Thuyết đa vũ trụ (Vũ trụ song song) - Thực tế hay chỉ là giả thuyết xa vời của khoa học?

  1. Khoa học

Khái niệm "đa vũ trụ" hay "vũ trụ song song" (paralllel universes) đã và đang được các nhà khoa học thực chứng tích cực nghiên cứu, bởi lẽ họ tin rằng ngoài kia thực sự tồn tại những vụ trụ khác gần giống với vũ trụ của chúng ta? Và rằng có nhiều hơn một cách giải thích cho khái niệm "vũ trụ song song" này?

https://cdn.noron.vn/2019/03/08/3c23fdecdc245227a94e7f9cf4e4570c.jpg

Nguồn: Gaia.

1. Nguồn gốc

Khái niệm "đa vũ trụ" hay "vũ trụ song song" đã được thai nghén bởi nhà vật lý người Mỹ Hugh Everett. Ông đã sử dụng lý thuyết đa thế giới (Many-worlds theory) của mình để giải thích sự hiện hữu của nhân loại, dựa trên nguyên lý chồng chập (Superposition) của các hạt (electron, neutron, photon, quark...) trong vật lý lượng tử, khi mà cùng một lúc các hạt này có thể tồn tại ở nhiều trạng thái và vị trí khác nhau trong không gian. Hugh đã đưa ra lý thuyết này vào năm 1954.

https://cdn.noron.vn/2019/03/08/b3dc421316abad538d9cd0a89bfd926d.jpg

Nhà vật lý người Mỹ Hugh Everett. Nguồn: Wikipedia.

2. Những cách giải thích khái niệm "vũ trụ song song"

Như mình đã đề cập, các nhà khoa học tin rằng có nhiều hơn một cách để giải thích khái niệm này. Thực tế là, họ đã đưa ra tổng cộng 5 cách giải thích như sau:

1) Vũ trụ của chúng ta "chứa" vô số các vũ trụ khác (Infinite Universes)

Vũ trụ mà chúng ta quan sát thấy được vốn rộng lớn vô biên. Trong khi đó, tầm mắt của con người và các dụng cụ quan sát của chúng ta là có giới hạn. Các nhà khoa học vì thế nhận định rằng: ai biết được nằm ngoài phạm vi quan sát vũ trụ của con người, chính là những "vũ trụ lân cận" (neighbor universes) khác? Có lẽ các vũ trụ lân cận này thực sự tồn tại đâu đó ngoài kia, chỉ là nằm ngoài tầm quan sát của chúng ta!?

https://cdn.noron.vn/2019/03/08/0bc19f552b40bffba227facdee329d0c.jpg

Các vũ trụ khác nằm ngoài tầm quan sát của chúng ta. Nguồn: mattbodnar.com

2) Bong bóng vũ trụ (Bubble Universes)

Một số nhà khoa học lại đưa ra giả thuyết rằng toàn bộ vũ trụ rộng lớn của chúng ta thực chất chỉ tồn tại trong một quả bong bóng khổng lồ nào đó. Và các vũ trụ khác tồn tại trong các bong bóng khổng lồ khác, được xếp đặt song song với bong bóng vũ trụ của chúng ta. Cùng với nhau, các bong bóng này tạo thành một "đa vũ trụ" (multiverse) rộng lớn vô tận. Đặc biệt, có vô số các bản sao khác của bạn đang tồn tại trong các bong bóng vũ trụ này. Các bản sao này không giống nhau, mà sẽ luôn sở hữu một vài sai lệch (ví dụ: về giới tính, tuổi tác, các trải nghiệm trong cuộc đời...).

https://cdn.noron.vn/2019/03/08/377b5664303da057719606944195e528.jpg

Các "bong bóng vũ trụ". Nguồn: fineartamerica.com

3) Các "vũ trụ con" (Daughter Universes)

Bạn đọc đừng lo lắng, khi mà cách giải thích thứ 3 này nghe có vẻ gần giống với cách giải thích đầu tiên. Đơn giản bởi vì chúng diễn tả 2 khái niệm rất khác nhau. Với cách giải thích thứ 3, các nhà khoa học nhận định rằng mỗi khi một con người đưa ra một quyết định nào đó, trong suốt cuộc đời của anh ta, thì một "vũ trụ con" tương ứng sẽ được tạo thành.

