Thường suy nghĩ về cái chết thì phải làm sao
tâm lý học
Úi, sao một câu hỏi quan trọng như thế này mà ít người vào trả lời thế nhỉ?
Chào bạn, mình không phải chuyên gia tâm lý học, nhưng cũng từng trải qua giai đoạn bất lực trong cuộc sống và may mắn mình đã thoát ra khỏi nó (chuyện xảy ra hồi mình là sinh viên) nên mình có chút thấu cảm với trường hợp này của bạn. Trước tiên, cho mình ôm bạn một cái ôm chia sẻ nhé!
Theo như những gì bạn chia sẻ thì đúng là bạn đã và đang có biểu hiện của trầm cảm rồi đấy. Song mình nghĩ, nó mới chỉ ở mức độ nhẹ thôi, vì bạn đã có thể viết ra đây, chứng tỏ bạn vẫn đủ tỉnh táo để nhận thức được vấn đề của mình.
Mình xin đưa ra 1 số cách làm mà bản thân mình đã áp dụng và có hiệu quả nhé.
Trước tiên, mỗi ngày mình dành ra 5-10 phút vào sáng sớm hoặc buổi tối (tuỳ theo hoàn cảnh) để không làm gì cả. Mình sẽ chọn nơi yên tĩnh, ko mang theo điện thoại, cũng ko để chuông điện thoại luôn. Mình ngồi yên tĩnh ở đó, không nghĩ gì cả, cũng không đưa vào đầu bất cứ thông tin gì, kệ nó...chỉ im lặng hít thở thư giãn thôi. Mình làm thế để kết nối lại với chính mình.
Bước thứ 2: nhận diện nỗi sợ, áp lực
Mình sẽ thẳng thắn đối diện với chính mình, lấy tờ giấy viết ra nỗi sợ hoặc áp lực của bản thân mình trong giai đoạn này là gì? Sau đó thử gạch ra một vài phương án giải quyết. Cái nào không có phương án thì kệ nó, để đấy hôm sau tính tiếp.
Bước thứ 3: Không dùng mạng xã hội.
ngừng xem các video khoe khoang sự giàu có, ngừng đưa vào đầu các thông tin vô bổ như xem TIKTOK, lướt Facebook, đọc báo về các vụ án tiêu cực...bỏ hết nhé (mình đã gỡ facebook từ 3 năm nay rồi và ko có ý định cài trở lại)
Việc thoát khỏi mxh giúp mình ko bị so sánh, cũng ko bị mấy thứ cảm xúc tiêu cực như tức giận, tủi thân....gì gì đó nữa.
Bước thứ 4: Trải lòng
Chọn 1 người bạn hoặc người thân có suy nghĩ tích cực để mở lòng, chia sẻ với họ về khó khăn của mình, nhờ họ chia sẻ dưới góc nhìn của họ xem vấn đề này nên làm gì.
Nếu không có ai, thì lên mạng chia sẻ, sẽ có người giúp bạn.
Bước thứ 5: Hiểu đúng giá trị của bản thân mình. Ngừng so sánh với tất cả mọi người.
Đây là bước khó thực hiện nhất, nhưng lại có giá trị nhất. Bạn sẽ thực sự cảm thấy hạnh phúc với tất cả mọi thứ trên cuộc đời này khi và chỉ khi bạn hiểu đúng giá trị của bản thân mình. Bạn hãy thử hỏi xem bạn sinh ra trên cuộc đời này để làm gì? Bạn đã làm được những điều gì có ý nghĩa cho chính mình và ai đó chưa? Dù nhỏ cũng được. Hãy ghi những thứ đó ra và nhớ thật kỹ: Đó mới chính là giá trị của bạn đấy.
Xin lỗi vì viết hơi dài, nhưng mình thật sự rất "đồng cảm" với tất cả những ai đã và đang bị bế tắc trong chính cuộc đời mình. Nên thật lòng mong muốn bạn hãy tìm cách kết nối lại chính mình và vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Còn nếu bạn rơi vào trường hợp phụ nữ sau sinh nhé, thì mình nghĩ bạn nên tìm bác sĩ. Trước mình có cô bạn bị trầm cảm sau sinh do thiếu hụt nội tiết tố, gặp bác sĩ họ kê thuốc cho uống một thời gian là hết thui à.
Chúc bạn sớm tìm lại năng lượng tích cực và sống hạnh phúc!
