Tiêu Hoá và Khí

  1. Nghệ thuật

Người có thể nhìn vượt qua những bóng tối và dối trá trong nền văn hóa của mình sẽ không bao giờ được người đời hiểu, chứ đừng nói đến được tin tưởng.

- Platon.

Mùa Thu khí tức của vạn vật chúng sinh đều thu vào chẳng phát, hà cớ gì con người cố gắng tỏa phát? Những người cố gắng hành sự quá sức, phô trương quá mức đều sẽ bị VẠN VẬT GHÉT BỎ

Đi giao dịch với khách hàng, nói một câu khiêm tốn, thì bàn ghế cũng thấy thương yêu người đó

Nói chuyện với người yêu, tự hạ thấp mình xuống mà nâng người ta lên, người ta tự nhiên thấy rung động không chối nổi

- TẤT CẢ ĐỀU CHỈ LÀ KHÍ!

Nói tóm lại cho mọi người khỏi lẫn:

• VỊ (dạ dày) TIÊU HÓA THỨC ĂN - PHÂN GIẢI KHÍ => Tạo ra VỆ KHÍ, VỆ KHÍ là luồng khí nóng bao quanh thân thể. Khi da dẻ ta lạnh lạnh, lòng bàn tay lạnh lạnh, lòng bàn chân lạnh lạnh, thế là dạ dày (Vị) không làm việc nữa, nó đình công, và ta nhìn trời, thở dài…

• TỲ (lá lách) hấp thụ KHÍ TINH HOA ít ỏi có trong thức ăn => Tạo ra DINH KHÍ (Dinh = nuôi dưỡng), DINH KHÍ hóa hiện qua dịch (tân dịch), cấp dưỡng cho NGŨ TẠNG. Người xưa gọi TỲ là NGUỒN CỦA HẬU THIÊN, chính là vì TỲ lấy cái tinh của NGOẠI KHÍ mà nuôi thân thể, thế thì thân thể mới sống với ĐỜI được

Vệ khí thì ấm nóng, nên giáng xuống, do đó ta ăn no thì ta ẤM BỤNG

Dinh khí thì ẩm ướt, nên thăng lên, do đó thức ăn tiêu đi thì ta NHẸ BỤNG

Sự giao hòa giữa cái ẤM BỤNG và NHẸ BỤNG đó đủ một chu trình kép ĂN rồi TIÊU, thì VỆ KHÍ sẽ đi vào DA, mà DINH KHÍ thì đi vào HUYẾT, nhờ đó TAY CHÂN (tứ chi) được thoải mái co duỗi, có sức mà vận hành

BẬC THÁNH NHÂN, vị ấy ở trong TRỜI ĐẤT mà không vướng víu, đi khắp tám phương mà không chùn chân, lòng trong như gương dù vẫn ăn uống đi lại thân thể chẳng khác gì người thường, bên ngoài cũng phải chung đúc sự vụ như con người, thậm chí lao động vất vả, nhưng bên trong vẫn là gương sáng, chẳng hề vẩn đục. Nhờ thế mà Hình Thần như nhất chẳng lìa tan, sự sống nương theo Thiên Địa mà trường tồn, ung dung không ai nắm bắt được, chẳng gì trói buộc được

THẾ GIỚI NÀY CÓ LÀ GÌ ĐÂU, CHỈ LÀ KHÍ THÔI, TOÀN LÀ KHÍ THÔI!

Sự thực về KHÍ bị hiểu lầm suốt hàng nghìn năm?

Thảo nào nhà Phật bảo thế gian là HUYỄN

Đừng tin cái bề ngoài, cái bề ngoài luôn là tầm thường nhất

….

..

.

Đông Y bắt đầu với KHÍ, xem KHÍ là một dòng năng lượng sinh mệnh tràn qua khắp vạn vật, kết nối các bộ phận của một tổng thể cơ thể sống lại với nhau. Khí cũng giống như một MỨC NĂNG LƯỢNG, giúp mọi thứ có cùng mức năng lượng (chỉ khác nhau ít hay nhiều, kiểu như cùng là USD, chỉ khác là ai giữ nhiều tiền ai giữ ít) tương tác với nhau và trở thành tổng thể sống

Cả hành tinh này là một tổng thể chẳng hạn, và mỗi cơ thể, mỗi tế bào, mỗi phân tử cũng đều là một tổng thể. Cái tổng thể ấy gọi là SINH MỆNH, mỗi SINH MỆNH chứa một NĂNG LƯỢNG (KHÍ) khác nhau về cường độ và sức chứa

