiếp – Cô muốn ngày mai người ta mời tôi lên phường vì nguyên nhân cho một cái xác hả ?

Cô gái hét lên như một đối thủ nặng ký :

- Tôi đâu có tha cho anh dễ dàng ?

- Nếu đó là điều em muốn.

Từ khi ra khỏi nhà, bà Bảy chạy sang ngay nhà người chị ruột mình chị Ba. Bà Ba có người con gái lớn tên là Hồng, vai vế là chị họ bé Cầm. Chị Hồng hơn Cầm ba tuổi. Đang còn học cao đẳng dưới thành phố, kì này về chơi với mẹ vài ngày rồi lại đi. Nghe câu chuyện xong xuôi cả ba người lên kế hoạch đi tìm. Chị Hồng nẩy ra ý kiến, nói rằng :

- Cô Bảy đi liên hệ cô giáo con Cầm xem. Có khi con Cầm đang ở nhà cô giáo của nó không chừng. Còn mẹ đi chung với dì Ba đi. Con sẽ đi tìm nó ngoài công viên, hỏi bạn bè nó nữa.

Bà Bảy nghe hợp lí. Thế là ba người chia thành hai hướng đi tìm. Vì Hồng đoán biết Cầm ở đâu, là chị em họ rất hiểu nhau. Hồng để mẹ mình đi cùng dì Ba nếu xảy ra biến cố, ít ra cũng có thêm người chăm sóc.

Hồng đi qua vườn dâu hỏi thăm quản lí ở đó, không thấy Cầm ghé tới. Nhắn tin hỏi tụi bạn Cầm đều không biết. Ra thư viện, quán ăn, chỗ làm thêm vào mùa hè, bờ hồ. Tất cả Hồng nhận được cái lắc đầu hoặc “không thấy “. Bà Bảy liên tục rồi thỉnh thoảng gọi điện cho Hồng hỏi thăm. Mỗi lần được câu trả lời “ đang đi tìm” hoặc “chưa thấy” từ miệng Hồng, tinh thần bà Bảy lại giảm sút rõ rệt, sức lực tự nhiên dần bị hút cạn. Chân bà đi chẳng nổi. Lúc trời mưa to sấm chớp, bà trở về cùng người chị của mình mệt mỏi. Nét mặt bà không khỏi lo lắng. Bà Bảy tâm sự :

- Đẻ nó ra em biết nhiều khó khăn. So con nhà người ta lúc nào nó cũng thua thiệt. Nhưng nó không bao giờ đòi hỏi bằng con nhà người ta. Em cố gắng lo toan cho nó đi học tử tế làm người. Chỉ tại thằng chồng. Nói có bao giờ chịu nghe ? Chẳng biết kiếp trước có làm chuyện xấu gây nghiệp chướng nên kiếp này phải chịu hậu quả không ?

Bà Ba ngận ngùi, chấn an :

- Dì đừng quá lo. Lát nữa hai đứa về ấy mà.

Bà Bảy uống ngụm nước bà Ba rót sẵn. Bà không muốn khi con gái về thấy bà xúc động rồi nó buồn lây từ bà. Bà lúc nào cũng phải khoẻ mạnh, tươi tỉnh để con cái nhìn làm gương.

Chị Hồng đi quá xa, khi giông bão kéo đến, chị chỉ kịp chạy vào một cái quán ăn chưa kịp đóng cửa. Đứng trú cho hết mưa rồi chị cảm ơn người ta trước khi đi tìm bé Cầm, đứa em họ tội nghiệp, ngốc nghếch, khờ dại.

Minh Anh hỏi cô gái :

- Tôi phải đi đây. Cô có cần tôi đưa về không ?

Cô gái trả lời :

- Anh có việc cứ đi đi.

Minh Anh giải thích :

- Muộn rồi đấy. Trời lạnh nữa. Tôi sợ cô thôi.

- Tôi á. Chẳng sao hết.

- Cô mạnh mẽ lắm. Mạnh mẽ giống như hòn đá.

Cô bỗng nhiên dẫm lên chân Minh Anh. Anh hét lên “á…!” cảm giác rõ đau ngón chân. Cô nói :

- Anh va phải hòn đá đấy. Không phải tôi, đừng nhìn ánh mắt như thế.