Học Viết Cùng Nga
Úi, sao một câu hỏi quan trọng như thế này mà ít người vào trả lời thế nhỉ?
Chào bạn, mình không phải chuyên gia tâm lý học, nhưng cũng từng trải qua giai đoạn bất lực trong cuộc sống và may mắn mình đã thoát ra khỏi nó (chuyện xảy ra hồi mình là sinh viên) nên mình có chút thấu cảm với trường hợp này của bạn. Trước tiên, cho mình ôm bạn một cái ôm chia sẻ nhé!
Theo như những gì bạn chia sẻ thì đúng là bạn đã và đang có biểu hiện của trầm cảm rồi đấy. Song mình nghĩ, nó mới chỉ ở mức độ nhẹ thôi, vì bạn đã có thể viết ra đây, chứng tỏ bạn vẫn đủ tỉnh táo để nhận thức được vấn đề của mình.
Mình xin đưa ra 1 số cách làm mà bản thân mình đã áp dụng và có hiệu quả nhé.
Trước tiên, mỗi ngày mình dành ra 5-10 phút vào sáng sớm hoặc buổi tối (tuỳ theo hoàn cảnh) để không làm gì cả. Mình sẽ chọn nơi yên tĩnh, ko mang theo điện thoại, cũng ko để chuông điện thoại luôn. Mình ngồi yên tĩnh ở đó, không nghĩ gì cả, cũng không đưa vào đầu bất cứ thông tin gì, kệ nó...chỉ im lặng hít thở thư giãn thôi. Mình làm thế để kết nối lại với chính mình.
Bước thứ 2: nhận diện nỗi sợ, áp lực
Mình sẽ thẳng thắn đối diện với chính mình, lấy tờ giấy viết ra nỗi sợ hoặc áp lực của bản thân mình trong giai đoạn này là gì? Sau đó thử gạch ra một vài phương án giải quyết. Cái nào không có phương án thì kệ nó, để đấy hôm sau tính tiếp.
Bước thứ 3: Không dùng mạng xã hội.
ngừng xem các video khoe khoang sự giàu có, ngừng đưa vào đầu các thông tin vô bổ như xem TIKTOK, lướt Facebook, đọc báo về các vụ án tiêu cực...bỏ hết nhé (mình đã gỡ facebook từ 3 năm nay rồi và ko có ý định cài trở lại)
Việc thoát khỏi mxh giúp mình ko bị so sánh, cũng ko bị mấy thứ cảm xúc tiêu cực như tức giận, tủi thân....gì gì đó nữa.
Bước thứ 4: Trải lòng
Chọn 1 người bạn hoặc người thân có suy nghĩ tích cực để mở lòng, chia sẻ với họ về khó khăn của mình, nhờ họ chia sẻ dưới góc nhìn của họ xem vấn đề này nên làm gì.
Nếu không có ai, thì lên mạng chia sẻ, sẽ có người giúp bạn.
Bước thứ 5: Hiểu đúng giá trị của bản thân mình. Ngừng so sánh với tất cả mọi người.
Đây là bước khó thực hiện nhất, nhưng lại có giá trị nhất. Bạn sẽ thực sự cảm thấy hạnh phúc với tất cả mọi thứ trên cuộc đời này khi và chỉ khi bạn hiểu đúng giá trị của bản thân mình. Bạn hãy thử hỏi xem bạn sinh ra trên cuộc đời này để làm gì? Bạn đã làm được những điều gì có ý nghĩa cho chính mình và ai đó chưa? Dù nhỏ cũng được. Hãy ghi những thứ đó ra và nhớ thật kỹ: Đó mới chính là giá trị của bạn đấy.
Xin lỗi vì viết hơi dài, nhưng mình thật sự rất "đồng cảm" với tất cả những ai đã và đang bị bế tắc trong chính cuộc đời mình. Nên thật lòng mong muốn bạn hãy tìm cách kết nối lại chính mình và vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Còn nếu bạn rơi vào trường hợp phụ nữ sau sinh nhé, thì mình nghĩ bạn nên tìm bác sĩ. Trước mình có cô bạn bị trầm cảm sau sinh do thiếu hụt nội tiết tố, gặp bác sĩ họ kê thuốc cho uống một thời gian là hết thui à.
Chúc bạn sớm tìm lại năng lượng tích cực và sống hạnh phúc!
Scarlet Innocence