Tiền trong thời bao cấp dùng để làm gì?
Hỏi câu này tất nhiên tôi không phải là người trong thời bao cấp nên tôi thắc mắc.
Tôi biết thời bao cấp thì nhà nước phát tem phiếu thì tiền in ra để làm gì?
Như vậy trong thời bao cấp làm sao để có tem phiếu? Làm sao để có tiền? (Ý của tôi nếu là một công nhân hoặc nông dân) Tiền giấy đó dùng để làm gì khi không mua được hàng hóa do thời bao cấp làm gì có thị trường buôn bán tự do?
lịch sử
Câu hỏi: Thời bao cấp thì nhà nước phát tem phiếu thì tiền in ra để làm gì?
Câu hỏi khá hay!!! Mình cũng sinh sau nhưng mình có đọc khá nhiều về thời bao cấp. Tiền giấy hay tem phiếu bản chất của nó cũng là tiền tệ, tiền tệ sinh ra tác dụng chính là để thuận tiện cho trao đổi hàng hóa, còn tác dụng phụ thì đó là cách chính phủ huy động của cải của dân chúng một cách “mềm dẻo”. Đã là tiền tệ thì một lượng tiền giấy hoặc tem phiếu phải ứng với lượng sản phẩm tiêu thụ nhất định. Vậy nếu như cả hai thứ đó đều tồn tại đồng thời thì ắt phải có tác dụng gì đó. Nhưng trước khi hiểu về tem phiếu hay tiền giấy tôi cần phải trình bày cái căn bản đó là sản phẩm, và bộ máy kinh tế quốc gia để tạo ra những sản phẩm đó.
Nền kinh tế giai đoạn 1975-1986 tiếp tục kế thừa nền kinh tế bao cấp từ năm 1954-1975 đã có từ trước.
Nền KT bao cấp từ 1975-1986 được xây dựng trên 2 nền tảng chính và 1 nền tảng phụ:
Nền tảng chính:
+ Doanh nghiệp quốc doanh (sở hữu nhà nước): nó là các công ty, xí nghiệp, các nông trường lớn yêu cầu phải có máy móc, nguyên liệu, nhân viên có trình độ vận hành…
+ Hợp tác xã (sở hữu tập thể của người dân): là tập hợp những người cùng làng/xã/huyện được trực tiếp đứng ra sản xuất, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp địa phương, các máy móc, trâu bò kéo, công cụ được sở hữu tập thể của chung, do tất cả người dân trong hợp tác xã đồng làm chủ và cán bộ địa phương có trách nhiệm giám sát, tổ chức hoạt động của hợp tác xã để đảm bảo nó phục vụ lợi ích chung (giống như khuôn viên của chung cư hiện nay). Và sản phẩm mà hợp tác xã làm ra sẽ được nhà nước thu mua.
Nền tảng phụ:
Kinh tế hộ gia đình: chỉ sử dụng thành viên trong gia đình, gia đình nào làm ra cái gì, nuôi con gì thì nhà ấy ăn, nếu dư thì không được bán ra ngoài mà chỉ được bán cho hợp tác xã của mình
Nghiêm cấm doanh nghiệp tư nhân, và thương nhân mua bán.
Bạn chịu khó zoom lên!!!
+Trung ương trả lương cho cán bộ trung ương và địa phương bằng tem phiếu+tiền giấy
+Hợp tác xã chia tiền bán sản phẩm của hợp tác xã đã bán nhà nước + trợ cấp của nhà nước cho dân chúng cũng bằng tem phiếu và tiền giấy.