Ví dụ: bạn đang lưỡng lự giữa việc đi xem Captain Marvel hoặc nằm ngủ ở nhà vào cuối tuần này. Vào khoảnh khắc khi bạn đang lưỡng lự, ngay lập tức có 2 vũ trụ con hình thành: tại vũ trụ con thứ 1, bạn lựa chọn đi xem phim; và tại vũ trụ thứ 2, bạn quyết định ở nhà nằm ngủ. Sau khi đã ra quyết định (giả sử: đi xem phim), bạn sẽ tiến nhập vào vũ trụ con tương ứng (vũ trụ 1) nơi mà các sự kiện diễn ra dựa theo quyết định đó của bạn.

Con người chúng ta được ước tính là đưa ra đến hàng nghìn quyết định lớn nhỏ mỗi ngày. Như vậy, bạn đọc có thể tưởng tượng rằng số lượng vũ trụ con mà chúng ta "tạo ra" & tiến nhập vào là một con số lớn không tưởng!

https://cdn.noron.vn/2019/03/08/f22a78b0dc16544709dbdf979c38e509.jpg

Chúng ta "tiến nhập" vào các vũ trụ khác dựa trên những quyết định của mình. Nguồn: Learning Mind.

4) Các vũ trụ với những quy luật vật lý trái ngược (Mathematical Universes)

Các nhà khoa học cho rằng những hằng số toán học & các hiện tượng vật lý mà chúng ta vẫn coi là hiển nhiên trong vũ trụ hiện tại của mình...đều có thể mang bản chất khác hẳn trong các vũ trụ khác.

Một trong những người ủng hộ cách giải thích này là một kĩ sư người Mỹ được gọi là "Paul", sinh sống tại khu vực New Jersey & được cho là đã từng bị người ngoài hành tinh (ET) bắt cóc.

Ông kể lại rằng, trong quá trình tương tác, các ET đã nói với ông rằng vũ trụ mà con người đang sống trong thực chất chỉ là 1 trong số 10 vũ trụ khác nhau, được chia thành 5 cặp (mỗi cặp 2 vũ trụ).

Theo đó, vũ trụ của con người chúng ta được vận hành bởi entropy & có tiến trình thời gian theo chiều kim đồng hồ (mọi vật thất thoát năng lượng dần dần và chết đi, "già" đi). Trong khi đó, vũ trụ cùng cặp với chúng ta (tạm gọi là "vũ trụ số 2") được vận hành bởi phản entropy (negentropy), với vector thời gian ngược chiều kim đồng hồ.

https://cdn.noron.vn/2019/03/08/f7811ecde71fc0aecaf51f4aeb663345.jpg

Các vũ trụ khác có lẽ có nguyên lý vận hành khác hẳn với vũ trụ của chúng ta. Nguồn: blogspot.com

Mọi vật trong vũ trụ số 2 có tiến trình từ hỗn độn đến trật tự, từ diệt trở thành sinh, từ già nua thành trẻ trung. Vũ trụ của chúng ta (số 1) & vũ trụ số 2 được kết nối với nhau bởi một đường hầm.

Khi chúng ta chết đi, linh hồn ta sẽ di chuyển từ vũ trụ 1 sang vũ trụ 2 qua đường hầm này. Các cơ thể trong tình trạng già nua hoặc đã bị hủy hoại tại vũ trụ số 1, khi đi qua vũ trụ số 2, cũng sẽ "hồi sinh", trở nên trẻ trung, khỏe mạnh...Tại vũ trụ số 2, không gian vũ trụ có màu trắng sáng (thay vì màu đen như ở vũ trụ của chúng ta), proton mang điện tích âm & electron mang điện tích dương...

