Tiêm vaccine là tự nguyện hay bắt buộc?

  1. Tư vấn sức khỏe Covid-19

Từ khóa: 

tư vấn sức khỏe covid-19

Mình nghĩ bạn muốn hỏi liên quan đến quản lý hành chính, chính sách của nhà nước?

Tạm bỏ qua các vấn đề liên quan đến cộng dụng của vaccine, theo mình, tiên vaccine là không bắt buộc, nhưng có điều kiện.
1. Về "quyền"
Quyền của cá nhân là hành vi thực hiện theo ý chí, nhận thức cá nhân và k bị cấm bởi pháp luật. Vì dựa trên ý chí, nhận thức nên cá nhân có thể làm, hoặc k làm. 
Chính vì vậy cơ quan nhà nước mới dùng từ "mời tiêm". Là mời nên bạn có quyền đến hoặc k đến. Hoặc như ở SG có thông báo: thông báo cho dân biết loại vaccine sẽ được tiêm, dân đồng ý mới tiêm.
Vì k phải là nghĩa vụ nên nhà nước, thời gian qua, đã k áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Ngoài ra, nếu có việc bắt buộc thì phải có quy định, cụ thể bằng văn bản. Nhưng hiện nay k có quy định nào như thế hay là cấm việc từ chối tiêm.

2. Có điều kiện

Tại sao mình nói là "k bắt buộc, nhưng kèm điều kiện". Đây là hướng xây dựng chính sách nhắm vào lợi ích. 

Lợi ích cũng là một dạng của quyền. Cá nhân có quyền nhận lợi ích hoặc k nhận. Lợi ích có thể bằng hình thái này hoặc hình thái khác và việc có lợi ích hay k có lợi ích k có ảnh hưởng đáng kể đến quyền của cá nhân.

Chính sách sẽ được xây dựng theo hướng trên. Đơn giản nhất, "điều kiện để được ra đường là tiêm đủ vaccine". Mệnh đề này khác với mệnh đề "cấm ra đường nếu k tiêm vaccine". Nhà nước sẽ k sử dụng mệnh đề 2. Mình sẽ giải thích đơn giản dưới đây.

Phân tích

mệnh đề 1: điều kiện để được ra đường là tiêm đủ vaccine. Vậy, k tiêm đủ vaccine mà ra đường thì sao? Thì bị phạt vì k đủ điều kiện. Bạn còn quyền ra đường nhưng sẽ phải chịu phạt. Bạn có thể lựa chọn việc chịu phạt để đc ra đường. Ví dụ gần nhất là chị gái Quận 4.

Mệnh đề 2: cấm ra đường nếu k tiêm vaccine. "Cấm" đi kèm với mệnh lệnh hành chính, cưỡng chế và việc này vi phạm quyền cơ bản. Ví dụ: rào cửa nhà để cấm dân ra đường. Gần nhất là vụ 1 xã ở Thanh Hoá dùng biện pháp này và phải huỷ bỏ ngay lập tức.

Như vậy, việc có điều kiện sẽ đánh vô lợi ích cá nhân và đi kèm chế tài. Như dạng mua 1 món hàng nhưng với giá gấp đôi bình thường vậy đó. Bạn có quyền mua hoặc k mua chứ nhà nước k bắt bạn phải mua hay bắt bạn k được mua.

Trả lời

Mình nghĩ bạn muốn hỏi liên quan đến quản lý hành chính, chính sách của nhà nước?

Tạm bỏ qua các vấn đề liên quan đến cộng dụng của vaccine, theo mình, tiên vaccine là không bắt buộc, nhưng có điều kiện.
1. Về "quyền"
Quyền của cá nhân là hành vi thực hiện theo ý chí, nhận thức cá nhân và k bị cấm bởi pháp luật. Vì dựa trên ý chí, nhận thức nên cá nhân có thể làm, hoặc k làm. 
Chính vì vậy cơ quan nhà nước mới dùng từ "mời tiêm". Là mời nên bạn có quyền đến hoặc k đến. Hoặc như ở SG có thông báo: thông báo cho dân biết loại vaccine sẽ được tiêm, dân đồng ý mới tiêm.
Vì k phải là nghĩa vụ nên nhà nước, thời gian qua, đã k áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Ngoài ra, nếu có việc bắt buộc thì phải có quy định, cụ thể bằng văn bản. Nhưng hiện nay k có quy định nào như thế hay là cấm việc từ chối tiêm.

