Thương vụ mua lại Lazada của Alibaba có phải là một sai lầm?

  1. Marketing

  2. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  3. Xã hội

Vào năm 2016, Alibaba đã chi 1 tỷ USD để mua cổ phần Lazada. Trong thương vụ này, Alibaba đã tiến hành thỏa thuận với một số cổ đông nhất định của Lazada, cho phép Alibaba quyền được mua và các cổ đông quyền được bán cổ phần còn lại của họ ở Lazada với mức giá trị trường trong 12 - 18 tháng sau khi giao dịch hoàn thành. Đến 2017, hãng rót thêm 1 tỷ USD nữa để nâng mức cổ phần nắm giữ trong Lazada lên 83%. SAU HƠN 4 NĂM, LAZADA ĐÃ BỊ MẤT THỊ PHẦN Ở NHỮNG THỊ TRƯỜNG CHÍNH, BỊ SOÁN NGÔI BỞI SHOPEE.

Từ khóa: 

marketing

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

xã hội

Mình chẳng bao giờ dùng Lazada í không biết có phải do dùng Shopee quen rồi không mà sang Lazada khó dùng xỉu, thấy có nhiều mã cũng ngựa ngựa vào đặt thử mà cứ cồng kềnh sao í:>
Trả lời
Mình chẳng bao giờ dùng Lazada í không biết có phải do dùng Shopee quen rồi không mà sang Lazada khó dùng xỉu, thấy có nhiều mã cũng ngựa ngựa vào đặt thử mà cứ cồng kềnh sao í:>
  • Alibaba là ông lớn, họ mua Lazada đều suy tính, cân nhắc kỹ lưỡng. Nhằm thể hiện tham vọng của Alibaba là chinh phục thị trường ĐNA. Bề mặt, các thông tin trên internet đều đề cập "SAU HƠN 4 NĂM, LAZADA ĐÃ BỊ MẤT THỊ PHẦN Ở NHỮNG THỊ TRƯỜNG CHÍNH, BỊ SOÁN NGÔI BỞI SHOPEE".
  • Tuy nhiên, khi nhìn khía cạnh khác sẽ thấy, chưa chắc Alibaba mua Lazada là sai lầm, Shoppe chiếm ngôi đầu bảng, dù vậy Lazada sàn lớn thứ 2, vs lại Shoope chiếm ngôi vị thứ nhất, nhưng họ giữ trong bao lâu. Họ có thể mất bất cứ lúc nào.
  • Ngoài ra, hiện tại các công ty sàn đều lỗ, đều đó nói lên rằng các nhà đầu tư đang kỳ vọng lớn, nên họ bơm nhiều tiền để đầu tư chịu lỗ, thằng nào chịu lỗ bền bỉ lâu dài cho đến khi đối thủ không thể gánh lỗ quá lâu thì sẽ out, Shoppe cũng đã không thể gồng nổi lỗ ở thị trường Ấn Độ nên đã rút khỏi.
  • Thực tế, còn vụ trong mùa dịch thì Lazada đã vượt trội khâu vận chuyển dễ dàng hơn, còn Shoppe rất ức chế vận chuyển bị gặp nhiều vấn đề, gây bức xúc khách hàng. Giờ gặp vài vấn đề về chính sách hoàn trả cho người bán, cũng gây nhiều bức xúc.
  • Đây là cuộc chơi của mấy ông lớn, vì thế mấy ông lớn nhìn thấy cơ hội thì việc họ tính toán rõ ràng là đều đã có trong kế hoạch, vì họ không muốn bỏ lỡ món mồi béo bở. Nếu Lazada thất bại thì Alibaba cũng đâu chết, mà Lazada chết thôi, Alibaba giàu mà.

Vĩ Content - Sứ Giả Content

👉Nhớ cho mình xin follow nha. Thank 😁

Theo mình nhớ thì đối thủ tiềm năng nhất của Alibaba hồi 2016 là Sea (với sàn TMĐT Shopee). Lúc đấy Shopee khá còn "non trẻ" nên k được coi là mối đe dọa, còn Lazada vẫn giữ nền tảng TMĐT lớn nhất khu vực. Nếu để nói ở thời điểm đó thì đây là bước đi hoàn toàn phù hợp cho Alibaba khi muốn bước chân vào hành trình chinh phục ĐNA.

