Tiếng lóng là gì ?
kiến thức chung
• Tiếng lóng được coi là “ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội hoặc nghề nghiệp có tổ chức gồm các yếu tố của một hoặc một số các ngôn ngữ tự nhiên đã được chọn lọc và biến đổi đi nhằm tạo ra sự cách biệt ngôn ngữ với những người không liên đới” (Đái Xuân Ninh, 1986).
• Với tư cách là phương ngữ xã hội, tiếng lóng không tạo cho mình một hệ thống ngữ âm hay ngữ pháp riêng mà sự khác biệt chủ yếu ở từ ngữ. Ví dụ, những từ ngữ lóng được xây dựng trên cơ sở trước hết là phân cách “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt” của những từ ngữ thường dùng và cùng với đó là đưa “cái biểu đạt mới” vào. Cách tạo từ lóng kiểu này, làm cho người nghe buộc phải giải mã, và đương nhiên mã đó chỉ có những thành viên trong cùng nhóm xã hội mới “giải được”. Ví dụ, gắp (lấy tiền, moi tiền), hốt (lấy cắp), vắt (lấy nhanh sợi dây chuyền), bốc (giật cướp) v.v… Tiếng lóng trong học sinh: ngỗng, gậy, trứng vịt, chuồn, lặn… Có những từ ngữ lóng được tạo ra hoàn toàn mới, tức là, chúng vốn không có trong lớp từ chung hoặc chỉ là yếu tố không được dùng độc lập: mõi (móc tiền), sửng (giật mình), bỉ, đượi (gái mãi dâm), cộ (xe), cộ câu (xe đạp), cộ gáy (xe máy) v.v…
• Nhìn chung, cấu trúc của tiếng lóng rất đa dạng vừa tạo cảm giác ngôn ngữ sinh động hình tượng nhưng cũng có cái gì đấy rất “kì quặc”. Đó không phải là sự ngẫu nhiên mà có mục đích rõ ràng: có nghĩa, dễ nhớ và đảm bảo bí mật. Bên cạnh chức năng giao tiếp, tiếng lóng còn có chức năng xã hội quan trọng, một là để đảm bảo tính bí mật, hai là để nhận diện đồng bọn và loại trừ không phải đồng bọn. Chính vì thế, tiếng lóng nhiều khi được coi như là “mật khẩu”, “mật ngữ”.
Nội dung liên quan
Bích Nhật Liên