2. Có điều kiện

Tại sao mình nói là "k bắt buộc, nhưng kèm điều kiện". Đây là hướng xây dựng chính sách nhắm vào lợi ích. 

Lợi ích cũng là một dạng của quyền. Cá nhân có quyền nhận lợi ích hoặc k nhận. Lợi ích có thể bằng hình thái này hoặc hình thái khác và việc có lợi ích hay k có lợi ích k có ảnh hưởng đáng kể đến quyền của cá nhân.

Chính sách sẽ được xây dựng theo hướng trên. Đơn giản nhất, "điều kiện để được ra đường là tiêm đủ vaccine". Mệnh đề này khác với mệnh đề "cấm ra đường nếu k tiêm vaccine". Nhà nước sẽ k sử dụng mệnh đề 2. Mình sẽ giải thích đơn giản dưới đây.

Phân tích

mệnh đề 1: điều kiện để được ra đường là tiêm đủ vaccine. Vậy, k tiêm đủ vaccine mà ra đường thì sao? Thì bị phạt vì k đủ điều kiện. Bạn còn quyền ra đường nhưng sẽ phải chịu phạt. Bạn có thể lựa chọn việc chịu phạt để đc ra đường. Ví dụ gần nhất là chị gái Quận 4.

Mệnh đề 2: cấm ra đường nếu k tiêm vaccine. "Cấm" đi kèm với mệnh lệnh hành chính, cưỡng chế và việc này vi phạm quyền cơ bản. Ví dụ: rào cửa nhà để cấm dân ra đường. Gần nhất là vụ 1 xã ở Thanh Hoá dùng biện pháp này và phải huỷ bỏ ngay lập tức.

Như vậy, việc có điều kiện sẽ đánh vô lợi ích cá nhân và đi kèm chế tài. Như dạng mua 1 món hàng nhưng với giá gấp đôi bình thường vậy đó. Bạn có quyền mua hoặc k mua chứ nhà nước k bắt bạn phải mua hay bắt bạn k được mua.