Chúng ta có thể thấy (trả lương đối với cán bộ)/(chia tiền đối với xã viên) bằng tem phiếu đều hướng đến các sản phẩm thiết yếu (như hình trên đã đề cập), đó là những sản phẩm căn bẳn ở mức tối thiểu để 1 người hoặc gia đình có thể tồn tại, nó cần phải cố định. Còn phần tiền tệ còn lại được trả dưới dạng tiền mặt đặc trưng của nó là tính linh hoạt. Bạn có thể hình dung thế này. Giả sử bạn là một sinh viên lên học trên thành phố hàng tháng ba mẹ bạn gửi bạn 3 triệu tiền học phí, theo tính toán cố định thì: tiền phòng 800k, xăng xe 200k, ăn uống 1tr. Còn 1 triệu còn lại là tiền linh động. Nhưng mà con người thì không phải lúc nào cũng kỷ luật như thế. Nhiều khi ba mẹ mới gửi ba triệu lên tự nhiên bạn bè rủ đi xem phim, đi ăn... sướng quá mới 1 tuần nướng mẹ mất 2 triệu rồi thì bạn phải vay bạn bè, ba mẹ bạn biết vậy nên đã ban hành tem phiếu, tem phiếu này chỉ có tác dụng trả tiền nhà, tiền xăng, và tiền ăn ngoài ra nó không thể dùng để thanh toán bất kỳ dịch vụ nào khác và 1 triệu tiền mặt để bạn chi tiêu linh hoạt. Vậy là tự nhiên đến cuối tháng bạn vẫn còn dư mấy trăm nghìn. Đó là góc độ cá nhân còn ở góc độ quốc gia lại khác. Bạn phải đặt trong cái bối cảnh quốc gia khi ấy: vừa đánh Pháp xong, lại phải đánh với Mỹ thêm 21 năm, rồi PolPot ở Tây Nam, rồi Trung Quốc ở phía bắc rồi bị Mỹ cấm vận. Lương thực, của cải phải chi cho lực lượng quân sự đang dàn trải ở 2 mặt trận, rồi còn phải cứu đói Campuchia, rồi giúp họ xây dựng bảo vệ chính quyền mới khỏi tàn quân PolPot với viện trợ của Thái Lan, Mỹ và Trung Quốc, chúng ta cũng phải đóng quân thường trực tại Lào để chống lại yêu sách lãnh thổ của người Thái với Lào. Những sản phẩm thiết yếu là rất rất quý cho các mục tiêu của đất nước nên chỉ có thiếu chứ làm gì có dư. Nếu như không cố định những sản phẩm thiết yếu bằng tem phiếu, thì sẽ có nhiều gia đình giống như bạn sinh viên ở trên, khi ấy thì vay ai, nước mình ai cũng nghèo, của nuôi quân vô cùng tốn kém thì vay ai đây.
Còn tiền mặt nó được lưu hành bình thường: bạn lấy tiền giấy mua rượu, bạn lấy tiền giấy mua xe máy, TV đen trắng, radio (nếu bạn giàu), còn tiết kiệm thì mua được cái quạt cóc, hay vàng... Tất nhiên những mặt hàng ấy cũng được nhà nước phân phối.
Về tính linh động của tiền mặt ở khả năng chia nhỏ của nó: ví dụ một ông hàng xóm mua một gói thuốc lá giá 2 đồng tại cửa hàng bách hóa do chính phủ vận hành, nhưng bạn chỉ còn 5 hào thôi (1 đồng là 10 hào) thế là bạn đưa ông hàng xóm 5 hào và ông ta đưa bạn 5 điếu.
Còn về kinh tế gia đình: Gia đình bạn nuôi 1 con lợn, (còn trong bối cảnh đó thì nói lợn nuôi gia đình bạn cũng được!!!), bán 1 con cho Hợp Tác Xã cũng được mấy chục đồng bằng cả tháng lương. Hoặc các nghề phụ giữa hàng xóm với nhau họ cũng trả bạn bằng tiền như là vá quần áo, hàn dép, bơm xe, hay cuốn thuốc lá, hay làm mộc. Tiền giấy mua được tất cả, nhưng nhiều khi hết lương thực có tem phiếu hay tiền mặt cũng không mua được....
Kết luận: Tem phiếu hay tiền mặt nó bản chất là tiền tệ, dùng để đổi lấy những sản phẩm mà mình cần, tem phiếu là dạng tiền tệ cố định giúp đảm bảo an sinh xã hội, còn tiền giấy giúp chủ sở hữu chi tiêu linh hoạt
Một số hình ảnh về lương cán bộ và chi tiêu tiền giấy thời bao cấp
Bonus: Tôi thấy tem phiếu khá hay nếu xét trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài lúc bấy giờ, bản thân tem phiếu không có gì sai vì xét cho cùng nó cũng chỉ là tiền tệ, cái mà chính phủ không lường trước được ở đây đó chính là động lực làm việc của người dân cả ở trong Công ty Quốc Doanh lẫn xã viên trong hợp tác xã. Vì không như trước năm 1975 cái chung nó cao hơn cái riêng, vì quân thù đang giày xéo lên từng tấc đất của đất nước nên ai ai cũng hăng say lao động góp của cải cho tiền tuyến, trong trường hợp này thì kinh tế kế chỉ huy lại hiệu quả, còn bây giờ quân thù đã sạch bóng trên lãnh thổ Việt Nam, ở góc độ cá nhân cuộc chiến ở Campuchia hay biên giới phía bắc đã không còn sôi máu ý chý hi sinh như trước, nên mọi người quay về với những mưu cầu cá nhân. Nên khi làm chung mà lại không có chung mục tiêu quốc gia như trước có người làm nhiều có người làm ít mà lại cào bằng thế nên không ai có động lực làm việc nên năng suất cứ giảm dần và dẫn đến Đổi Mới.