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các thông tin khác tại clip gốc dưới đây, của nữ nhà báo Linda Moultan Howe (chuyên phụ trách các phóng sự tình báo quân sự, ET...). Câu chuyện của ông Paul bắt đầu từ 1:19:08.

Nguồn: YouTube.

5) Các vũ trụ song song (Parallel Universes)

Cách giải thích cuối cùng, cũng là cách giải thích mà phần đông chúng ta thường được nghe nói tới, chính là việc có vô số các vũ trụ khác cùng tồn tại song song với chúng ta, trong một không gian cao tầng (hyperspace) nào đó mà giới khoa học vẫn chưa phát hiện ra.

Cách giải thích này có lẽ gần giống với cách giải thích thứ 2, chỉ với một khác biệt chính: thay vì tồn tại trong dạng các bong bóng, các vũ trụ có lẽ được xếp đặt song song với nhau trong cùng một không gian cao tầng nào đó.

Bạn đọc có thể tưởng tượng về một quyển sách với vô số trang giấy & mỗi vũ trụ (bao gồm vũ trụ của con người chúng ta) chính là một trong những trang giấy đó. Những trang giấy này được xếp đặt "song song" với nhau, trong cùng một quyển sách mang tên "đa vũ trụ".

https://cdn.noron.vn/2019/03/08/a4b40b4815c410aa8f46c2f48d90827d.jpg

Nguồn: Spillwords.

"Vũ trụ song song" có đáng quan tâm không?

Một đại bộ phận con người, cả giới khoa học lẫn giới bình dân, cho rằng việc nghiên cứu các vũ trụ song song là vô bổ, tốn kém thời gian & công sức, bởi lẽ nó quá viển vông, xa vời & không mang lại được bất cứ giá trị hữu hình nào.

Tuy nhiên, nhận định trên có thực sự đúng, khi mà các nhà khoa học hiện nay đã dần phải công nhận sự tồn tại của những vũ trụ song song này, qua rất nhiều thí nghiệm mà họ đã thực hiện? Bạn đọc có thể tham khảo vấn đề này qua clip dưới đây:

Nguồn: YouTube.

Trong clip trên, ông Geordie Rose, CEO của D-Wave Systems, một công ty chuyên nghiên cứu & phát triển tin học lượng tử (quantum computation) cho biết các nhà nghiên cứu của công ty ông đã có những thành công đầu tiên trong việc xử lý & khai thác các nguồn dữ liệu (data) từ các "thế giới khác" ("...those other worlds...", 1:37).

Như vậy, vũ trụ song song rõ ràng không phải là một vấn đề viển vông & hoang đường. Dữ liệu từ những vũ trụ song song này đã được phát hiện & khai thác! Nếu được đầu tư nghiên cứu triệt để, chúng có thể giúp thúc đẩy tiến độ phát triển của nền khoa học hiện đại, cụ thể là lĩnh vực vật lý & tin học, thậm chí giúp giải thích chính xác hơn bản chất của sự tồn tại, của thế giới mà chúng ta đang sống trong.

Theo bạn thì phát hiện về vũ trụ song song có thể giúp ích như thế nào cho nền khoa học? Bạn có tò mò được gặp các phiên bản khác của chính bạn tại các vũ trụ song song không?

Nguồn:

Hooper, R. (2014): Hugh Everett: the man who gave us the multiverse (newscientist.com).

Howell, E. (2018): Parallel universes: theories & evidence (space.com).

Siegel, E. (2018): What is (and isn't) scientific about the multiverse (forbes.com).

Siegel, E. (2018): Yes, the multiverse is real, but it won't fix physics (medium.com).

