Tiểu thuyết Cẩm Tú Cầu chương 10: Giá trị của hiện tại
Cẩm Tú Cầu Chương 10 : Hiện tại
Thành là một người cẩn thận, nhất là khâu dự phòng những điều có thể xảy ra. Người khác có thể bất ngờ đến mức bối rối trước những sự kiện đột xuất. Thành thì không. Căn nhà Lạc Dương đang xây dựng dở dang, chẳng hiểu vì sao nhân viên của Thành tự dưng bỏ ngang biến mất chẳng dấu vết.
Đây là ngôi nhà đối với Thành mà nói, mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt là quan hệ với người chủ ngôi nhà này, sẽ ở đây mỗi khi về vùng rừng núi này. Thành nhớ tới Minh Anh, một thanh niên trai tráng, khoẻ mạnh mang bao hoài bão lớn, hẳn sẽ đồng ý. Thế nên khi lính cũ chạy đi Thành chẳng thèm gọi cho hắn một cuộc hỏi nguyên cớ nào hành xử như vậy? Ta đâu có nợ lương hắn ngày nào đâu.
Vài ngày sau, theo một nguồn tin mật, Thành biết hắn đầu quân cho đối thủ, họ trả lương cao hơn gấp hai lần. Sau khi đi ra khỏi văn phòng, ngồi yên trên xe Thành không sao quên tên phản bội ấy. Cái nhọt ấy khiến Thành nghĩ ngợi tới Minh Anh ”liệu một ngày nào đó hắn có bỏ ta không ? Hay hắn sẽ làm chuyện gì ta không ngờ tới? Thằng Quân là loại cặn bã. Nhưng chưa bao giờ ta thấy Minh Anh là điều gì sai trái với ta…Suy cho cùng thì…”
…Những dòng suy nghĩ của Thành xoay tròn, ở tuổi một phần ba đời người, Thành có khuôn mặt của loài sói. Vài nếp nhăn hiện rõ đuôi mắt của Thành. Bác tài xế đôi lần liếc qua gương, thấy rõ sự ưu tư lẫn đăm chiêu.
Phận sự của một người tài xế, bác không được phép nói cũng như hỏi về việc làm ăn của hắn, mặc kệ tuổi bác hơn hắn rất nhiều. Bác phải lái xe an toàn, đúng giờ và trừ khi những lúc Thành hỏi bác những điều về cuộc sống và gia đình, thì bác mới trả lời.
Trước ngày Minh Anh đi lên công trình. Đám thợ lẫn cai như rắn mất đầu. Họ tuy có tay nghề, biết việc, khổ một cái là không biết làm gì như thế nào cho chuẩn, cho hợp với ý sơ đồ công ty dựng lên, sự chờ đợi dẫn đến một số người không kiên nhẫn đợi chờ, người ta bỏ qua công trình khác làm. Những người còn lại chờ đợi một người chỉ huy mới nhanh nhanh đến, ra tay xử lí miếng bánh dang dở. Thật ra là ngôi nhà chỉ vừa làm xong phần móng, xung quanh dựng láng, vật liệu chất ngang ngửa.
Sau khi phân chia cho thợ và phụ làm những phần công việc cụ thể. Minh Anh hỏi lại ông cai một lần nữa cho chắc chắn :
- Có thiếu bác nào không anh Bình ?
Anh Bình hơn bốn mươi tuổi, nhà có hai đứa con, một trai một gái đang học tiểu học. Anh là người thợ lâu năm, nhiều kinh nghiệm, điện, sơn, nước, xây tô, đường chỉ anh đều thành thạo nhuần nhuyễn. Một tay mơ bước vào nghề này, không cần phải mất công đi tìm trường nào dạy nghề, chỉ cần tìm một người như anh Bình, khao anh một chầu thịt rượu no say, rất nể trọng tình nghĩa ấy, anh Bình không đời nào từ chối. Anh sẽ cặp nách hắn cho đến khi thành thạo cách xây, tô, lát gạch, đi đường điện đường nước… thoả mãn sản phẩm làm ra mới thôi.