Hết!!!
Boss Ivs
Câu hỏi: Thời bao cấp thì nhà nước phát tem phiếu thì tiền in ra để làm gì?
Câu hỏi khá hay!!! Mình cũng sinh sau nhưng mình có đọc khá nhiều về thời bao cấp. Tiền giấy hay tem phiếu bản chất của nó cũng là tiền tệ, tiền tệ sinh ra tác dụng chính là để thuận tiện cho trao đổi hàng hóa, còn tác dụng phụ thì đó là cách chính phủ huy động của cải của dân chúng một cách “mềm dẻo”. Đã là tiền tệ thì một lượng tiền giấy hoặc tem phiếu phải ứng với lượng sản phẩm tiêu thụ nhất định. Vậy nếu như cả hai thứ đó đều tồn tại đồng thời thì ắt phải có tác dụng gì đó. Nhưng trước khi hiểu về tem phiếu hay tiền giấy tôi cần phải trình bày cái căn bản đó là sản phẩm, và bộ máy kinh tế quốc gia để tạo ra những sản phẩm đó.
Nền kinh tế giai đoạn 1975-1986 tiếp tục kế thừa nền kinh tế bao cấp từ năm 1954-1975 đã có từ trước.
Nền KT bao cấp từ 1975-1986 được xây dựng trên 2 nền tảng chính và 1 nền tảng phụ:
Nền tảng chính:
+ Doanh nghiệp quốc doanh (sở hữu nhà nước): nó là các công ty, xí nghiệp, các nông trường lớn yêu cầu phải có máy móc, nguyên liệu, nhân viên có trình độ vận hành…
+ Hợp tác xã (sở hữu tập thể của người dân): là tập hợp những người cùng làng/xã/huyện được trực tiếp đứng ra sản xuất, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp địa phương, các máy móc, trâu bò kéo, công cụ được sở hữu tập thể của chung, do tất cả người dân trong hợp tác xã đồng làm chủ và cán bộ địa phương có trách nhiệm giám sát, tổ chức hoạt động của hợp tác xã để đảm bảo nó phục vụ lợi ích chung (giống như khuôn viên của chung cư hiện nay). Và sản phẩm mà hợp tác xã làm ra sẽ được nhà nước thu mua.
Nền tảng phụ:
Kinh tế hộ gia đình: chỉ sử dụng thành viên trong gia đình, gia đình nào làm ra cái gì, nuôi con gì thì nhà ấy ăn, nếu dư thì không được bán ra ngoài mà chỉ được bán cho hợp tác xã của mình
Nghiêm cấm doanh nghiệp tư nhân, và thương nhân mua bán.
Bạn chịu khó zoom lên!!!
+Trung ương trả lương cho cán bộ trung ương và địa phương bằng tem phiếu+tiền giấy
+Hợp tác xã chia tiền bán sản phẩm của hợp tác xã đã bán nhà nước + trợ cấp của nhà nước cho dân chúng cũng bằng tem phiếu và tiền giấy.