Bên lazada phí giao hàng cắt cổ:V

KHÔNG PHẢI SAI LẦM. Vì sao mà tôi khẳng định được như vậy?

Thứ nhất, Lazada hoàn toàn hiểu được mức độ khó khăn trong việc phát triển TMĐT ở thị trường ĐNA. Ở nhiều nơi kém phát triển, tốc độ kết nối internet còn kém, mỗi quốc gia cũng có ngôn ngữ, văn hóa, thuế, thiết lập logistic khác nhau...

Thứ hai, cơ sở hạ tầng ở ĐNA còn kém khiến việc vận chuyển hàng hóa trở nên tốn thời gian và chi phí => Lazada cần nhà đầu tư lớn để giúp chuyển mình.

Thứ ba, Lazada cần sự hỗ trợ về vốn cũng như kinh nghiệm từ "ông lớn" có thâm niên trong lĩnh vực TMĐT là Alibaba để giúp vững chỗ đứng trên thị trường này.

Thứ 4, về phía Alibaba, nếu muốn gây dựng 1 mô hình như Lazada tại thị trường ĐNA thì Alibaba phải mất hàng tỷ USD mà chưa chắc đã đánh bại được các đối thủ mạnh khác. => đổ vốn vào Lazada, Alibaba sẽ tiếp cận thị trường mới màu mỡ hơn.

nên nhìn vào bức tranh tổng thể của Aibaba ở thị trường Việt Nam hơn là chỉ nhìn vào Lazada. hiện nay, các sàn tmđt lớn ở VN được phân chia thành: Shopee, Tiki (Tencent), Lazada (Alibaba); trong đó công ty sở hữu Shopee là SEA (cty con của Tencent) mua lại cổ phần của GHTK để nắm thị phần vận tải lớn ở VN, còn Alibaba thông qua Ficus (cổ đông chính của Scommerce sở hữu GHN - Ahamove) đã nắm được thị trường vận tải ở VN bằng GHN và Ahamove. ngoài ra J&T express là một hãng vận tải lớn cũng thuộc hạng mục đầu tư của Tencent đã vào VN và hoạt động khá hiệu quả. Alibaba đáp trả bằng sự gia nhập thị trường VN của Best express.
nói tới đây thì các bạn sẽ hiểu vì sao các sàn tmđt bây giờ có nhiều mặt hàng được ship từ nước ngoài mà giá cước còn rẻ hơn ship nội địa chưa ạ?
nên việc mua lại và sát nhập là thường tình thôi, có thể trong ngắn hạn có lỗ có lãi, nhưng dài hạn thì chưa chắc nhé, chỉ cần nắm được 1 khâu trong chuỗi cung ứng của tmđt là đủ khiến gió đảo chiều.
Hiện tại Lazada vẫn đang làm khá tốt vs có vẻ bền vững hơn Shopee. Lazada có chính sách đánh giá gian hàng ổn hơn Shopee đó bạn ạ.

Theo mình tìm hiểu thì tại Indo - thị trường lớn nhất khu vực, Lazada chỉ xếp thứ 4 trong danh sách những công ty TMĐT lớn nhất, sau cả Shopee, Tokopedia và Bukalapak.

Ngay cả ở Việt Nam thì mình cũng thường vào Shopee mua sắm hơn là lựa chọn Lazada. Chả cần tính xa xôi mình thấy giao diện Lazada nó cứ khó dùng ấy :))

K biết ai như mình không chứ mình ngược lại với các bạn cmt bên trên :)) Mình cực thích dùng Lazada, lúc đầu k quen thật nhưng về sau thì lại thấy dễ. Giá ở Shopee đắt cắt cổ luôn :)) mà voucher mỗi lần săn chưa đc 1p đã bay sạch.

Tại sao thương vụ này lại là sai lầm được nhỉ? Bảng xếp hạng này nói lên tất cả này.

https://cdn.noron.vn/2022/01/05/2712401152858846135638496674882456716410093n-1641318075.jpg