Đây là bài viết hay nhứt và rõ ràng nhứt, Xin chia sẽ đến các bạn kể cả những bạn đã chích ngừa COVID. CẦN BIẾT VỀ COVID –19 VÀ VIỆC CHÍCH NGỪA COVID-19 Sáng hôm nay 25.02.2021, người phụ trách hội cao niên tại Worcester, Massachusetts cô Dung Phan đã mời dược sĩ Bill nói chuyện online qua phone và ipad, ông đã trả lời mọi câu hỏi đặt ra của bà con cao niên người Việt liên quan đến covid-19, vaccine chủng ngừa covid-19, và những thắc mắc của bà con liên quan đến việc chủng ngừa. Tôi cũng chỉ là người nghe online qua phone, nhưng nhờ trước 1975 có học qua khoa tốc ký của báo chí nên tôi đã ghi nhanh lại được bài nói chuyện này của dược sĩ Bill. Bây giờ ngồi viết lại chi tiết hầu quý bạn đọc, xin các bạn cứ mạnh dạn chia sẻ rộng rãi đến với người thân, cùng bạn bè khắp nơi trong cộng đồng người Việt mà không cần phải hỏi qua ý kiến của tôi. Chu Thụy Nguyên. 1) Trước tiên dược sĩ đã nhấn mạnh để chúng ta hiểu rõ về vaccine ngừa covid-19 lần này, so với các loại vaccine xưa kia mà chúng ta từng được chích ngừa như: chủng ngừa đậu mùa, uốn ván, lao phổi, phong đòn gánh… Tạm gọi những vaccine xưa đó là thuốc chủng ngừa truyền thống. Ở các thuốc chủng ngừa truyền thống đó phòng bào chế đã tạo ra bằng cách dùng chính con virus gây ra bệnh đó, làm cho nó suy yếu bớt đi, sau đó chích nó vào cơ thể con người. Cơ thể chúng ta luôn có sự đề kháng lại với bất cứ vật lạ nào, kể cả vi trùng lạ xâm nhập. Các kháng thể trong người chúng ta luôn giữ vai trò các chiến sĩ phòng thủ, mỗi khi thấy sinh vật lạ vào là các quân lính tinh nhuệ ấy sẽ bao vây và đánh nhau tơi bời với các sinh vật lạ ấy. Khi đó chúng ta có thể có phản ứng như: sốt, đau nhức…Và cuộc chiến ấy nhằm mục đích thao dợt trước cho các chiến sĩ đề kháng của chúng ta chiến đấu tốt để luôn sẵn sàng bảo vệ cơ thể chúng ta. Lỡ một mai, vi trùng các bệnh ấy xâm nhập thật vào cơ thể chúng ta, đội ngũ các chiến sĩ đã quen mặt quân địch rồi nên chúng sẽ kéo nhau ra bao vây và đập cho bọn vi trùng kia một trận tơi bời để bảo vệ cơ thể chúng ta. Nhưng với Covid-19 ngày nay thì khác, tầm sát hại của nó quá lớn và mạnh, vì vậy ngành dược không thể áp dụng phương thức truyền thống, tức là lấy virus covid làm yếu đi để chích vào cơ thể chúng ta được, vì như vậy sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó, vaccine chủng ngừa covid-19 lần này được các nhà bào chế áp dụng phương pháp mới có tên gọi là MRNA Vaccine. Vaccine ngừa covid-19 của Mỹ hiện nay do 2 hảng Pfizer và Moderna bào chế hiệu quả 95% đều là loại MRNA Vaccine. Với loại vaccine này các nhà bào chế không dùng virus covid-19 làm suy yếu đi, nhưng các nhà bào chế đã nghiên cứu thấy hình thù của con virus covid-19 có dạng của một tế bào có gai lởm chởm. Từ đó, các nhà bào chế đã chế tạo vaccine MRNA này. Khi tiêm loại vaccine này vào người, các tế bào trong cơ thể của chúng ta sẽ bao vây, nhai nuốt ngấu nghiến và ăn sạch các MRNA này, và ngay sau đó sẽ tạo ra một loại protein có gai lởm chởm giống y hình thù con Chinese virus covid-19. Và ở ngay mũi chích thứ nhứt, kháng thể trong cơ thể mình liền vùng lên chống lại những tế bào có gai