Vừa lúc chị Hồng chạy qua quãng trường. Chị thấy hai người giữa bao la đường xá, nhà cửa. Chị nhận ngay rõ ràng kia là em họ chị đứng bên cạnh một gã trai. Chị phi xe tới. Với vẻ bực bội vì quá lo cho đứa em bột chột không suy nghĩ, chị châm chọc nó :

- Thì ra là đi hẹn với trai. Thế mà làm cả nhà đi tìm.

Cầm bất ngờ không nghĩ chị Hồng lại xuất hiện ngay đây. Hơn hết chị đang hiểu nhầm mối quan hệ khi Cầm không hề quen biết gã trai kia là ai ?

- Chị chẳng có bằng chứng gì nhé !

- Nhìn rõ rành rành thế kia mà kêu không có à.

Minh Anh nói thanh minh :

- Tôi đi qua đây…trùng hợp thôi…

Đột nhiên Cầm ngã cơ thể vào người Minh Anh. Mắt nhắm nghiền, tay chân mềm nhão ra. Con bé bất tỉnh.

Đến lúc nó mở mắt đã thấy bố, mẹ, chị Hồng và vợ chồng bác Ba đứng xung quanh. Cảm giác cánh tay hơi đau. Dây chuyền nước biển treo lủng lẳng trước mặt. Xung quanh có người khác đang nằm trên giường bệnh. Y tá đi ra đi vào. Cầm hiểu là đang ở chỗ nào. Nó thì thào :

- Con muốn về nhà! Không muốn ở đây.

Chị ruột bà Bảy nói :

- Có sao không ?

Chị Hồng đáp :

- Nó bị mất sức. Bác sĩ nói cơ thể suy nhược.

Cầm nói trong chất giọng yếu của người bệnh :

- Con ăn uống sẽ khoẻ lại thôi. Mẹ xin cho người ta cho con về nha.

Mẹ nó ngồi bên cạnh. Cầm tay con, chỉ nhìn thôi, chẳng nói năng gì.

Tối qua Minh Anh vội vàng đưa Cầm tới bệnh viện. Khi y tá có mặt chăm sóc cho Cầm, nó đăng kí thủ tục rồi rời đi khỏi cổng bệnh viện. Chuyện gặp mặt thanh niên đó, Hồng coi như ngẫu nhiên, chẳng trông chờ gì về sự trở lại.

Sáng ngày hôm sau, gia đình bác Ba sau khi thăm Cầm trong bệnh viện, liền chở chị Hồng ra bến xe tiễn chị đi vào thành phố tiếp tục con đường học hành, mong ngày sau có công việc ổn định. Ông Bảy bố Cầm, thấy con không có gì nghiêm trọng lắm. Ông nói bà là phải đi làm, có công trình mới. Vội vã rời đi để mặc vợ trông con. Bà bây giờ lại mắc chăm con, không thể ra chợ bán hàng. Tiền nong chi phí sinh hoạt ba người trông chờ vào mỗi ông Bảy, vậy bà không thể trách chồng lí do gì nữa ?

Công trường ngổn ngang vật liệu lộn xộn. Minh Anh đến sắp xếp đâu ra đấy. Anh ta gọi hẳn cả người cai, quản lí tổ thợ ở đây ra nói chuyện, về những việc cần phải làm trong những ngày tới.

Từ khóa: 

tiểu thuyết

,

cẩm tú cầu

,

sách

,

sáng tác

Em hỏi câu hơi ngớ ngẩn xíu. Nhưng vì sao chị đặt nhân vật chính tên là Minh Anh? Câu chuyện này và cái tên đó có liên quan gì với nhau không ạ? Liệu có 1 Minh Anh nguyên mẫu ngoài đời hay không?

Trả lời

Em hỏi câu hơi ngớ ngẩn xíu. Nhưng vì sao chị đặt nhân vật chính tên là Minh Anh? Câu chuyện này và cái tên đó có liên quan gì với nhau không ạ? Liệu có 1 Minh Anh nguyên mẫu ngoài đời hay không?

Tiếp tục lên sóng chương mới sau bao ngày độc giả đón đợi, em nhỉ?

Em mô tả rất hay cảnh hai ông bà "chạnh chọe" với nhau. Hình như gia đình nào cũng vậy. Có tí "cãi nhau" dường như mới là tốt thì phải.