Anh Bình ngó nghiêng nhìn đội gồm chín người. Anh trả lời Minh Anh rằng :
- Thiếu ông Bảy.
Minh Anh hỏi :
- Bác đó đâu ?
Bình nhớ là đã dặn kĩ ông Bảy có mặt đúng giờ sáng nay mà. Giờ này chưa đến làm bản thân anh đâm ra khó xử với người chỉ huy mới, không biết tính cách hắn ra làm sao để có lí lẽ hợp lòng. Bình đành gọi điện cho ông Bảy. Đúng lúc ấy ông Bảy vừa chạy tới công trình.
- Ông biết mấy giờ rồi không ?
Trước cái vẻ nôn nóng, thúc giục lẫn hỏi tội kia. Ông Bảy đã quá hiểu Bình, ông nhìn với một ánh mắt có sẵn lí do, không gì hơn là một đáp án hoàn hảo lẫn sự thương cảm :
- Tôi chạy từ bệnh viện qua. Con gái bị bệnh hôn mê từ qua tới giờ.
Cơ mặt Bình ngạc nhiên, chưa bao giờ ông Bảy lấy con cái ra làm lí do cho bản thân. Về phía chỉ huy mới, Bình hắn sẽ cười tươi hoặc giận dỗi nặng nhẹ. Để rồi anh ta đề nghị một phương án dự phòng làm dịu tình hình.
Minh Anh nói :
- Tôi mới có mặt thôi. Bác sửa soạn rồi chúng ta bắt tay vào việc.
Không khí tự nhiên mát mẻ hơn, thoải mái hơn. Không vì buổi sáng hay do khí hậu vùng núi lắm cây cối. Mà do một lời nói. Bình đi từ lính phụ lên cho đến thợ rồi cai. Làm việc với nhiều người thầu xây dựng. Nhưng chưa bao giờ Bình nghe đến hai từ “chúng ta” hoặc “chúng ta bắt tay vào việc”, bình dân và gần gũi làm sao.
Minh Anh ra hiệu anh Bình bước theo. Nó lấy ra trong balo những tấm sơ đồ. Sau khi hai người hội ý, thực ra là Minh Anh nói đến chín mươi phần trăm thời lượng.
Minh Anh hỏi :
- Anh có nghe kịp không ?
Bình trả lời :
- Chuyện nhỏ à. Để đấy tôi lo hết cho.
- Việc trước mắt coi như xong.
Hai người ra ngoài, trước khi để mọi người vào việc Minh Anh nói thêm một câu :
- Có gì không hiểu các bác cứ hỏi anh Bình.
Thế rồi mọi người với một tinh thần, lao động là vinh quang. Họ không ngần ngại nước mưa, bùn lầy, sức nặng gạch đá, xi măng. Lần lượt mỗi người một góc cái móng đầy đá bày sẵn hoặc có thiếu thì lại đổ cho đầy đá rồi dần dần hình thành một cái móng nhà hiện lên rõ trước mắt mỗi người. Mấy người thợ trong đội lại bắt đầu suy nghĩ rằng, cuộc đời họ sẽ hoàn thiện thêm một ngôi nhà nữa.
Minh Anh đứng từ xa trông họ làm việc: “việc này không nhờ ông Bình chẳng xong”. Nó hiểu tầm quan trọng của một người cai. Rõ ràng ông ta có vị trí không thể thay thế trong lòng những người lao động kia. Trong bệnh viện Cầm nằm một mình, hướng ánh mắt ra ngoài cửa sổ nơi những con chim đang hót vui vẻ, mang sự sống đến căn phòng chẳng ai muốn nằm đây. Người y tá đi vào thay chai nước đang truyền. Cầm quay đầu, cất giọng hỏi chị với ánh mắt buồn bã :
- Chị có biết mấy con chim nói gì với nhau không ?
Chị y tá vẫn làm việc của mình, nhưng không quên lắc đầu và trả lời cô :
- Chịu đấy !
Cầm hỏi tiếp :
- Thế chị có thích đọc truyện không ?
Chị y tá là một người đã làm mẹ, và chị trả lời theo cách người đã có gia đình :
- Có chứ, hồi đi học thích lắm. Gần đây chị bận đi làm lắm.