Từ khóa: 

vũ trụ song song

,

parallel universes

,

đa vũ trụ

,

multiverse

,

vật lý lượng tử

,

khoa học

Cái 2 nghe giống bên Rick and Morty với mỗi vũ trụ lại tồn tại 1 rick và 1 morty khác nhau về cơ bản đó vẫn là rick and morty nhưng thực tế đó lại ko phải vì mỗi rick và mỗi morty lại có 1 quá khứ khác nhau. Vậy nên các morty và các rick sẽ có những morty và rick giống và khác nhau ví dụ như 1 vũ trụ có morty là con người lai thằn lằn, ở 1 vũ trụ khác morty lại là 1 con châu chấu,... các rick cũng tương tự

Trả lời

Cái 2 nghe giống bên Rick and Morty với mỗi vũ trụ lại tồn tại 1 rick và 1 morty khác nhau về cơ bản đó vẫn là rick and morty nhưng thực tế đó lại ko phải vì mỗi rick và mỗi morty lại có 1 quá khứ khác nhau. Vậy nên các morty và các rick sẽ có những morty và rick giống và khác nhau ví dụ như 1 vũ trụ có morty là con người lai thằn lằn, ở 1 vũ trụ khác morty lại là 1 con châu chấu,... các rick cũng tương tự

Vì cũng chưa hiểu lắm về lý thuyết dây nên cũng k dám bàn về đề tài này. Nhưng thực sự thì thấy tin tưởng vào thuyết số 4 hơn. Các vũ trụ khác không có lý do gì mà phải giống vũ trụ này.
Ngoài ra thuyết số 1 là thấy khả thi và dễ hình dung nhất, có thể có rất nhiều big bang hoặc điểm bắt đầu lạm phát vũ trụ, mà chúng cách xa nhau hàng trăm tỷ năm ánh sáng, thì ánh sáng không kịp truyền tới chúng ta để quan sát, nhưng lại có thể hút lẫn nhau để tạo ra hiệu ứng giãn nở ngày càng nhanh của 1 vũ trụ.
Bạn có thể nói thêm về Lý thuyết đa thế giới không?

nào giờ mình mới thấy người tài giỏi như thế này

Thì hồi mà chưa có máy bay, người ta ngỡ rằng bay lên trời chỉ là chuyện thần thoại 

Điều gì chưa chứng minh được và chỉ là giả thuyết thì ta tạm tin nó là không có thực. 

Để hiểu được về vũ trụ và đa vũ trụ thì tâm trí nhận thức cần phải phát triển lên những chiều kích cao hơn (đạo sư, thánh, phật,...). Còn người bình thường thì hầu hết không thể hiểu, tưởng tượng nổi và chứng nghiệm chính xác điều gì về vũ trụ.

"vũ trụ là 1 điểm sáng trong tâm trí Thượng đế và nằm trong 1 điểm sáng lớn hơn của tâm trí thượng đế (Đấng sáng tạo),....", các vũ trụ liên tục được sáng tạo và hủy diệt trong đa vũ trụ. Đa vũ trụ có hàng trăm ngàn vũ trụ, và cũng lại nằm trong 1 điểm sáng tâm trí thượng đế. Cứ như vậy là vô cùng tận. Giống như câu chuyện về cái hộp, luôn có 1 cái hộp lớn hơn bao học lấy nó,...

Trình độ khoa học bây giờ chưa thể có cái nhìn định hình tổng quát về hầu hết vũ trụ, như sự ra đời, nguồn gốc, lai lịch, chắc tôi đợi luân hồi vài trăm kiếp nữa thôi, toàn tưởng tượng, hình dung mông lung.
Vì cũng chưa hiểu lắm về lý thuyết dây nên cũng k dám bàn về đề tài này. Nhưng thực sự thì thấy tin tưởng vào thuyết số 4 hơn. Các vũ trụ khác không có lý do gì mà phải giống vũ trụ này.
Ngoài ra thuyết số 1 là thấy khả thi và dễ hình dung nhất, có thểcó rất nhiều big bang hoặc điểm bắt đầu lạm phát vũ trụ, mà chúng cách xa nhau hàng trăm tỷ năm ánh sáng, thì ánh sáng không kịp truyền tới chúng ta để quan sát, nhưng lại có thể hút lẫn nhau để tạo ra hiệu ứng giãn nở ngày càng nhanh của 1 vũ trụ.