đó. Đây chính là cuộc tập trận giả mà bia để bắn là hình thù y chang kẻ địch trong tương lai. Đến khi chích mũi thứ 2, lượng protein có gai càng nhiều hơn, quân lính kháng thể sẽ tha hồ đập tơi tả kẻ thù (giả). Và một ngày nào đó, nếu bạn chẳng may dính đúng covid-19 thứ thiệt. Khỏe re! Kháng thể sẽ lao ra nhận diện kẻ thù, ồ! Cũng toan là đám giặc có gai, chẳng mấy chốc đã nghe quân kháng thể đồng lòng hét thật to: - Bọn gai đây rồi! Chiến đấu thôi! Vậy là virus covid-19 thứ thiệt sẽ bị tiêu diệt chết như rạ thôi. Tóm lại, chích thuốc chủng ngừa covid -19 lần này là chích chất liệu sẽ tạo các tế bào hình gai giống cá tế bào covid-19 thật cho cơ thể của mình. Hiện nay, chúng ta nói công nghệ bào chế Vaccine MRNA này là mới, nhưng thật ra Mỹ đã tìm ra cách đây 15 năm trước nhưng bây giờ mới mang ra sữ dụng. Sau đây là những câu thắc mắc xoay quanh đề tài này và các giải đáp từ phía dược sĩ Bill. 2) Câu hỏi: - Người đã bị covid-19 rồi và đã khỏi bệnh có nên chích vaccine ngừa covid nữa không? - Đáp: - Chúng ta đã bị covid-19 và đã khỏi, nhưng không có gì bảo đảm là chúng ta không dính lại và nặng hơn. Do đó khi được chích vẫn nên chích ngừa. 3) Câu hỏi: - Nhiều người nghe nói hiện nay virus covid-19 đã biến thể sang loại virus mới, vậy có nên ngồi chờ khi nào có vaccine ngừa virus biến thể mới rồi hãy chích không? - Đáp: - Đó là kiểu ngồi chờ chết. Chúng ta vẫn phải chủng ngừa vaccine covid-19, còn biến thể của chúng khi nào có thuốc sẽ tính sau. 4) Câu hỏi: - Đã chích ngừa đủ 2 mũi vaccine rồi, có còn phải tối ngày đi ra đường cứ phải bịt cái mặt nạ quái quỷ nhột nhạt này và lo giữ khoảng cách nữa không? - Đáp: - Vaccine của Mỹ tuy đạt được độ bảo vệ đến 95%, nhưng ai dám nói 5% còn lại không bị nhiễm và không gây tử vong? Hơn nữa nhờ mình đã chích ngừa đủ 2 mũi rồi nên khi dính covid-19 lần nữa, mình sẽ không hề thấy rõ triệu chứng như ho sốt, mất vị giác… và khi đó chính mình sẽ ỷ y mình không hề bệnh, và sẽ đi lây lan cho bao nhiêu người khác mà mình không hề biết. 5) Câu hỏi: - Vấn đề dị ứng thuốc sau khi chích ra sao? - Đáp: - Có người không hề bị dị ứng gì cả, hôm sau ngày chích chỉ có cảm giác chỗ chích hơi nhức chút thôi. Cũng có người sau khi về nhà bị sốt, nhức minh mẩy… Sau khi được chích mũi thứ nhứt, nên ngồi lại đó khoảng 15 phút để nhân viên theo dõi xem mình có bị phản ứng gì nặng không. Với mũi chích thứ hai, bạn nên ngồi lại đó 30 phút. Trường hợp nếu bị khó thở, y tá có thể giúp chích thuốc để mở khí quản của bạn ra cho bạn dễ thở hơn. Nặng hơn nữa, họ sẽ gọi ambulance chở bạn đi cấp cứu. 6) Câu hỏi: - Có nên uống thuốc Tylenol hay các loại thuốc chữa đau nhức trước ở nhà trước khi đi chích vaccine không? - Đáp: Hoàn tòan không nên uống Tylenol hay thuốc đau nhức ở nhà trước khi đi tiêm vaccine cả 2 mũi. Lý do: Tylenol hoặc thuốc chống đau nhức uống giữa lúc cơ thể đang bình thường, nó sẽ cho cái lệnh lên não là cơ thể sẽ dịu lại trong khi ta chưa hề chích thuốc. Lát sau khi ta đi chích thì tác dụng của các thuốc đó chẳng giúp ích được gì. Bạn chỉ nên uống 2 viên Tylenol hay thuốc đau nhức sau khi chích vaccine, trở về