Tiềm năng kinh tế của Cây Tầm Vông, Nghề uốn tầm vông

  1. Nông nghiệp

  2. Thấu Ngành Hiểu Nghề

Tri Tôn là huyện miền núi của tỉnh An Giang vốn được thiên nhiên hào phóng ban tặng rất nhiều cây tầm vông, nhiều nhất là các xã Lương Phi, Núi Tô, An Tức, Cô Tô, thị trấn Ba Chúc… Đây là vùng nguyên liệu giúp cho hàng ngàn lao động vùng biên giới này có việc làm ổn định, đặc biệt là phụ nữ người dân tộc Chăm và Khmer.

Cây tầm vông, còn gọi là trúc Xiêm La, từng đi vào ca dao dân ca, đi vào ca khúc những năm kháng chiến, được nhiều người biết đến. Cây được dùng phổ biến trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bởi độ bền cao. Hỏi về nguồn gốc, nhiều người dân chuyên nghề uốn tầm vông tại huyện Tri Tôn nói nước đôi: Cái nghề nầy xuất phát từ tỉnh Tây Ninh và có tự bao giờ không biết...

https://cdn.noron.vn/2021/08/12/3558nghyuyntymvongytriton-cuocsongantoanvn1-1628756203.jpg

Tầm vông cao có khi trên 10 mét, phát triển theo chiều thẳng đứng, thân không gai nhọn như tre, trúc, khoảng cách giữa các đốt rất thưa. Tầm vông có độ bền rất cao, chế chế biến thành các sản phẩm tiểu thủ công nghệ, xây dựng lán trại, vật dụng trong gia đình. Những năm gần đây, sản phẩm cây tầm vông Tri Tôn còn xuất khẩu sang các nước lân cận như Campuchia và Lào.

https://cdn.noron.vn/2021/08/12/anh-4-2-1628756276.jpg

Dù không được đánh dấu, nhưng chỉ cần nhìn vào là người thợ biết cách đảo chiều tầm vông để tạo dáng thẳng, nhìn ngọn lửa và chiều thổi của gió mà uốn đều từ thân đến ngọn.

Người làm nghề giỏi chỉ nhìn cây tầm vông là biết phải uốn chiều nào cho “ngon” nhất, đỡ mất thời gian nhất. Cạnh đó người uốn còn phải biết điều tiết lửa trong chảo phù hợp với độ “già” của tầm vông. Lửa “áp” quá thì hư cây; lửa “non” quá thì mất nhiều thời gian uốn.

Từ khóa: 

nông nghiệp

,

thấu ngành hiểu nghề