Thế nên trong phong thủy, người ta muốn phát hiện ra 3 thứ: năng lượng cao vượt mức năng lượng bình thường có thể biến đổi năng lượng bình thường (Linh-khí), năng lượng bình thường nhưng dồi dào có thể bổ đắp cho con người (Thiên Địa khí), năng lượng xấu và cần tránh (tà khí, ác khí, tử khí)

Vì thế có một điểm mấu chốt về KHÍ (năng lượng) hay bị hiểu lầm giữa các bậc thầy Đông Y. Vì điều này rất phức tạp, nên tôi phải nói hẳn ra thế này

.......... 1. Thông thường, khi ta thấy một cái bánh quy chẳng hạn, ta nói về việc trong bánh quy có bao nhiêu khí (năng lượng). Tức là, ta nghĩ rằng cái bánh quy thì tồn trữ bao nhiêu năng lượng

........... 2. Thực tế cách hiểu đó là SAI. Đông Y sẽ nhìn nhận như sau: Đó là KHÍ (năng lượng) trong HÌNH DẠNG cái bánh quy. Cho nên khi ta dựa vào một cái cây, ta nên nói rằng ta dựa vào KHÍ-DƯỚI-HÌNH-CÁI-CÂY. Khi ta yêu một ai đó, ta nên nói rằng ta yêu một CHỦNG (LOẠI) KHÍ dưới hình dạng con người. Hơi kì quặc nhỉ?

........... 3. Do đấy mà khi ăn cái bánh quy vào người, ta không phải đang ĂN-MỘT-CÁI-BÁNH-QUY để LẤY-KHÍ, mà là ta đang ăn một tổng-thể-KHÍ vào người, phân rã nó (trong dạ dày hay còn gọi là VỊ), phần năng lượng ban đầu sẽ lan tỏa trong kinh mạch bảo vệ kinh mạch (còn gọi là VỆ KHÍ) và phần năng lượng tinh thuần hơn đi và tạng TỲ (lá lách), và từ đây theo HUYẾT đi vào Ngũ Tạng, loại khí này nuôi dưỡng cơ thể, nên còn gọi là DINH KHÍ (Dinh = Dưỡng)

Ủa, thế làm sao ta cho cái KHÍ BÁNH QUY kia vào miệng mà nó lại phân rã ra thành VỆ KHÍ với DINH KHÍ tài tình thế? Câu trả lời là, vì KHÍ BÁNH QUY là một tổng thể gồm nhiều lớp khí. Và mỗi vật thể đều là các lớp khí khác nhau. Một vật thể thông thường có 3 lớp khí:

........... 1. Lớp khí nền tảng và trơ nhất đã kết thành vỏ ngoài, cái túi chứa khí. Nói cách khác, nó tạo thành vật thể như ta nhìn-thấy, sờ-thấy. Loại khí này khá khó phân tách để trở về trạng thái khí lưu chuyển. Vì ta biết khí lưu chuyển mới đi được vào kinh mạch và lưu chuyển trong kinh mạch, ngũ tạng. Thứ mà khí trơ nền kết cấu thành này thược được gọi là THÂN

........... 2. Lớp khí tinh hoa hơn tạo nên sự sống hay năng lượng linh hoạt nội tại của vật thể, khiến vật thể hoạt động, thể hiện, mang hoạt tính đặc trưng cho chính nó. Kiểu như sắt sẽ cứng, vàng sẽ mềm, không khí sẽ lơ lửng, băng thì lạnh… Với con người thì đây là NGUYÊN KHÍ, với vật thể thông thường thì là THIÊN KHÍ hoặc ĐỊA KHÍ. Xưa, người ta gọi thứ mà loại NỘI KHÍ này tạo thành là MỆNH

........... 3. Lớp khí nhiễm từ các vật thể khác và được lưu trữ trên chính mỗi vật thể. Loại lớp khí xâm nhiễm này giúp cho vật thể dễ dàng tương tác với các vật thể khác hơn. Ví dụ, ta ăn thịt lợn một lần xong, cái KHÍ THỊT LỢN tồn trữ trong ta, là một phần của ta, và giúp ta ĂN THỊT LỢN lần sau dễ hơn, tiêu hóa hơn và sản sinh nhiều năng lượng (KHÍ) hơn. Tùy vào sự tương hợp của KHÍ THỊT LỢN, ta có thể thấy thịt lợn ngon hoặc dở, và ta thích hoặc ghét thịt lợn. Cổ nhân gọi thứ NGOẠI KHÍ bị nhốt trong vật thể và tạo nên tương tác giữa các vật thể là TÍNH

