Tiền 200, 500 đồng chẳng ai dùng, sao cứ để giá lẻ?

  1. Kiến thức chung

Mình thắc mắc là cứ đi vào siêu thị thấy họ để giá lẻ như sữa chua 5.100 đồng, mì gói 3.300 đồng, nói chung đa số đều cứ lẻ như vậy. Đến lúc tính tiền lẻ ra thì làm tròn, ví dụ 658.700 đồng làm tròn 660.000 đồng.

Như vậy sao không để tiền chẵn từ đầu cho dễ tính tiền vậy mọi người. Tiền 200, 500 giờ cũng đâu ai dùng nữa đâu?

ke-sieu-thi-tai-binh-phuoc
Từ khóa: 

siêu thị

,

tiền lẻ

,

tiền chẵn

,

kiến thức chung

Vì với người tiêu dùng thì 5000 với 5100 hay 5300 không khác nhau nhiều lắm. Nếu sữa chua tăng từ 5000 lên 5300 thì người tiêu dùng vẫn mua thôi.

Nhưng với doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh với số lượng cực kỳ lớn thì tăng lên 300 đồng đã tăng được một lượng lớn doanh thu rồi.

Trả lời

Vì với người tiêu dùng thì 5000 với 5100 hay 5300 không khác nhau nhiều lắm. Nếu sữa chua tăng từ 5000 lên 5300 thì người tiêu dùng vẫn mua thôi.

Nhưng với doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh với số lượng cực kỳ lớn thì tăng lên 300 đồng đã tăng được một lượng lớn doanh thu rồi.

Thường thì 4.900 chứ ít khi 5.100. Vì 5.000 và 5.100 ko khác nhau mấy nhưng 5.000 và 4.900 rất là khác nhau. Đó là tâm lý ng tiêu dùng. Sẽ cảm thấy 4.900 rẻ hơn 5.000 rất nhiều. Từ đó ng tiêu dùng sẽ ít đắn đo hơn khi mua hàng. Còn việc dùng hay ko dùng tiền lẻ đối với cả ng bán và ng mua ko quan trọng.

Còn đối với các mặt hàng bạn nêu thì ít ai mua 1 gói với giá 3.300 mà thường sẽ mua 5-10 gói, gúa cũng chẵn thôi.

Mà siêu thị nào 658.700 mà làm tròn thành 660.000 dữ vậy. 659.000 thì còn nghe có lý. Đa số sẽ trả lại 1.000đ nhưng một số siêu thị cũng trả lại 1.200đ vì 200đ vẫn là tiền đang có giá trị lưu hành.