Cầm hiểu từ “gần đây” của chị y tá có nghĩa là rất lâu hoặc vài năm hoặc chị chẳng bao giờ đọc truyện. Nên Cầm nói sang vấn đề khác :
- Còn con chị sao ?
- Thằng bé còn nhỏ.- Chị thở dài- Nó cầm điện thoại suốt ngày.
Cầm lại nói :
- Chị có xem phim chính kịch không ?
Vốn không ưa mấy thứ nghệ thuật mang nặng nhiều vấn đề, chị đáp thẳng thắn :
- Không, chị không thích nhân vật chính, bi kịch vây quanh nhiều lắm. – Chị vỗ về, chấn an Cầm- Em còn trẻ, sức khoẻ tốt, không có gì đâu. Cứ yên tâm, yêu đời ông trời phù hộ cho mọi chuyện tốt lành thôi.
Cầm nghe rõ từng chữ định thổ lộ với chị là:” em có ước mơ…”. Chị y tá làm xong việc của mình, chị đi ra ngoài không quên nói với Cầm :
- Mẹ em ra ngoài mua đồ lát bà quay lại.
Cánh cửa khép lại, chị y tá đi ra khỏi phòng. Trong phòng nhìn từ cánh quạt trần xuống, chúng ta thấy mấy chiếc giường trống không. Càng gần tiến sát tới giường của Cầm, khuôn mặt cô bé xinh đẹp, đôi mắt sáng long lanh dù da mặt xanh xao, cánh tay yếu ớt đặt mép ngoài thành giường. Cô nhắm mắt lại vì mệt trong người, vì buồn ngủ. Trước đêm bị bệnh, cô mất ngủ vì học bài quá sức, vẻ bề ngoài cô tỏ ra chịu đựng tốt nghịch cảnh đày doạ tinh thần, bên trong cô luôn muốn thoát ra khỏi sợi xích bất hạnh này. Nước mắt cô bỗng chảy ra từ hai lông mi, dường như những giọt nước ấy đang ngược đãi khuôn mặt xinh đẹp của cô. Cô thương cho phận người mẹ chịu nhiều tổn thương ghê gớm. Nhưng cô chẳng thể sụt xịt nấc lên thành tiếng, điều gì đó đang căn ngản cảm xúc của cô chặn ngay thành họng. Cho tới lúc có tiếng bước chân gần sát căn phòng. Cô ngừng lại cảm xúc khó chịu kia. Mẹ cô đã mở cửa, đến giường. Ngồi cạnh cô. Một lúc sau cô hỏi :
- Mẹ không đi chợ à ?
Mẹ cô trả lời nhẹ nhàng :
- Đi rồi ai trông con.
Trách nhiệm làm mẹ từ bà Bảy bỗng chuyển hoá thành “gánh nặng” sang bên bé Cầm. Cầm nói :
- Con có sao đâu. Có chị y tá trông con rồi mà!
Con bé làm ra vẻ trách móc, nĩu nịu mẹ nó vì bà không ra chợ, ngồi ở đây tốn hết một ngày, trong khi nó khoẻ, nó tươi tỉnh cho mẹ biết còn có chị y tá chăm sóc cho nó. Rồi nó hỏi :
- Bố con đâu mẹ ơi ?
Bà trả lời :
- Ông đi làm sớm rồi !
Con bé mới im lặng không nói gì, đồng ý là mẹ nó sẽ ở bên cạnh.
Một ngày dài đối với dân chơi, lấy thời gian mua vui, tính bằng năm bằng thập kỉ có lẽ là không đủ. Nhưng một ngày vứt thân ngoài trời nắng, thiêu đốt tấm lưng, một giây dài như một tiếng. Gần trưa, điện thoại rung lên Minh Anh mới nghe, tiếng người quen thuộc, đó là giọng anh Thành :
- Có khó khăn gì không em ?
Minh Anh trả lời :
- Còn chưa xong cái móng anh Thành ơi. Anh cho em ngày 17 thế là gấp lắm đấy.
Thành ngồi trong xe ô tô, nói :
- Có được không ?