Vậy là, một vật có cái THÂN lại có TÍNH, MỆNH thì được gọi là một SINH-MỆNH

Ái chà, đây không phải nói quàng xiên đâu. Nguyên lý SINH MỆNH này sẽ được xài khắp phong thủy và ĐÔNG Y

Cụ thể, với con người, ta có thể nói:

...........1. THÂN xác và những thứ phù phiếm ta khoác lên nó là cái vỏ trơ nhất và kém thay đổi nhất. Vì thế nó luôn muốn thay đổi, nó muốn đẹp hơn, nó muốn trông nó khác đi, thật thảm hại và tội nghiệp. Đến mức nó dám chấp nhận người ta mổ xẻ nó rạch đứt nó để nó trông-đẹp-hơn. Nhưng nó chỉ là một cái TÚI KHÍ, một thứ CHỨA-KHÍ, hãy làm sao để nó là một cái TÚI-HIỆU-QUẢ, vững mạnh, cứng cáp và khỏe mạnh, đừng làm hại nó, bắt nó ĐẸP, ĐẸP NỮA, ĐẸP MÃI. Với THÂN, hay cho nó GIỚI, để nó có thể LÀNH MẠNH

........... 2. MỆNH của mỗi người là cái TIÊN-THIÊN (tức cái CÓ-TRƯỚC-TIÊN). VÌ nó tạo nên sự sống thực tế nhất, hãy bảo vệ nó cho kĩ. Đạo gia dặn TIÊN-BẢO-KỲ-THÂN, cái Thân này là của quý của người Tiên, là sự thật đấy! Trong đời, hãy biết mình là AI, và sống cho ĐÚNG. Để bảo vệ được đúng cái TÔI đích thực, Chân-ngã, hãy sống bằng giá trị, bám vào giá trị, điều tốt đẹp sự cao thượng vô tư, đó là BẢN-TÍNH của con người. Với MỆNH vốn tôn quý, hãy cho nó ĐỊNH, để được bảo vệ

........... 3. TÍNH của ai cũng đều là do ĐỜI, do SỐNG, do TRẢI QUA mà có. Suốt đời, hãy luôn rèn luyện TÂM LÝ cho vững, học tập tri thức nhiều để nâng cao TƯ DUY và hành động, làm việc thật nhiều để hoàn thiện KỸ NĂNG. TÂM LÝ, TƯ DUY và KỸ NĂNG là những gì ta có thể sống với đời và những gì ĐỜI dùng để đánh giá ta. Hãy tỉnh táo, nỗ lực, phấn đấu. Với TÍNH, hãy cho nó TUỆ, ánh sáng khai mở để làm nó tỏa phát và kết nối

Vậy đấy, tất tật bí mật về khổ đau và hạnh phúc trong đời người đều xoay quanh TÍNH, MỆNH và THÂN XÁC con người, và cuối cùng đều là những dỏng chảy KHÍ, vẫn là bế tắc hay thông thuận, trì trệ hay nhanh nhẹn, đau khó hay sướng dễ….

Hãy cùng HẮC HOA ĐÀ tìm hiểu, thấu biết và nhận ra những bí ẩn nhỏ nhặt có thể thay đổi toàn bộ cuộc đơi môt con người

Chăm chỉ lên nhé, cải sửa cái TÍNH, rồi MỆNH cũng sẽ biến đổi theo, và SỐ PHẬN của ta sẽ đổi khác rất nhiều!

CÓ ĐÔI KHI, VÌ LÀ NGƯỜI THỪA, TA BUỘC PHẢI NỔI LOẠN, HOẶC LẶNG CÂM

Tân dịch: Nhân tố khó hiểu bậc nhất trong Đông Y

Con người có thật sự cao quý?

.

.

.

Trong lớp Y Đạo hôm đó, có Đại Ngõa là mang gương mặt thành khẩn, làm ta hài lòng. Đôi mắt mở to mà sáng, nhãn thần đều đặn mà lấp lánh, chứng tỏ hắn ngày một thông tuệ, tiếp thu tinh hoa dễ dàng. Thói đời có cái khó thế này: Đã tiếp thu tinh hoa, thì cái râu ria thường lẫn lộn khó nhớ hết. Ai nhớ được cái râu ria tiểu tiết quá đáng, thì cái thần ý tinh hoa lại bỏ lỡ

Phải cân bằng giữa hai phần ấy mới giúp tâm trí đại đột phá. Tiếc thay đám vương tôn kia ham vui nhà lại giàu, nên chỉ chú ý được phần tinh hoa mà quên phần tiểu tiết. Thành ra chúng khó mà đỗ đạt, chẳng kế thừa được sở học của ta

Ta khi ấy đang giảng đến đoạn vô cùng mấu chốt của Y ĐẠO:

