"Tiền không mua được hạnh phúc" phải chăng là câu nói nhảm nhí?
Mình thấy câu nói này có phần nhảm nhí, nhưng nhiều người lại cho rằng nó đúng??? Với mình thì muốn có 1 cuộc sống hạnh phúc đủ đầy thì phải có tiền. Bạn làm sao có thể thiếu thốn trong sự hạnh phúc. Trong thế giới của chủ nghĩa tư bản này, tiền là một điều cần thiết.
Hay phải chăng, "Tiền không mua được hạnh phúc" chỉ là câu nói là người giàu đang an ủi người nghèo?
xã hội
Mình cho rằng tiền có thể mua được một phần của hạnh phúc.
Với những người nghèo khổ, khốn khó, những người từng nhịn đói đi ngủ vì hết tiền; hạnh phúc của họ chính là có cơm ăn, áo mặc, cuộc sống no đủ. Tiền đã giải quyết được điều này. Nghèo đói là một nỗi đau cả về vật chất và tinh thần mà chỉ khi trải qua rồi, chúng ta mới hiểu thấu được nó, "không có tiền cạp đất mà ăn". Tuy thế, vẫn có những quan điểm "nghèo nhưng hạnh phúc", mình vẫn không hiểu hạnh phúc ở đâu hay họ chưa thực sự trải qua, họ chỉ "bốc phét" cho hay? Lý do ly hôn phổ biến nhất cũng là do bất đồng khi gánh nặng của đồng tiền ngày càng lớn. Nói chung, nếu bạn có điều kiện một chút thì bạn có thể chăm sóc cả sức khỏe vật chất và tinh thần, có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân, cũng có thể phụng dưỡng cha mẹ thật tốt và cho con cái điều kiện phát triển đủ đầy.
Tuy nhiên, cũng đừng vì tiền mà đánh mất đi những giá trị cốt lõi, hạ thấp chuẩn mực đạo đức của bản thân. Vì một khi mất đi rồi thì tiền hay rất nhiều tiền cũng không thể mua lại. Cụ thể, giá trị cốt lõi ở đây là những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc, giúp đỡ bạn để bạn thành công như bây giờ, không có họ đâu sẽ là điểm dựa tinh thần cho bạn? Còn chuẩn mực đạo đức là hãy tuân theo những đạo lý thông thường, phẩm chất quý giá, "tiên học lễ, hậu học văn". Suy cho cùng, đó mới là những thứ đi cùng bạn mãi mãi, còn tiền - mất đi có thể kiếm lại được.
Đậu Đậu
Mình cho rằng tiền có thể mua được một phần của hạnh phúc.
Với những người nghèo khổ, khốn khó, những người từng nhịn đói đi ngủ vì hết tiền; hạnh phúc của họ chính là có cơm ăn, áo mặc, cuộc sống no đủ. Tiền đã giải quyết được điều này. Nghèo đói là một nỗi đau cả về vật chất và tinh thần mà chỉ khi trải qua rồi, chúng ta mới hiểu thấu được nó, "không có tiền cạp đất mà ăn". Tuy thế, vẫn có những quan điểm "nghèo nhưng hạnh phúc", mình vẫn không hiểu hạnh phúc ở đâu hay họ chưa thực sự trải qua, họ chỉ "bốc phét" cho hay? Lý do ly hôn phổ biến nhất cũng là do bất đồng khi gánh nặng của đồng tiền ngày càng lớn. Nói chung, nếu bạn có điều kiện một chút thì bạn có thể chăm sóc cả sức khỏe vật chất và tinh thần, có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân, cũng có thể phụng dưỡng cha mẹ thật tốt và cho con cái điều kiện phát triển đủ đầy.
Tuy nhiên, cũng đừng vì tiền mà đánh mất đi những giá trị cốt lõi, hạ thấp chuẩn mực đạo đức của bản thân. Vì một khi mất đi rồi thì tiền hay rất nhiều tiền cũng không thể mua lại. Cụ thể, giá trị cốt lõi ở đây là những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc, giúp đỡ bạn để bạn thành công như bây giờ, không có họ đâu sẽ là điểm dựa tinh thần cho bạn? Còn chuẩn mực đạo đức là hãy tuân theo những đạo lý thông thường, phẩm chất quý giá, "tiên học lễ, hậu học văn". Suy cho cùng, đó mới là những thứ đi cùng bạn mãi mãi, còn tiền - mất đi có thể kiếm lại được.