Giọng điện thoại là Minh Anh trả lời :
- Anh giao cho em, ắt em phải cố gắng làm bằng được rồi.
Thành nói :
- Thế là cái tài của chú, có chỗ lấp đầy.
Minh Anh đi đi lại lại trong phòng, bình tĩnh nói :
- Anh điều quân lên thêm cho em nha.
Giọng qua điện thoại, Thành đáp :
- Điều kiện chú cần bao nhiêu ?
Minh Anh suy nghĩ một lát trả lời :
- Em cần một tiểu đội.
- Anh cho chú hai tiểu đội có được không ?
Minh Anh vừa cười vừa nói :
- Thế gây khó khăn thêm cho em rồi.
Đằng kia trong ô tô máy lạnh mát rượi, quần áo sạch sẽ, yên bình Thành mỉm cười mãn nguyện,điều hai tiểu đội là chuyện nhỏ, kết quả dự án mới là điều quan trọng. Đằng này trong láng dựng, đất cát dính chân ghế, nắng xuyên lỗ trên đầu, tiếng ồn máy móc và người từ công trình, Minh Anh hiểu rõ việc có thêm hai mươi người tăng tốc dự án này rất nhanh, còn việc quản lí ba mươi mạng người không phải điều dễ dàng. Thành đã ngẫm ra thêm một lí do tên lính cũ bỏ chạy là áp lực. Hai chữ ấy viết lên giấy hoặc nói ra rất dễ, áp dụng lên mỗi người lại rất khó khăn và hiện tại Thành không ngoại lệ, bị hai chữ đó chi phối. Thành lại nhắm chặt hai đôi mắt, có sự mệt mỏi.
Thiên nhiên quả là điều kỳ diệu ban cho mọi vật thời gian. Mặt Trời nhuộm màu đỏ, màu đỏ của hoàng hôn. Thì thằng Tèo, phụ hồ cho lão Bảy, đã cất tiếng the thé :
- Đến giờ hoàng đạo bác Bảy ơi !
Mấy người xung quanh cười ầm lên, thằng nhóc trêu ông, biết rõ ông chuyên đánh lô, đúng năm giờ mọi người nghỉ làm, và ngồi lại canh số từ chuyên mục sổ xổ kiến thiết miền bắc. Trước mỗi giờ chưa phân định giàu nghèo, ông Bảy lại đi thử vận may của mình bằng một con số vô tri. Ông hô nó :
- Hồ đi.
Thằng bé xúc xẻng hồ vào máng cho ông, và trêu ông :
- Bác luận con nào chưa ?
Anh Bình ở gần đó thêm vài câu rằng :
- Bác Bảy thiếu gì con. Thần lô mà. Mày im đi, trúng bác còn khao đi nhậu. Kém lắm !
Minh Anh đứng ngoài nghe thấy hết những gì không đáng nghe thấy. Nó chúa ghét mấy trò này. Nhưng đời mà, ba mươi tết đi đâu cũng gặp nhau.
Một ngày trôi qua, phần móng ngôi nhà căn bản đã có hình, đống sắt thép chuẩn bị vào việc chính dựng cột. Nhiều người, nhiều việc. Kết quả vậy coi như là một ngày khả quan. Mọi người đã dần lên xe đi về hết. Chỉ có hai người còn lại. Ngồi trên đống sỏi là ông Bảy, không biết ông chờ đợi điều gì? Còn anh Bình đang ở trong láng nói chuyện gì đó với Minh Anh.
Cuộc gặp gỡ với vài nhân vật trong phòng kín trôi qua vài tiếng dẫn đến hồi kết. Thành bước ra ngoài, bầu trời đỏ rực như lá phong mùa thu bên canada. Dòng xe máy chậm rãi trong khói bụi. Một ngày của Thành trôi qua. Ngồi vào trong ô tô, một hơi thở dài, Thành hỏi bác lái xe :
- Bác có biết chuyện gì xảy ra trong phòng họp của tôi không ?
Bác vừa xoay vô lăng vừa trả lời :
- Tôi quen với việc chờ cậu.
Dường như bác không quên vị trí người tài xế.
Thành nói :
- Là kết quả.