nhà và thấy bị vật như hành sốt, đau nhức mình mẩy…Còn nếu cơ thể chỉ bị hơi đau chỗ chích thì khỏi uống Tylenol, 24 tiếng sau cảm giác đau đó sẽ tự hết. 7) Câu hỏi: - Thời gian để chích mũi thứ hai? - Đáp: Thông thường, ai chích mũi thứ nhứt của hảng Pfizer thì sau 3 tuần sẽ được chích mũi thứ hai. Ai chích mũi thứ nhứt của hảng Moderna thì sau 4 tuần mới chích mũi thứ hai. Thời hạn sớm nhất từ lần chích thứ nhứt đến thứ hai cở 18 hoặc 19 ngày là chấp nhận được. Thời hạn trễ nhất của mũi thuốc thứ hai cách mũi thứ nhứt là trong vòng 6 tuần mà thôi, nhưng người Mỹ vẫn có câu: -“ Better late than never “, do vậy chích mũi thứ hai trong vòng 6 tuần dễ được chấp nhận hơn chích sớm hơn quy định. 😎 Câu hỏi: - Một người mới tiếp xúc với người bị bệnh covid-19 có đi chích ngừa covid được không? - Đáp: Lúc đó virus covid-19 có thể đã có trong cơ thể mình rồi, do đó bạn phải về nhà cách ly 14 ngày xong mới đi chích ngừa. Nên nhớ: Vaccine là thuốc ngừa bệnh chứ không phải là thuốc trị bệnh covid-19. 9) Có người cho rằng sau khi đã dính bệnh covid-19 và đã khỏi rồi, như vậy là họ đã kháng được bệnh, vậy họ đâu cần đi chích ngừa. Đúng hay sai? - Đáp: Sai. Vì kháng thể trong chính con người của bạn từng giúp bạn chống bệnh covid-19 nó chỉ tồn tại trong cơ thể của bạn có 90 ngày, tức 3 tháng mà thôi. Do đó bạn vẫn cần chích vaccine để tiếp tục cung cấp kháng thể cho cơ thể của bạn. 10) Câu hỏi: - Thuốc chủng ngừa covid-19 này tương lai sẽ ra sao? - Đáp: Tuy hiện nay mọi việc đang còn quá mới, nhưng dược sĩ Bill tin rằng rồi đây chúng ta cũng sẽ được chủng ngừa covid-19 hàng năm, như chúng ta vẫn chích ngừa cúm mùa hàng năm vậy. 11) Câu hỏi: - Mũi thuốc thứ 2 ra sao? - Đáp: - Nếu ở mũi thứ nhứt ai bị dị ứng nhẹ thì mũi thứ hai này dị ứng có thể nặng hơn một chút. 12) Câu hỏi: - Dược sĩ nói không uống thuốc Tylenol hay thuốc đau nhức khác trước khi đi chích vaccine. Xin hỏi còn các thuốc trị bệnh hàng ngày như: huyết áp, tiểu đường, bao tử…có phải ngưng không? - Đáp: - Các thuốc trị bệnh khác vẫn uống bình thường. 13) Câu hỏi: Trước khi chích vaccine có cần test covid-19 không? - Đáp: - Trước khi đi chích vaccine nếu không tiếp xúc với ai bị bệnh covid-19 , và trong người mình không có triệu chứng của bệnh covid-19 thì không cần test, cứ đi chích vaccine. Hơn nữa, ở nơi chích thuốc y tá sẽ đo nhiệt độ cho từng người trước khi chích, nếu họ thấy ai trên 100 độ F họ sẽ mời về nhà cách ly và sẽ chích sau. Tin bên lề: - Có nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên mang kính, như kính cận, kính lão… nguy cơ mắc covid-19 giảm đi 30% do họ không đưa tay lên dụi mắt để bắt nhịp cầu cho virus vào cơ thể mình. Những người thường xuyên dùng mask (khẩu trang) cũng vậy, vì họ hạn chế bớt việc đưa tay lên gải mũi hay miệng. Hahaha… Rõ rồi nhe! Đừng nói tôi bị virus vì có cơn gió thật vô tình ngòai phố đã gởi con covid đến thăm tôi nhe! Mà phải hiểu do chính bạn dùng tay của mình, thật thân ái cầm tay kẻ thù ân cần mời dắt nó vào nhà mình cho nó đốt nhà mình nhe. Oh No! Always Wash Your Hands Please. Xin phổ biến tài liệu này rộng rãi để giúp mọi người.