Tiềm năng nông nghiệp của Củ hủ dừa

  1. Nông nghiệp

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/68697107351122078-1628342903.jpg

Củ hủ dừa, còn gọi là đọt dừa, cổ hũ dừa hoặc tàu hủ dừa (đối với người miền Tây Nam Bộ), đây chính là phần lõi non nằm trên ngọn thân của cây dừa.

Người dân phải chọn những cây dừa già, rồi trèo lên ngọn để đốn hết lớp lá, hoa dừa và quả dừa thì mới chặt lấy được phần đọt dừa.

Phần đọt dừa này sẽ được gọt bỏ đi lớp mo xơ bên ngoài, làm lộ ra phần trắng bên trong - gọi là củ hủ dừa. Củ hủ dừa có độ giòn cao và vị ngọt nhẹ.

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/cu-hu-dua-la-gi-cao-nhieu-kg-cach-bao-quan-cu-hu-dua-2-800x538-1628342851.jpg

Thông thường, người dân phải đốn một cây dừa mới có được một củ hủ dừa với trọng lượng trung bình từ 3 - 9kg. Sau khi loại bỏ lớp mo xơ bên ngoài, người ta thu hoạch được củ hủ dừa và thường phân thành 2 loại:

  • Phần ngọn (bẹ non): thường có độ giòn và vị ngọt nhẹ nên có thể được ăn sống ngoài việc chế biến thành món ăn.

  • Phần gốc: cũng có độ giòn và vị ngọt nhẹ (hoặc không tùy theo cảm nhận) nhưng sẽ tạo cảm giác mềm, mịn ở phần đầu lưỡi, đặc biệt là thoảng hương thơm của hoa dừa.

Ngoài ra, việc phân loại củ hủ dừa còn theo phương thức bảo quản là:

  • Củ hủ dừa tươi: là phần đọt dừa sau khi được gọt bỏ lớp mo xơ, rửa sạch với nước trước khi bảo quản hoặc chế biến.

  • Củ hủ dừa khô: được thái lát mỏng từ củ hủ dừa tươi và đem ngâm vào nước muối pha loãng hoặc nước giấm pha loãng, vớt ra rồi đem sấy khô ở nhiệt độ thích hợp trước khi bảo quản.

    Củ hũ dừa là phần trên của cây dừa, nằm sâu trong thân, bao gồm chồi non chưa nhú ra bên ngoài cuống lá, có màu trắng muốt. Một củ hũ dừa được bọc bên ngoài bởi những cái mo xơ, bên trong là phần trắng, non và ngọt nhất của củ hũ dừa.

    https://cdn.noron.vn/2021/08/07/871321915916758525-1628343032.jpg
Từ khóa: 

nông nghiệp