Khi xe đã ra đường lớn. Thành hỏi bác vu vơ :
- Con của bác vẫn giỏi nhỉ ?
Bác trả lời :
- Vâng! Năm nay nó đạt học sinh giỏi.
- Thế thì tốt.
- Tôi nghe là vợ bác theo đạo thiên chúa.
- Cô ấy tin vào những điều tốt đẹp. Tôi vẫn còn thờ ông bà, tin tổ tiên luôn phù hộ cho con cháu tôi. Vợ tôi, tôi vẫn dành sự tôn trọng.
Thành khen :” Cách sống bác rất hay”. Rồi Thành bỗng nói về đứa con của mình.
- Thằng con trai tôi yêu một đứa theo đạo thiên chúa giáo. Bác chắc biết lễ rửa tội chứ ?
Bác tài vẫn điềm nhiên trả lời :
- Tôi biết.
- …Tôi thích lễ đó….Vậy bác có biết chơi cờ tướng không ?
- Hồi nhỏ tôi hay đánh trò này với mấy ông già hàng xóm.
- Hôm nào bác đánh với tôi nhé.
Im lặng một lúc…Thành nói tiếp :
- Bác có thích con tốt không ?
Bác tài suy nghĩ đoán có ý ngầm trong câu hỏi vừa rồi nhưng bác không nghĩ ra được lời lẽ nào thuyết phục, bác trả lời rằng :
- Con tốt yêu xìu, ai thèm tốt, tôi hay nướng quân này lắm.
Nghe bác nói, Thành đã hiểu vì sao bác chỉ làm mỗi nghề lái xe hơn ba mươi qua, hắn nhắm mắt lại nói, chất giọng gây đáng sợ cho người khác, mà trong xe chỉ có hai người :
- Đôi khi…thà làm một con tốt trên bàn cờ. Còn hơn chẳng có vị trí nào …trên bàn cờ.- Bác tài không nói gì thêm, bác chẳng hiểu ý của hắn nhưng lời hắn vừa nói ra, bác cảm nhận sự ghê gớm, bất chấp, nhẫn nhục, tham vọng khủng khiếp đang đâm chồi trong quả đầu kia.- Con tốt đôi khi sống cuối cùng, ăn cả con tướng. Bác thấy đúng không ? Thành nói nhẹ nhàng, dìu dịu như một con dao buộc sợi dây treo thẳng. Vỡ lỡ ai vô ý có thể bị xẹt qua da. Bác tài cảm nhận lần hai này theo một nghĩa khác. Cái nghĩa làm bác nói lên tâm trạng :
- Hiện tại tôi làm tài xế quen rồi. Anh trẻ tuổi chí lớn có ngày thành danh nên nghiệp.
Thành cười đùa xoa tan không khí trầm lặng ấy :
- Thằng cu nhà tôi biết yêu. Tự nhiên tôi thích lễ rửa tội bác à.
- Vậy anh có cần người làm thịt gà không ?
- Cần chứ ? Bác khéo tay giúp tôi việc đó ?
- Được, một phút ba mươi giây xong hết.
Chiếc xe ô tô lao thẳng về nhà Thành. Nơi Thành dùng hết tâm huyết trí tuệ chăm sóc.
Ở trên công trình. Bình bước ra ngoài với cái vẻ thất vọng của một người đi thoả thuận thất bại. Ông Bảy hướng khuôn mặt lên, kì vọng :
- Sao ? Có được không ?
Anh Bình trả lời :
- Tôi chẳng còn đồng nào, có đã cho ông mượn. Nó nói không được, nó không thay đổi, tôi hết lời lẽ rồi đấy. Không dễ như chúng ta nghĩ đâu. Ông dò có trúng không ?
Ông Bảy thốt lên :
- Hụt hết mẹ cả !
Anh Bình nói :
- Con bé nhà ông thì sao ? Ông để nó cứ thế coi được ?
Ông Bảy nói gắt gỏng và tìm cách đổ tội :
- Tao muốn thế lắm hả ? Trời không cho trúng…hiện tại tao rối bời không biết đường nào này.