- Thuyết Tâm Thân Ý hợp nhất có gợi ý rằng mỗi cảm xúc ta mang theo đều phản ánh một quá trình nội tại của thân thể. Tâm phản chiếu Thân hệt như Thân phản chiếu Tâm. Thân mà hay đau bệnh, sẽ sinh ra tính CAY NGHIỆT. Tâm mà dễ bức bối, thì THÂN cũng tổn thương. Cứ theo thế, thì sự phân biệt giữa Thân Tâm Ý chẳng qua chỉ là giữa các trạng thái khác nhau của TINH

TINH HÓA KHÍ thì sinh Ý

TINH HÓA HUYẾT thì sinh Tâm

TINH HÓA DỊCH thì sinh Thân.

TINH - KHÍ - HUYẾT - DỊCH do đó tuy khác nhau mà là 1, tuy là 1 mà khác nhau

Có thể nói đó là tư duy thượng thừa của Đông Y, nói nghe thì hay nhưng chẳng mấy người thật sự chấp nhận nổi. Nói đơn giản thế này, đang đi bụi vào miệng, nhổ ra một bãi, một bãi nước miếng đó là gì? Đó là dịch của Tỳ (lá lách) đã thoát ra khi miệng ngậm vào bụi, chứng tỏ người ấy sắp gặp những việc chướng tai gai mắt ở đời, tâm cảm sẽ vướng bận, mà lý trí thì suy tư quá độ

Nói vậy ai tin được đây?

Suốt mấy nghìn năm kể từ Nội Kinh lan truyền, thi nhau bổ túc, vẽ hoa trên gấm đủ cả, thành ra chân truyền không được mấy. Ta nhớ rằng nhà thuốc nào mà khôn khéo, thì dành cả đời nghiên cứu một liều thuốc gia truyền, để lại cho con cháu, chứ cả đời làm Đông Y, càng ngày người ta càng tự ngờ vực cái sở học của chính mình

May thay Đại Ngõa vốn dốt nát, hắn tin lời ta nói thập thành, chẳng ngờ vực mà đương nhiên cho là vậy, giống như đứa trẻ, học gì cũng lấy đó làm mặc nhiên tin tưởng, mới có thể tiếp thu những điều cao siêu nhất trên đời. Nhưng hôm nay hắn lại hết sức bối rối, hỏi lại ta giữa lớp:

- Đại Huynh, à thưa Thầy, Tinh hóa Khí, Khí tệ nhất cũng luồn dưới Da. Tinh hóa Huyết, máu nhất quyết không muốn chảy ra ngoài. Tinh hóa Dịch tại sao lại có Dịch chảy trong người đặc, dịch ra ngoài thân thể thì lỏng? Tinh làm sao có thể thất thoát như DỊch được? Lẽ nào Dịch chẳng phải là Tinh? Đã chẳng phải là Tinh sao còn nói Tinh hóa Dịch được? Đệ, à trò thấy băn khoăn vô cùng

Ta gật gù đáp:

- Khá lắm. Ngươi nên biết trong Y Đạo, có một điều thường được gọi là TÂN-DỊCH. THứ dịch tràn ra ngoài thân thể, hữu lậu rò rỉ là nước miếng, nước mũi, mồ hôi, nước mắt, nước tiểu là TÂN. Còn loại đi giữa thân thể, chuyển giữa ngũ tạng, mới gọi là DỊCH. Người đời loạn mất âm dương, thường nói TÂN DỊCH như DỊCH, thật ra là hai điều vốn khác

- Thưa, xin giảng rõ

- Nghe cho kỹ đây! Thân xác cũng như Tâm Trí, chỉ có thể buông bỏ cái thật sự thấy vô nghĩa chẳng cần, chỉ có thể thật sự quên cái đã mất hết giá trị lợi ích. Nhưng khi buông bỏ hay lãng quên, ngươi phải hiểu, con người ta có thể làm thế vì đã xem chuyện đó, việc đó là cái đã qua, chẳng còn là mình, không liên quan nữa. Ngũ dịch cũng như phân như tóc, chỉ rụng rời khỏi Thân thể ngươi là vì THân thể ngươi đã không cần chúng nữa. Tại sao không cần? Vì vốn đó nào có phải là cấu phần của thân thể đâu

- CHỗ này thật càng khó hiểu thưa Đại… thưa Thầy

- Để ta nói ngọn nguồn cho ngươi hiểu. Cái thân xác này là TINH mượn KHÍ và VẬT mà tạo thành, đến khi không cần nữa cũng bỏ đi được, TINH rời XÁC mà đi. Tinh lại hóa hiện thành KHÍ, sinh ra Ý là để tương giao với sự tồn tại của khí vật bên ngoài, khi không cần tương giao nữa Khí lìa với Ý Tinh lìa với Khí, tâm trí người ta như hư rỗng mà rụng xuống. Tinh hóa thành Huyết mà sinh Tâm, là để trong nội tại và điều chuyển tứ hải ngũ tạng lục phủ, khi không cần điều tiết nữa thì Tinh rời Huyết, Tâm ngừng đập, ngươi hiểu cái lý này chứ

- Dạ!

