Tiết kiệm hay kiếm tiền quan trọng hơn?
Tiết kiệm là gì mà ai cũng nói?
Bố mẹ mình là những người rất tiết kiệm. Họ dậy mình cách tiết kiệm, và luôn nhắc mình cần phải tiết kiệm, rằng cuộc sống rất có thể sẽ không thuận lợi nữa đâu. Thực lòng mình đã từng không phục quan niệm này lắm.
Ngày trước, mình cho rằng muốn kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền. Rằng bố mẹ mình đã sống quá tiết kiệm, đôi lúc tạm gọi là "hà tiện" đi. Các cụ có thể rộng rãi với người ngoài, nhưng lại quá chặt chẽ với chính các nhu cầu của bản thân. Đối với con cái, các cụ cũng chỉ bảo từng li từng tí, ví dụ như việc tiết kiệmđiện chẳng hạn. Mình được dạy việc tắt bóng điện thừa khi không sử dụng, qua phòng này thì tắt đèn ở phòng khác. Mình cho rằng nên bật điện sáng để làm việc sinh hoạt cho tiện lợi và chỉ tắt khi đến giờ đi ngủ. Rằng sử dụng nhiều điện có nghĩa là mình đang tiêu dùng hiệu quả, sử dụng các công nghệ mới tốt. Hiện đại thì hại điện mà. Và rất nhiều các ví dụ khác nữa. Tôi có hỏi bạn bè thì thấy họ bảo bố mẹ họ cũng vậy. Tôi cho rằng thế hệ các cụ đã đi qua những giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế, khi đó thiếu thốn trăm bề nên tiết kiệm là việc gần như bắt buộc.
Ngày trẻ học cách tiêu tiền, về già học cách tiết kiệm tiền?
Khoảng 15 năm trước khi mình mới bắt đầu bước vào đời sống sinh viên, và lao vào công cuộc kiếm tiền, khi ấy mình từng cho rằng kiếm tiền, và kiếm nhiều tiền hơn nhu cầu chi tiêu của mình là quan trọng, và tiết kiệm là việc không quan trọng. Rằng thay vì mất công nghĩ xem mua cái gì cho rẻ, dùng như thế nào cho tiết kiệm, hãy dành thời gian để nghĩ về cách kiếm được nhiều tiền hơn.
Thành thật mà nói mình cũng tự thấy mình tương đối thành công trong việc kiếm tiền đến thời điểm hiện tại. Bây giờ mình cũng có một khoản nhỏ tiết kiệm, có một ít tài sản. Và bây giờ mình đang học về quản lý tài chính cá nhân, học về việc chi tiêu và đầu tư. Mình bắt đầu có cảm nhận và nhận thức đúng hơn về vài trò của việc tiết kiệm.
Tiêu tiền quan trọng hơn kiếm tiền?
Các cụ vẫn nói, không có thì không tiêu, có nhiều thì tiêu nhiều, có ít thì tiêu ít. Năng lực và nhu cầu chi tiêu của con người ta bùng phát khá nhanh, đôi lúc còn nhanh hơn cả mức tăng thu nhập. Một số người sẽ tiêu, đầu tư lớn hơn cả mức họ kiếm được, và vi thế nó tác động xấu vào tài sản tích lũy của họ. Khi bạn đã đi làm được từ 10 đến 20 năm, thì việc kiếm tiền thêm bằng 1 năm đi làm, về cơ bản sẽ không hiệu quả bằng việc gìn giữ thành quả của 20 năm đó. Hoặc giả nếu tốt hơn thì đầu tư đúng cách thành quả 20 năm lao động đó đương nhiên lợi nhuận sinh ra sẽ lớn hơn cả 1 năm đi làm với giả thiết các năm đi làm mức thu nhập về cơ bản không thay đổi.
Giai đoạn này cá nhân mình cũng tự nhận thấy, mình đang tiêu nhiều hơn ngày xưa rất nhiều. Và nếu bây giờ mình quản lý chi tiêu, tiết kiệm tốt, nhiều khi còn mang lại giá trị lớn hơn cả thu nhập kiếm được ngày còn trẻ. Vậy nên quản lý chi tiêu, tiết kiệm, và đầu tư đang ngày càng quan trọng hơn với mình. Và thế là nó nảy sinh ra một câu hỏi:
Tiết kiệm hay kiếm tiền cái nào quan trọng hơn?
Câu trả lời mà mình tìm hiểu được đó là: tiết kiệm là quan trọng hơn. Thứ làm cho bạn giầu có, có quyền lực, thỏa mãn các nhu cầu của bạn đó là tài sản của bạn, chứ không phải thu nhập năm của bạn (annual income). Và tiết kiệm là việc bạn có thể làm được, có thể học được và nên áp dụng ngay từ khi còn nghèo khó.
Cái gì quan trọng hơn cả việc kiếm tiền và tiết kiệm?
Mình cho rằng tư duy và làm chủ tư duy còn quan trọng hơn cả việc kiếm tiền hay tiết kiệm tiền bạc. Nếu bạn hiểu đúng quy luật vận động của xã hội, bạn không thể nghèo. Hiểu đúng năng lực của bản thân, giới hạn của bản thân sẽ quan trọng hơn việc tiết kiệm.
Anh Hoai
Khaii
Tuấn Trịnh