Anh Bình ngồi xuống tăng sự đồng hành ấy, anh nói :
- Chấp nhận hiện tại đi bác. Cố gắng hết tuần, nó phát tiền lương.
- Vợ con để đâu mà chờ…để tao hỏi nó…
Từ đằng sau, Minh Anh nghe thấy hai người họ nói chuyện hiểu hoàn cảnh hai người nên anh không giấu bí mật. Bước ra trước mặt hai người khoảng cách vừa đủ họ thấy hình dáng một người chỉ huy.
Minh Anh nhìn vẻ mặt ông Bảy hùng hổ, anh đáp trả :
- Công ty chưa chuyển khoản. Tôi lấy đâu ra tiền cho bác ứng cơ chứ ?
Thiếu nước anh hét lên, nhưng sự bình tĩnh đàn ông níu giữ lại trong lòng Minh Anh cái bực tức người khác chịu nổi và không đặt vào vị trí của anh.
- Ngày đầu, tôi vừa lên.
Ông Bảy bất giờ hiểu góc cạnh, cái khó của người chỉ huy. Nét mặt ông lắng xuống, không còn hùng hổ, không còn đòi hỏi. Ông nói :
- Ai cũng có cái khó của mình. Nhưng mà…nhà tôi chẳng còn cái gì để bán. Con gái duy nhất nằm trong bệnh viện. Cả nhà trông đợi mình tôi.
Minh Anh bỗng nặng người, anh cố gắng điều hoà hơi thở. Một người một vấn đề thế này…nếu hai mươi người kia đến đây thành ba mươi người, vấn đề ấy sẽ thành quả núi đè lên vai người đứng đầu dự án này. Minh Anh làm sao có thể bỏ qua, muốn thuyết phục người ta làm việc, anh hiểu là phải giải quyết khúc mắc trước mặt, nếu không họ có thể bỏ đi. Điều đó nguy hiểm cho tình trạng dự án này.
Anh Bình khẳng định :
- Ông Bảy nói không sai. Cần Minh Anh đi theo ông là biết ngay.
Nét mặt ông Bảy rầu rĩ, nết nhăn trên da sạn đen càng khiến ông thảm hại. Ông ngồi im chờ đợi…và bất ngờ Minh Anh rút ra từ trong ví ba trăm ngàn, đưa tận tay cho ông Bảy, giọng đồng cảm, nói :
- Chú cầm đi. Hiện tại tôi chỉ đủ trả cho chú một ngày công.
Ông Bảy bất ngờ lắm, nói :
- Không phải …
- Tiền túi tôi đó…
Anh Bình hất mặt mỉm cười :
- Cảm ơn Minh Anh. Tôi là tôi đoán anh không bỏ ai rồi.
Minh Anh nói :
- Giúp được các bác gì tôi cố hết sức. Bây giờ tôi có việc phải đi. Anh và chú về đi. Muộn rồi
Ông Bảy không quên cảm ơn ba lần trước khi Minh Anh lên xe đi mất. Có tiền rồi ông suy nghĩ làm sao gỡ vốn. Mà ông còn kiếm đâu nơi gỗ vốn ngoài hàng rượu tạp hoá mụ béo chứ. Anh Bình nhắc ông :
- Bà vợ ông đang chờ cả con bé…la cà la cà hết tiền giờ…
- Biết rồi ! Mày nói nhiều quá.
tiểu thuyết
,truyện dài
,sách
,sáng tác
Dự kiến tiểu thuyết có bao nhiêu chương bạn nhỉ? ^^
Thư Viện Tự Lập
Dự kiến tiểu thuyết có bao nhiêu chương bạn nhỉ? ^^
Nguyenphuhoang Nam
Vòng xoáy đen đỏ đẩy các nhân vật ra xa mà cũng đưa họ lại với nhau, đời lắm thứ mâu thuẫn đến kì lạ, nhỉ?
The Rose
về các chap sau mình mô tả các chi tiết sự kiện và hành động của nhân vật chính lẫn phụ trong nhiều tình huống khác nhau
Lê Minh Hưng
Đọc thấy "tiểu đội" lại nhớ về 1 thời của anh.
Ren Chai
Dài thế