Chúng ta có thể thấy (trả lương đối với cán bộ)/(chia tiền đối với xã viên) bằng tem phiếu đều hướng đến các sản phẩm thiết yếu (như hình trên đã đề cập), đó là những sản phẩm căn bẳn ở mức tối thiểu để 1 người hoặc gia đình có thể tồn tại, nó cần phải cố định. Còn phần tiền tệ còn lại được trả dưới dạng tiền mặt đặc trưng của nó là tính linh hoạt. Bạn có thể hình dung thế này. Giả sử bạn là một sinh viên lên học trên thành phố hàng tháng ba mẹ bạn gửi bạn 3 triệu tiền học phí, theo tính toán cố định thì: tiền phòng 800k, xăng xe 200k, ăn uống 1tr. Còn 1 triệu còn lại là tiền linh động. Nhưng mà con người thì không phải lúc nào cũng kỷ luật như thế. Nhiều khi ba mẹ mới gửi ba triệu lên tự nhiên bạn bè rủ đi xem phim, đi ăn... sướng quá mới 1 tuần nướng mẹ mất 2 triệu rồi thì bạn phải vay bạn bè, ba mẹ bạn biết vậy nên đã ban hành tem phiếu, tem phiếu này chỉ có tác dụng trả tiền nhà, tiền xăng, và tiền ăn ngoài ra nó không thể dùng để thanh toán bất kỳ dịch vụ nào khác và 1 triệu tiền mặt để bạn chi tiêu linh hoạt. Vậy là tự nhiên đến cuối tháng bạn vẫn còn dư mấy trăm nghìn. Đó là góc độ cá nhân còn ở góc độ quốc gia lại khác. Bạn phải đặt trong cái bối cảnh quốc gia khi ấy: vừa đánh Pháp xong, lại phải đánh với Mỹ thêm 21 năm, rồi PolPot ở Tây Nam, rồi Trung Quốc ở phía bắc rồi bị Mỹ cấm vận. Lương thực, của cải phải chi cho lực lượng quân sự đang dàn trải ở 2 mặt trận, rồi còn phải cứu đói Campuchia, rồi giúp họ xây dựng bảo vệ chính quyền mới khỏi tàn quân PolPot với viện trợ của Thái Lan, Mỹ và Trung Quốc, chúng ta cũng phải đóng quân thường trực tại Lào để chống lại yêu sách lãnh thổ của người Thái với Lào. Những sản phẩm thiết yếu là rất rất quý cho các mục tiêu của đất nước nên chỉ có thiếu chứ làm gì có dư. Nếu như không cố định những sản phẩm thiết yếu bằng tem phiếu, thì sẽ có nhiều gia đình giống như bạn sinh viên ở trên, khi ấy thì vay ai, nước mình ai cũng nghèo, của nuôi quân vô cùng tốn kém thì vay ai đây.
Còn tiền mặt nó được lưu hành bình thường: bạn lấy tiền giấy mua rượu, bạn lấy tiền giấy mua xe máy, TV đen trắng, radio (nếu bạn giàu), còn tiết kiệm thì mua được cái quạt cóc, hay vàng... Tất nhiên những mặt hàng ấy cũng được nhà nước phân phối.
Về tính linh động của tiền mặt ở khả năng chia nhỏ của nó: ví dụ một ông hàng xóm mua một gói thuốc lá giá 2 đồng tại cửa hàng bách hóa do chính phủ vận hành, nhưng bạn chỉ còn 5 hào thôi (1 đồng là 10 hào) thế là bạn đưa ông hàng xóm 5 hào và ông ta đưa bạn 5 điếu.
Còn về kinh tế gia đình: Gia đình bạn nuôi 1 con lợn, (còn trong bối cảnh đó thì nói lợn nuôi gia đình bạn cũng được!!!), bán 1 con cho Hợp Tác Xã cũng được mấy chục đồng bằng cả tháng lương. Hoặc các nghề phụ giữa hàng xóm với nhau họ cũng trả bạn bằng tiền như là vá quần áo, hàn dép, bơm xe, hay cuốn thuốc lá, hay làm mộc. Tiền giấy mua được tất cả, nhưng nhiều khi hết lương thực có tem phiếu hay tiền mặt cũng không mua được....
Kết luận: Tem phiếu hay tiền mặt nó bản chất là tiền tệ, dùng để đổi lấy những sản phẩm mà mình cần, tem phiếu là dạng tiền tệ cố định giúp đảm bảo an sinh xã hội, còn tiền giấy giúp chủ sở hữu chi tiêu linh hoạt
Một số hình ảnh về lương cán bộ và chi tiêu tiền giấy thời bao cấp
Bonus: Tôi thấy tem phiếu khá hay nếu xét trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài lúc bấy giờ, bản thân tem phiếu không có gì sai vì xét cho cùng nó cũng chỉ là tiền tệ, cái mà chính phủ không lường trước được ở đây đó chính là động lực làm việc của người dân cả ở trong Công ty Quốc Doanh lẫn xã viên trong hợp tác xã. Vì không như trước năm 1975 cái chung nó cao hơn cái riêng, vì quân thù đang giày xéo lên từng tấc đất của đất nước nên ai ai cũng hăng say lao động góp của cải cho tiền tuyến, trong trường hợp này thì kinh tế kế chỉ huy lại hiệu quả, còn bây giờ quân thù đã sạch bóng trên lãnh thổ Việt Nam, ở góc độ cá nhân cuộc chiến ở Campuchia hay biên giới phía bắc đã không còn sôi máu ý chý hi sinh như trước, nên mọi người quay về với những mưu cầu cá nhân. Nên khi làm chung mà lại không có chung mục tiêu quốc gia như trước có người làm nhiều có người làm ít mà lại cào bằng thế nên không ai có động lực làm việc nên năng suất cứ giảm dần và dẫn đến Đổi Mới.
Hết!!!