- Vậy tại sao Tân (dịch lỏng) cứ tràn ra khỏi thân thể mãi thế? Là vì THân vốn không cần nó, mà nó muốn được trú núp trong Thân. Này Đại Ngõa, con người ta ăn gì vào, thì thứ đồ ăn thức uống đó chia làm ba phần khí. Hai phần hóa thành Dinh Khí và Vệ Khí. Phần nữa chính là lớp vỏ thô cấu thành thức ăn đó. Phần vỏ thô khí trơ này không cam tâm tình nguyện rời thân thể mà đi, ngươi nói xem, nó mà không cam tâm tình nguyện thì sao?

- Bẩm, nếu một người không cam tâm rời đi, tất sẽ cố ở lại, thi triển đủ thủ đoạn, thậm chí cúi mình làm nô bộc để được ở lại. Cũng như dân ngụ cư ở một thôn xóm vậy, dẫu phải phục vụ cả làng, vẫn cố tiếp tục thế mà trụ lại

Cả lớp Y Đạo của ta cười ồ lên không dứt, cho rằng suy nghĩ của Đại Ngõa hoang đường, khiến hắt mặt đỏ tía tai. Đó lại chính là khoảnh khắc ta phi thường đắc ý. Đúng vậy, hắn vừa luận VẬT như luận TÂM Ý, luận NHÂN THẾ như bàn THÂN THỂ, đó là trí tuệ của Y ĐẠO mà ta không sao nói vài lời truyền được, đó là CĂN CỐT. Ta cười bảo hắn:

- Chính là vậy Đại Ngõa! Phần khí trơ của đồ ăn thức uống không chịu rời đi, liền lẽo đẽo theo Dinh khí đi khắp cơ thể, tình nguyện làm nô bộc cho ngũ Tạng. Nhưng ngũ Tạng thì sao? Dùng chính đám nô bộc là TÂN này mà phục vụ đám DỊCH, do đó TÂN đi kè kè với DỊCH, khiến người đời ngu muội tưởng TÂN DỊCH đồng nhất thể. Thật ra là kẻ hầu đi với ông chủ

- Ah, Thật có lý

- Ngoan lắm. Do chỉ là thân phận nô bộc, nên mỗi lần TÂN yếu đi, mỗi khi trong thân thể lại có thức ăn mới, lại có TÂN mới, thì TÂN trước đó bị đào thải. Tân cũ vốn là đồ thừa, bị thân thể ngũ tạng vứt đi không thương xót. Thế nên ngươi chẳng làm gì, ngồi một chỗ cũng thấy rỉ cả ngũ dịch, nước tiểu nước mắt nước dãi mồ hôi nước mũi đều tự chảy ra không kiềm lại được

- Thưa, không có lý do cũng rò rỉ vậy sao?

- DĨ nhiên là Thân thể theo sự biến của thời tiết, kinh mạch, nội khí mà đẩy đám nô bộc ngụ cư đó ra hàng loạt, ngươi hiểu chứ?

Cả lớp xì xào, tuồng như thấy ta và Đại Ngõa đến chỗ hoang đường. Khi lớp tan rồi, Đại Ngõa ở lại quỳ xuống thưa ta rằng:

- Đại Huynh, đệ chỉ muốn biết, có phải vì TÂN tuy không phải DỊCH, nhưng dù sao cũng đã ở trong thân ta rồi, cũng là chính ta. Vì vậy ta cũng mang một cảm xúc rằng mình cô độc, chẳng thuộc về ai, phải cố làm vừa lòng người khác kẻo người khác hủy bại hắt hủi mình? Cũng vì TÂN mà trí óc ta thường suy nghĩ những chuyện nhỏ con, lặt vặt, nông cạn, khi nào cũng nghĩ rồi mình sẽ bất ổn, bị loại bỏ, bị tước đoạt?

Ta nhìn sâu vào mắt hắn

Hắn lạy 9 lạy rồi thoái lui

Đại Ngõa, ngươi có Từ Bi, sau này phải trở thành DƯỢC SƯ xứng đáng của Y MÔN!

Từ khóa: 

khí công

,

nghệ thuật