Huyen Trang
Thật tuyệt khi anh có tài chính ổn định và có một số tiền dư dả để làm những điều tốt đẹp và độc. Nhưng sẽ không bao giờ là đủ tiền nếu anh luôn theo đuổi tiền bạc và không bao giờ biết thỏa mãn với điều đó.Vì vậy, tiền làm cho hạnh phúc dễ dàng hơn nhiều, nhưng không phải là nguyên nhân tạo ra hạnh phúc. Anh là người chịu trách nhiệm cho việc đó.
Một triệu phú có thể bất hạnh và một người nghèo có thể hạnh phúc. Nhưng nói chung, tiền mang lại sự thoải mái, ổn định và tự do nếu được sử dụng đúng cách.
Ví dụ em đang là học sinh thì hạnh phúc của em có được mang tiền đi học, tiếp thu thêm tri thức. Tiền có thẻ mua được hạnh phúc nếu sau này em kiếm được tiền và em giúp bố mẹ chữa bệnh. Tiền cũng là niềm vui nếu e dùng nó ủng hộ cho người nghèo.
Minh Lý
Dĩ nhiên tiền không mua được hạnh phúc… Nhưng nó mua được nhiều hơn thế.
Đầu tiên, tiền có thể mua sự tự do cho bạn. Bạn sẽ thoát khỏi cái quỹ đạo 9am – 5 pm đều đặn hàng ngày. Bạn sẽ có nhiều thời gian cho mình hơn, có thể tận hưởng cuộc sống bất cứ lúc nào mà không phải lo lắng sẽ bị nghỉ việc nếu vi phạm quy định giờ giấc.
Tiền bạc cho phép bạn sống cuộc sống của mình. Nó thỏa mãn những đồ đạc, vật chất, con người mà bạn khao khát và mong muốn. Tiền bạc cho phép bạn nói“Đừng lo”với những người xung quanh khi bắt gặp những món đồ đắt đỏ.
Tôi nhớ 5 năm trước khi mà chồng tôi vẫn nghèo, ảnh rất trung thành với chiếc Honda Dream II huyền thoại của mình và coi nó là vật vô giá. Nhưng giờ chúng tôi khấm khá hơn, thì ảnh luôn có hy vọng rằng mình sẽ đổi sang xe khác xịn hơn.
Tiền cho phép bạn dành thời gian cho gia đình nhiều hơn. Dĩ nhiên tiền cũng giúp con cái bạn có được cuộc sống tươi sáng hơn. Chẳng hạn cho chúng theo học các trường quốc tế khi còn nhỏ, và du học Mỹ, Singapore, Đức, Anh, v.v… ở độ tuổi cận kề trưởng thành. Thậm chí ngay cả không có nhiều tiền, nhiều mẹ trẻ ngày nay cũng“bóp mồm bóp miệng”cho con theo học trường quốc tế để chúng có được những trải nghiệm trường lớp tốt hơn so với những đứa trẻ xung quanh.
Và suy nghĩ tích cực hơn chính là điều mà bạn đạt được khi có nhiều tiền. Nó cũng cho phép bạn thay đổi cuộc sống của người khác theo cách tích cực hơn không biết chừng. Chẳng hạn 100 triệu với bạn không là gì, nhưng bạn có thể xây một ngôi nhà nho nhỏ cho những người nghèo mà bạn quý mến. Đương nhiên hành động này giúp thay đổi cuộc đời họ.
Bởi vậy, theo ý kiến cá nhân mình thì đưng bó hẹp việc "tiền & hạnh phúc". Vì nếu bạn nghĩ rộng hơn thì sẽ thấy còn có rất nhiều vấn đề xung quanh nó.
Quốc Minh
Theo Minh thì hình như bạn đang hiểu sai định nghĩa về tiền bạc.
Thứ 1: Tiền mang lại sự an toàn và cơ hội chắc chắn. Nhưng đó không phải là hạnh phúc. Minh tìm thấy hạnh phúc trong những mối quan hệ, trong trải nghiệm và cách sống. Tiền mang lại cho chúng mình nhiều nguồn lực hơn nhưng nó không khiến chúng mình hạnh phúc một cách kỳ diệu.